Ninh Bình: Nuôi cá lóc bán Tết, nông dân đếm tiền… mỏi cả tay
Vào thời điểm này, gia đình ông Lê Đức Nhượng trú tại xóm 10, xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh ( Ninh Bình) đang ngày đêm chăm bẵm đàn cà lóc sạch để chuẩn bị phục vụ cho các “thượng đế” ăn và làm quà biếu Tết, nhờ đó mà mỗi vụ cá gia đình ông thu về hàng trăm triệu đồng.
Trong khi nhiều người còn trăn trở với câu hỏi “Nuôi con gì bán Tết” thì ông Lê Đức Nhượng đã chọn cho mình một hướng đi mới là nuôi cá lóc (hay còn gọi là cá lóc bông). Trung bình cứ vào dịp cận Tết mỗi năm gia đình ông bán ra thị trường gần 10 tấn cá và lời hàng trăm triệu đồng từ con nuôi đặc sản này.
Chia sẻ với phóng viên báo điện tử Dân Việt, ông Nhượng cho hay, cá lóc bông là loại cá dễ nuôi, ít bị bệnh tật và nhanh lớn. Đặc biệt nếu nuôi cá để bán Tết thì hiệu quả kinh tế sẽ cực kì cao.
Nhờ nuôi cá lóc bông bán Tết mà mỗi năm gia đình ông Nhượng bỏ túi cả trăm triệu.
Năm nay thời tiết thuận lợi nên đàn cá phát triển nhanh và chất lượng thịt rất tốt. Với đàn cá khoảng 9000 con, ước tính sẽ cho sản lượng khoảng hơn 9 tấn cá thương phẩm và gần một nửa số cá này sẽ được gia đình ông giữ lại để bán Tết.
“Loại cá lóc dưới 1kg/con sẽ được gia đình tôi bán cho thương lái với giá khoảng gần 60 ngàn đồng/1kg. Còn loại cá lóc từ 1kg trở lên sẽ được giữ lại để bán Tết với giá khá cao, trên dưới 100 ngàn đồng/1kg. Dự định sau khi trừ hết chi phí, gia đình tôi lãi khoảng hơn 100 triệu đồng” ông Nhượng tiết lộ.
Cá lóc bông có thịt chắc, thơm ngon và giàu dinh dưỡng nên được nhiều gia đình lựa chọn là món chính để đãi bạn bè trong dịp cuối năm.
Lý giải về giá cá bán Tết luôn cao hơn bình thường, ông Nhượng cho biết, cuối năm là khoảng thời gian hay diễn ra các cuộc liên hoan, tổng kết hay là dịp anh em bạn bè gặp nhau, nhu cầu về thực phẩm tăng cũng tăng lên nhất là đối với cá lóc bông. Mặt khác, cá lóc mà gia đình giữ lại toàn là loại cá 1 nên giá bán luôn luôn cao hơn.
Video đang HOT
“Nếu bà con đang trăn trở với câu hỏi nuôi con gì để bán Tết thì có thể chọn nuôi cá lóc bông, vì đây là loại cá dễ nuôi, chi phí đầu tư thấp nên rất phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều gia đình” ông Nhượng tâm sự.
Ông Lê Đức Nhượng đang kiểm tra đàn cá lóc mà khách hàng đã đặt từ trước để ăn Tết.
Theo ông Nhượng, cá lóc bông là một loại cá được xếp vào hàng “thượng phẩm” và được coi là đặc sản ở miền Nam, thịt chắc, rất thơm ngon và giàu dinh dưỡng, có thể nấu được rất nhiều món ăn hấp dẫn như: nướng, rán, hấp… Chính vì vậy mà cá lóc luôn được nhiều bà nội trợ lựa chọn làm thực phẩm cho gia đình hay để tiếp đón bạn bè.
“Cá lóc được gia đình tôi bằng nguồn nước sạch và thức ăn là các loại cá nhỏ được đánh bắt ở ngoài tự nhiên nên chất lượng không kém gì ngoài tự nhiên nên được thị trường ưa chuộng. Nhiều năm gai đình tôi không có đủ hàng để bán” ông Nhượng chia sẻ.
Đàn cá lóc loại khủng được gia đình ông Nhượng bắt lên bể để sẵn sàng phục vụ các thượng đế trong dịp cuối năm này.
Chia sẻ kinh nghiệm nuôi cá lóc bông, ông Lợi nói, nuôi cá lóc bông không khó, muốn đàn cá nhanh lớn, ít bị bệnh tật thì người nuôi cần chú ý đến thức ăn và nguồn nước. Thức ăn là loại phải tươi, cho cá ăn vừa đủ, tránh dư thừa gây ôi nhiễm nước. Ngoài ra, người nuôi cần chú ý xử lý nguồn nước trong ao, cũng như thay tháo thường xuyên cá mới nhanh lớn được.
Theo Danviet
Làm giàu ở nông thôn: Nuôi ngan bán trứng, sáng ra có 500 ngàn đồng
Với việc chỉ nuôi 500 ngan mẹ đẻ trứng mà ông Phạm Văn Kết (57 tuổi) ở xóm 10, xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh (Ninh Bình) có nguồn thu nhập ổn định. Vào giai đoạn ngan mẹ đẻ rộ, để đều, cứ sáng ra coi như ông Kết lãi 500 ngàn đồng, ngày nào cũng như ngày nào đều như vắt chanh. Đây là 1 trong những mô hình làm giàu ở nông thôn.
