Ninh Bình: Tăng cường công tác phòng chống cháy rừng mùa cao điểm
Thời điểm đầu tháng 6 được đánh giá là cao điểm dễ xảy ra cháy rừng. Đặc biệt là trong những ngày nắng nóng vừa qua.
Nhiều diện tích rừng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã được cơ quan chức năng xác định là có nguy cơ cháy cao. Do vậy các địa phương, đơn vị, chủ rừng trong tỉnh Ninh Bình đã chủ động triển khai tăng cường công tác ứng phó với phương châm phòng cháy là chính, chữa cháy kịp thời.
Ninh Bình có tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 30.253,42 ha, trong đó, diện tích có rừng 26.742,38 ha. Diện tích rừng phân bố trên vùng núi đá, gò đồi và rừng ngập mặn ven biển Kim Sơn. Rừng Ninh Bình chủ yếu nằm trên địa bàn các huyện Nho Quan, Yên Mô, Gia Viễn, Hoa Lư và thành phố Tam Điệp.
Diện tích rừng trồng tập trung ở huyện Nho Quan, Hoa Lư, thành phố Tam Điệp, với các cây trồng chủ yếu là Thống nhựa, Keo, Bạch đàn… Hàng năm, sau những đợt khô hanh vào mùa đông và nắng nóng kéo dài vào mùa hè, nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao, nhất là rừng trên núi đá vôi huyện Hoa Lư – Gia Viễn thuộc quần thể danh thắng Tràng An.
Công tác cứu hộ khi xảy ra cháy rừng – Ảnh minh hoạ
Theo số liệu tổng hợp, từ năm 2010 đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 55 vụ cháy rừng gây thiệt hại, ảnh hưởng đến 20,47 ha rừng, ngoài ra gây rất nhiều thiệt hại về kinh tế và xã hội, hủy hoại môi trường, phá vỡ cảnh quan du lịch, hủy diệt thực vật, động vật và vi sinh vật rừng…Đã có nhiều diện tích rừng núi đá bị cháy là rừng tự nhiên nên muốn phục hồi lại rừng phải mất nhiều năm mới phục hồi lại được. Trước thực tế đó, tỉnh Ninh Bình đã triển khai nhiều giải pháp phòng, chống cháy rừng, nhất là những vùng trọng điểm có nguy cơ cao xảy ra cháy rừng.
Video đang HOT
Các vùng được xác định là trọng điểm cháy rừng trên địa bàn tỉnh gồm 20 xã, trên địa bàn 05 huyện, thành phố, cụ thể: Huyện Hoa Lư: Tổng diện tích đất có rừng toàn huyện là 2.719,57 ha trong đó, rừng tự nhiên là 2.708,3 ha phân bố tập trung ở rừng núi đá và 11,27 ha rừng trồng. Vật liệu cháy trên rừng núi đá từ 2 – 4 tấn/ha. Vùng trọng điểm cháy gồm 02 xã: Ninh Hải, Trường Yên;
Huyện Gia Viễn với tổng diện tích đất có rừng toàn huyện là 3.274,66 ha trong đó rừng tự nhiên là 2.991,81 ha, rừng trồng là 282,85 ha. Khối lượng vật liệu cháy từ 2 – 5 tấn/ha. Vùng trọng điểm cháy gồm 05 xã: Gia Hòa, Gia Vân, Gia Thanh, Gia Hưng, Gia Sinh;
Huyện Nho Quan có tổng diện tích rừng trên 16 nghìn ha, gồm rừng tự nhiên trên 13 nghìn ha. Khối lượng vật liệu cháy lớn từ 10-14 tấn/ha. Vùng trọng điểm cháy gồm 8 xã Xích Thổ, Thạch Bình, Cúc Phương, Kỳ Phú, Phú Long, Quảng Lạc, Quỳnh Lưu, Sơn Lai.
