Ninh Bình: Nuôi cá trong ruộng lúa, chả phải cho ăn mà con nào cũng to bự, thương lái cứ gạ “nhớ bán cho tôi”
Những năm qua, HTX thủy sản Phú Lộc ( huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) đã triển khai mô hình nuôi cá trong ruộng lúa, luân canh lúa-cá, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Hàng trăm ha ruộng trước kia bị bỏ không vì hay bị úng ngập, cấy lúa bấp bênh, nay thành những “vựa cá” mang lại lợi nhuận cả trăm triệu đồng cho người nông dân.
Trước đây, người dân xã Phú Lộc vẫn quen với việc một năm sản xuất 2 vụ lúa, tuy nhiên hiệu quả kinh tế đem lại không cao. Nguyên nhân là do, địa phương thuộc vùng trũng, thường xuyên ngập vào mùa nước lên, bởi vậy bà con đã áp dụng mô hình nuôi cá trong ruộng lúa.
Mô hình lúa – cá mang lại nguồn thu lớn cho nông dân ở xã Phú Lộc, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Người dân cho biết, nuôi cá trong ruộng lúa không ăn mà cá vẫn lớn nhanh, màu sắc bắt mắt, chất lượng thịt thơm ngon…
Cá được thả vào ruộng lúa, sau từ 7 – 8 tháng là được thu hoạch. Trong thời gian thả cá, các hộ dân không phải đầu tư bất cứ loại thức ăn nào. Theo một số hộ nuôi cho biết, sau khi thu hoạch lúa, tận dụng gốc rạ, lúa rơi vãi ở ruộng để làm thức ăn cho cá.
Là một trong người áp dụng mô hình cá – lúa với số lượng lớn của HTX thủy sản Phú Lộc, ông Đinh Xuân Hồng, thôn Phú Lộc cho biết “Sau khi bà con thu hoạch lúa vụ xuân, tôi đã đăng ký với HTX thuê diện tích ruộng của bà con để thả cá. Tôi đã tiến hành dẫn thêm nước vào ruộng, đắp bờ, mua cá giống về thả”.
Hiện tại, với diện tích hơn 30 ha ruộng đấu thầu thả cá, ông Hồng đầu tư mua cá giống với các loại cá được thả gồm: cá chép, cá trắm và cá rô phi, chủ yếu là cá chép, “Cá chép rất dễ thích nghi với điều kiện sống, thời gian sinh trưởng ngắn nên cá chép lớn nhanh trong môi trường ruộng lúa, ông Hồng chia sẻ.
Theo ông Hồng, thời gian thả cá từ tháng 5 – 6 và thu hoạch vào tháng 12 (dương lịch) hàng năm. Cá chép trước khi thả phải đạt trọng lượng từ 0,5 – 0,7kg/con, cá trắm phải từ 1 – 1,2kg/con. Dự kiến khi thu hoạch ước đạt hơn 1 tấn/ 1ha.
Ông Đinh Văn Lợi, thôn Đồi Thông cũng là thành viên của HTX thủy sản Phú Lộc đang áp dụng mô hình nuôi cá trong ruộng lúa, diện tích hơn 15 ha.
Video đang HOT
Ông Lợi cho biết: “Lứa cá này tôi thả từ tháng 5, với hai loại cá là cá chép và cá trắm hứa hẹn cho thu nhập cao”.
Theo kinh nghiệm nuôi cá trong ruộng lúa, ông Lợi cho biết thêm “Khi nuôi cá trong ruộng lúa, đầu tiên là phải lựa chọn giống cá phù hợp với hệ sinh thái ở đồng ruộng. Ngoài ra, người nuôi phải chọn nuôi các loại cá không cạnh tranh thức ăn với nhau. Mặt khác phải chú ý về hệ thống thoát nước để điều tiết lượng nước trong ruộng cho phù hợp với từng thời điểm”.
Được biết, tháng 12 (dương lịch) ông Lợi sẽ cho thu hoạch, dự kiến sản lượng 1,2 – 1,5 tấn cá/ha. Với giá cá hiện tại giao động từ 45.000 – 50.000 đồng/kg, thu nhập từ 100 – 120 triệu đồng/ha.
Ông Đinh Trọng Lương, Giám đốc HTX thủy sản Phú Lộc cho biết: Diện tích thầu ruộng lúa để nuôi cá của HTX hiện tại có 236 ha với 13 hộ thành viên.
Các loại cá được thả bao gồm: Cá chép, cá trắm, cá rô phi… Tại địa phương, trồng lúa vụ mùa năng suất kém hơn so với vụ xuân nên nhiều ruộng bỏ hoang dẫn đến lãng phí đất. Vì vậy xã đã tạo điều kiện cho HTX có nguyện vọng mượn đất, thuê đất để phát triển sản xuất.
Một số hộ gia đình đã chuyển sang nuôi cá trong ruộng lúa để tận dụng diện tích mặt nước và gốc rạ làm nguồn thức ăn cho cá.