Thanh Hoá: Tăng cường các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng
Nghệ An: Triệu tập người phụ nữ liên quan đến vụ cháy rừng
Thành phố Tam Điệp có tổng diện tích đất rừng hơn 2.600 ha, chủ yếu là rừng thông trồng và rừng núi đá nên nguồn vật liệu cháy rất lớn bình quân từ 5-10 tấn/ha. Vùng trọng điểm cháy bao gồm 4 xã, phường Đông Sơn, Yên Sơn, Quang Sơn và Nam Sơn;
Huyện Yên Mô có tổng diện tích đất rừng là hơn 1.600 ha. Khối lượng vật liệu cháy từ 3-6 tấn/ha. Vùng cháy trọng điểm là xã Yên Đồng.
Để hạn chế mức thấp nhất các vụ cháy rừng có thể xẩy ra, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Ninh Bình Nguyễn Văn Dương cho biết: Chi cục Kiểm lâm đã đề ra một số giải pháp, trong đó chủ động cập nhật thông tin cảnh báo, dự báo cấp cháy rừng để thông báo đến chủ rừng, tổ chức, hộ gia đình và nhân dân có hoạt động về lâm nghiệp chủ động trong công tác phòng cháy và chữa cháy rừng…Đồng thời khai thác sử dụng phần mềm cảnh báo sớm nguy cơ cháy rừng, mất rừng từ ảnh vệ tinh theo thời gian thực hiện và ứng dụng phần mềm trên điện thoại di động để phát hiện sớm các điểm cháy rừng và kết hợp kiểm tra thực địa”.
“Cùng với đó, Chi cục sẽ chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, kết hợp tuyên truyền tới cộng đồng dân cư, các chủ rừng quy định về PCCC rừng tại các khu rừng trọng điểm, có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao. Tiếp tục thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các lực lượng Công an, Quân đội, Kiểm lâm và các đơn vị có liên quan trong công tác bảo vệ rừng; sẵn sàng lực lượng, phương tiện chi viện chữa cháy rừng khi được huy động” – ông Nguyễn Văn Dương nhấn mạnh .
Sẵn sàng ứng phó, không để xảy ra cháy lớn
Khu vực Nam Bộ đang ở giai đoạn mùa khô, thời tiết diễn biến bất thường, không khí khô hanh là "chất xúc tác" dễ gây ra cháy rừng. Do đó, các địa phương trong tỉnh và các lực lượng đã sẵn sàng phương án phòng chống cháy rừng.
Lực lượng kiểm lâm thuộc Hạt Kiểm lâm Xuyên Mộc tuần tra rà soát khu vực cửa rừng thuộc xã Bình Châu.
Cuối tuần qua, một vụ cháy rừng đã xảy ra tại khu vực núi Trương Phi (TT. Phước Hải, huyện Đất Đỏ). Diện tích cháy khoảng 1ha, chủ yếu là cỏ le và bụi rậm. Hơn 200 người đã được huy động để chữa cháy và sau 4 giờ, ngọn lửa đã được dập tắt. Đây là vụ cháy rừng đầu tiên xảy ra trên địa bàn tỉnh ngay trong đầu mùa khô 2020-2021.
Ông Nguyễn Văn Lời, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm liên huyện Long Điền - Đất Đỏ cho biết: Các diện tích rừng chủ yếu nằm ở khu vực đồi núi, có địa hình phức tạp, hiểm trở. Nắng nóng kéo dài, nền nhiệt cao cùng với sức nóng của núi đá, khiến rừng ở những khu vực này rất dễ cháy và công tác chữa cháy gặp nhiều khó khăn. Do đó, bên cạnh sự chủ động, tích cực của ngành chức năng cũng như các địa phương, người dân, các tổ chức, DN có hoạt động ven rừng cần nêu cao ý thức, trách nhiệm trong phòng chống cháy rừng, qua đó hạn chế thấp nhất các vụ cháy rừng xảy ra trên địa bàn 2 huyện Long Điền và Đất Đỏ.
Huyện Xuyên Mộc là địa phương có diện tích rừng lớn nhất tỉnh với hơn 16.200ha. Địa bàn rộng xen lẫn khu dân cư nên tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng rất cao. Ngoài ra, vào mùa khô, dưới các tán rừng thường có thảm thực bì khô rất dễ bén lửa, nếu không có biện pháp phòng chống thì khả năng cháy rừng rất cao. Vì vậy, sau khi mùa mưa kết thúc, lực lượng kiểm lâm huyện đã chỉ đạo các trạm và chủ rừng khẩn trương xây dựng phương án chủ động phòng chống cháy rừng cho mùa khô.
Ông Phạm Hữu Phương, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Xuyên Mộc cho biết, địa bàn huyện có diện tích rừng lớn nên Hạt Kiểm lâm huyện đã tham mưu cho UBND huyện xây dựng và triển khai các phương án phòng chống cháy rừng mùa khô 2020-2021. Lực lượng kiểm lâm cùng lực lượng canh gác rừng đã tăng cường nhân lực túc trực, kiểm soát người ra vào rừng, ứng cứu khi có sự cố xảy ra.
Toàn tỉnh có hơn 33.600ha đất rừng và đất lâm nghiệp, chiếm gần 17% diện tích tự nhiên của tỉnh. Nhằm chủ động ứng phó với "giặc lửa" trong thời kỳ cao điểm mùa khô, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, ngành tăng cường các biện pháp cấp bách phòng chống cháy rừng. Ngay từ đầu tháng 12/2020, lực lượng kiểm lâm đã tổ chức lực lượng ứng trực 24/24 giờ, canh phòng và kiểm soát chặt chẽ người vào những khu vực rừng có nguy cơ cháy cao, tạm dừng các hoạt động xử lý thực bì bằng lửa trong suốt thời kỳ cao điểm cháy rừng. Đồng thời triển khai diễn tập phòng cháy, chữa cháy rừng quy mô cấp huyện và cấp tỉnh với phương châm "4 tại chỗ". Các công trình phòng cháy chữa cháy rừng như đường băng cản lửa, hồ chứa nước, kênh mương cản lửa... đã được hoàn thành trước ngày 20/1/2021.
Ông Trần Giang Nam, Phó Trưởng Phòng Quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên, Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết, ngay từ đầu năm, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở NN-PTNT đã chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm, chủ rừng xây dựng phương án phòng chống cháy rừng mùa khô. Cùng với việc triển khai các phương án phòng chống cháy rừng, ngành kiểm lâm cũng đã thực hiện tốt công tác dự báo và cảnh báo nguy cơ cháy rừng, phối hợp với các cơ quan truyền thông đưa tin kịp thời về cấp dự báo cháy rừng...
"Tuy nhiên, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp nên nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao. Vì vậy, để ngăn chặn và hạn chế thấp nhất các vụ cháy rừng, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã chỉ đạo Hạt Kiểm lâm các huyện, thành phố chủ động đối phó với các tình huống xấu có thể xảy ra, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức bảo vệ, phòng chống cháy rừng trong nhân dân; đồng thời kiểm tra, nhắc nhở các chủ rừng tăng cường công tác tuần tra, canh lửa, đề phòng xảy ra cháy trong các lâm phần", ông Trần Giang Nam cho hay.
Không chủ quan trong phòng chống cháy rừng Thời tiết diễn biến bất thường cùng với sự bất cẩn từ cộng đồng chính là nguyên nhân gây ra nhiều vụ cháy rừng ở Hà Nội thời gian qua. Hiện, đang là mùa hanh khô, nếu các địa phương, lực lượng chức năng, người dân chủ quan, lơ là trong phòng cháy, chữa cháy rừng thì nguy cơ và hệ lụy sẽ...