Mô hình nuôi cá trong ruộng lúa này dễ thực hiện, rủi ro thấp nên thu hút nhiều hộ dân tham gia. Các hộ chỉ cần đầu tư đắp bờ vùng, bờ thửa và tạo hệ thống kênh mương xung quanh thửa ruộng.
“Cá thả trong ruộng lúa tự đi kiếm thức ăn, người nuôi cá giảm được nhiều chi phí, tăng nguồn lãi. Bên cạnh đó, cá nuôi trong ruộng lúa không chỉ nhanh lớn, màu đẹp mà khi chế biến thành món ăn thịt cũng chất lượng, thơm, ngon hơn cá nuôi trong ao..”, ông Lương cho biết thêm.
Mô hình cá – lúa mang lại hiệu quả “kép” do cá và lúa có quan hệ cộng sinh, cùng hỗ trợ nhau phát triển.
Cá ăn sâu bọ hại lúa, sục bùn, diệt cỏ dại và các loại chất thải của cá tích tụ có tác dụng làm phân bón, tăng độ mùn cho ruộng lúa, giảm công làm cỏ, công làm đất sau mỗi vụ thu hoạch.
Cùng với đó, ruộng lúa cung cấp rơm rạ mục, sâu bọ làm thức ăn cho cá nên tiết kiệm được nhiều chi phí thức ăn.
Bên cạnh đó, cá sẽ ăn trứng ốc bươu vàng nên ốc không thể phát triển để hại lúa. Ngoài ra, việc ít phải sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật sẽ làm giảm chi phí trong quá trình canh tác lúa.
Nhằm mục tiêu cùng nhau phát triển, các hội viên của HTX thủy sản Phú Lộc (huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) đã giúp nhau trong sản xuất, từ việc cải tạo ao đầm, mua giống, thức ăn, đến kỹ thuật nuôi thả các loại thủy sản và tiêu thụ sản phẩm.
Hiện nay, diện tích ruộng nuôi cá đang phát huy hiệu quả, các đối tượng con nuôi sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất và giá trị cao hơn so với trước kia các hộ nuôi nhỏ lẻ.
Thời gian tới, HTX sẽ tạo điều kiện để các hộ dân được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cá ruộng, tận dụng diện tích ruộng trũng để nuôi cá.
Chỉ một thao tác biết rõ toàn bộ dữ liệu của 12000 trạm y tế trong toàn quốc
Chỉ có 6 cán bộ nhưng nhiều năm nay Trạm y tế xã Đức Long, huyện Nho Quan, Ninh Bình thường xuyên thay nhau quản lý theo dõi và ghi chép 54 đầu sổ lớn nhỏ.
Ngoài ra, hàng tháng, hàng quý và hàng năm mỗi cán bộ cũng phải mất từ 2-3 ngày để làm báo cáo. Ngoài công tác chuyên môn là chăm sóc khám chữa bệnh ban đầu cho người dân thì việc mỗi ngày vào sổ, cộng, trừ khiến nhiều cán bộ y tế cũng vô cùng vất vả.
Tuy nhiên, từ khi Trạm y tế Đức Long được triển khai phần mềm kết nối thông tin y tế cơ sở - Vnpthis viết tắt là V20 (phần mềm thuộc dự án V20 do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam - VNPT và Bộ Y tế thực hiện) thì việc đó đã không còn nữa.
1 phần mềm duy nhất, tích hợp và liên thông tất cả các dữ liệu
Bs. Trần Thị Hồng, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Đức Long cho biết, trước đây mỗi một chương trình lại kèm theo vài quyển sổ. Mỗi cán bộ nhân viên của Trạm mất rất nhiều thời gian cho việc ghi sổ sách như dân số, sức khoẻ sinh sản, tiêm chủng mở rộng, khám chữa bệnh, an toàn thực phẩm...Đơn cử như chăm sóc sức khoẻ sinh sản lại có đến vài sổ nhỏ như sổ quản lý thai sản, sổ tiêm phòng cho bà mẹ mang thai, sổ theo dõi sinh đẻ tại trạm, hay cán bộ y tế đến thăm sản phụ sau sinh tại nhà...Cũng theo BS. Hồng việc viết ra giấy vừa tốn kém nhiều khi lại thiếu chính xác. Đã không ít lần Trạm bị cơ quan Bảo hiểm xã hội xuất toán vì nhầm lẫn trong thủ tục hành chính.
Cán bộ y tế Trạm Y tế xã Đức Long thực hiện tích hợp thông tin trên phần mềm V20
Ngoài ra, việc thực hiện báo cáo hàng quý, hàng tháng và báo cáo cuối năm cán bộ y tế phải ngồi cộng thủ công, việc này vừa mất thời gian lại cũng thiếu chính xác. Đến khi được ứng dụng phần mềm công nghệ thông tin cho từng chương trình thì mỗi chương trình lại một phần mềm khác nhau, việc kích hoạt và sử dụng mỗi phần mềm này mất rất nhiều thời gian.
"Vì thế, sau khi sử dụng 1 phần mềm duy nhất, tích hợp và liên thông tất cả các dữ liệu khác đã đem lại nhiều lợi ích cho người dân và nhân viên y tế. Đối với nhân viên y tế, dễ dàng truy cập các thông tin như tiền sử bệnh, tiền sử sử dụng thuốc, tiền sử dị ứng thuốc, đã khám tại những cơ sở y tế nào...dựa trên đó các bác sĩ dễ dàng chẩn đoán đúng bệnh và chỉ định thuốc phù hợp với người bệnh, hạn chế tối đa các sai sót trong chỉ định thuốc, sai sót trong khai thẻ BHYT. Còn người bệnh đến Trạm khám cũng không phải chờ đợi lâu mà được khám và cấp phát thuốc ngay. Trung bình mỗi ngày Trạm tiếp nhận và khám cho khoảng 40-50 người. Bên cạnh đó, công tác báo cáo hàng quý, hàng năm cũng trở nên thuận tiện, đơn giản hơn, tiết kiệm thời gian nhiều hơn so với., BS Hồng cho hay.
Tăng năng lực và chất lượng cho y tế cơ sở
Theo Ths. Phạm Thị Phương Hạnh - Phó Giám đốc Sở Y tế Ninh Bình, được tiếp cận với V20 là điều vui mừng và may mắn với ngành y tế Ninh Bình. Bởi, sẽ giải quyết được những khó khăn trước đây là nhiều sổ sách, nhiều phần mềm không liên thông được với nhau. Nhưng có V20 công tác quản lý sẽ tốt hơn, số liệu cập nhật nhanh chóng, tiện lợi, chính xác, tập trung. Chỉ cần ngồi ở Sở là có thể nắm được toàn bộ tình hình bệnh tật, dân số, tiêm chủng mở rộng... của tất cả các xã trong tỉnh.
Phát biểu tại buổi làm việc TS. Hà Anh Đức Chánh Văn phòng Bộ Y tế chia sẻ, hiện nay trên toàn quốc có khoảng gần 12 nghìn Trạm y tế , trong đó khoảng 7.300 trạm Trạm y tế đã và đang cài đặt phần mềm của VNTP, khoảng 3.300 Trạm y tế triển khai phần mềm của Viettel, còn lại do các đơn vị tư nhân khác thực hiện.
Ts. Hà Anh Đức, Chánh văn phòng Bộ Y tế chia sẻ về V20
Vấn đề đặt ra là làm sao để tích hợp nhiều phần mềm về một mô- dum tổng chung thuận lợi cho việc quản lý các số liệu của gần 12000 trạm y tế trong toàn quốc. Vì thế, V20 ra đời, với mục tiêu xây dựng nền tảng kết nối thông tin y tế cơ sở. Mục tiêu của V20 là quản lý dữ liệu cơ sở y tế một cách tập trung, trên cơ sở đó hỗ trợ cho bác sĩ ở y tế cơ sở tăng cường năng lực khám chữa bệnh, cải thiện chất lượng phục vụ người dân. Nâng cao khả năng phân tích đưa ra dự báo. Từ đó, người bệnh được chăm sóc, điều trị tốt nhất...V20 được đặt ở cơ quan trung ương là Bộ Y tế, thực hiện quản lý tất cả TYT toàn quốc. Do đó, Bộ Y tế đã có thể nắm được toàn bộ thông tin tại các Trạm y tế trong toàn quốc từ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ, phòng chống bệnh không lẫy nhiễm, phòng chống tai nạn thương tích, tiêm chủng mở rộng, dân số....và được phân cấp phù hợp với chuyên môn của từng đơn vị Sở Y tế, Trung tâm y tế...
TS. Hà Anh Đức cũng lưu ý, khi triển khai, cơ sở phải đảm bảo dù sử dụng phần mềm của đơn vị nào (VNPT hay Viettel) đều thống nhất yêu cầu: chỉ sử dụng một phần mềm tích hợp được các phần mềm còn lại; phải đáp ứng được chuẩn đầu ra của Bộ Y tế và được liên thông với nền tảng quản lý thông tin dưới cơ sở.
Lào Cai: Giá quế đạt "đỉnh", thu cả vỏ lẫn lá xếp thành cuộn, cân lên thương lái trả tiền tươi Những tưởng dịch Covid-19 sẽ ảnh hưởng đến giá thu mua quế nhưng ngược lại, giá quế tại vùng trồng quế nổi tiếng Nậm Đét (huyện Bắc Hà, Lào Cai) đang cao nhất từ trước đến nay. Nông dân Nậm Đét, nhất là những người trồng quế hữu cơ đang phấn khởi "như Tết". Giá quế Nậm Đét đạt đỉnh Theo chia sẻ...