Gia đình ông Phạm Văn Kết bắt đầu nuôi ngan đẻ từ những năm 2008, đến nay cũng đã ngót nghét cả chục năm trời, quãng thời gian đó cũng đủ để cho ông kể lại cho chúng tôi nghe về những thăng trầm của nghề nuôi ngan lấy trứng.
Ông Kết kể, những năm đầu tiên gia đình ông cũng chỉ nuôi mấy chục con ngan đẻ để có tiền tiêu vặt nhưng sau nhận thấy nuôi ngan cho hiệu quả kinh tế cao nên gia đình ông quyết định đầu tư chuyên sâu và mở rộng mô hình nuôi ngan. Mặc dù, gắn bó chục năm với nghề nuôi ngan đẻ, nhưng gia đình ông cũng chỉ nuôi khoảng 500 con, lúc nào nhiều thì mới được gần 1.000 con.
Nhờ nuôi ngan lấy trứng bán mà mỗi ngày gia đình ông Phạm Văn Kết bỏ túi cả nửa triệu đồng.
Nghề chăn nuôi nào cũng vậy, cũng không thể tránh được biến động của giá cả nên nghề nuôi con ngan đẻ này cũng thế. Có những năm trứng ngan lên đến 12.000 đồng một quả thì không có gì lãi bằng, cứ nuôi tầm 500 con ngan mẹ thì mỗi ngày kiếm mấy triệu là nhẹ nhàng.
Nhưng cũng có thời điểm giá trứng xuống còn có 2.000 đồng một quả thì mỗi ngày lỗ cả gần triệu bạc là chuyện bình thường. Cảm thấy giá trứng không thể lên được thì có thể bán ngan thịt tránh lỗ, mà giá bán ngan đẻ bao giờ cũng cao hơn so với giá tơ, non nên ông Kết tính toán cũng không đến mức lỗ.
"Chính vì lý do đó mà tôi cũng chỉ nuôi loanh quanh 500 con ngan mẹ, để nhằm lúc thời giá khó khăn mà có thể xoay sở được, chuyển sang bán ngan thịt, chứ nuôi nhiều quá chẳng may giá trứng biến động mạnh thì phần lỗ sẽ nhiều hơn" ông Kết tâm sự.
Chuồng trại nuôi ngan đẻ được gia đình ông Kết đầu tư khá bài bản. Sàn chuồng bằng lưới nên việc vệ sinh chuồng trại rất thuận tiện.
Trải qua nhiều năm lăn lội với nghề nuôi ngan để, đến thời điểm hiện tại gia đình ông đang nuôi khoảng hơn 500 con ngan đẻ. Trong đó ngan mái khoảng hơn 400 con và trên dưới 100 con ngan đực.
Với số ngan mái này, trung bình mỗi ngày gia đình ông thu nhặt được khoảng hơn 300 quả trứng, được bán với giá dao động từ 5000-6000 ngàn đồng/quả. Sau khi trừ hết chi phí, mỗi ngày gia đình ông lãi nửa triệu đồng.
"Nuôi ngan lấy trứng này chi phí đầu tư rất thấp và cho hiệu quả cũng khá. Đây là một trong những cách làm giàu ở nông thôn. Chỉ cần nuôi vài trăm con ngan là mỗi ngày đã có vài trăm ngàn rồi" ông Kết chia sẻ
Trứng ngan được thương lái thu mua tận nhà với giá dao động từ 5000-6000 đồng/quả.
Chia sẻ với phóng viên báo điện tử Dân Việt, ông Kết cho biết, nuôi ngan đẻ không khác với nuôi ngan thương phẩm là mấy nhưng lại cho hiệu quả thu nhập cao hơn. Trung bình, ngan sau khi nuôi khoảng 6 tháng là bắt đầu đẻ bói, phải sang tháng thứ 8 ngan mới đẻ đều, trứng to và tỷ lệ đẻ cao khoảng 70% và cho khai thác trứng liên tục trong khoảng 8 tháng liền.
Cũng theo ông Kết, không giống như nuôi ngan thương phẩm, nuôi ngan lấy trứng có cái rất hay là sau khi khai thác trứng xong, ngan bố mẹ sẽ được bán thành ngan thịt với giá rất cao, trung bình khoảng 80.000 đồng/1 kg, luôn cao hơn từ 20-30 ngàn đồng so giá bán ngan thịt bình thường.
Chuồng trại được ông kết vệ sinh hàng ngày lên luôn thoáng mát giúp đàn ngan nhà ông luôn đẻ khỏe.
"Tiền bán xác ngan nếu tính ra thì gần đủ chi phí nuôi con ngan từ bé cho đến lúc đẻ, nên vào thời điểm ngan cho trứng, tiền bán trứng ngày nào chỉ cần trừ tiền cám và các chi phí cho ngày đấy là ra tiền lãi ngày ấy." ông Kết tiết lộ.
Chia sẻ về bí quyết nuôi ngan luôn đẻ khỏe, ông Kết cho hay, con ngan đẻ hơi khó tính so với các con khác nên trong quá trình nuôi chuồng trại luôn sạch sẽ, phải có bể tắm và chỗ phơi nắng cho ngan. Ngoài ra, cần chọn vị trí thoáng mát và yên tĩnh để làm chuồng trại, làm như vậy con ngan nó mới đẻ tốt được. Ngan đẻ phải được ăn đầy đủ...
Theo Danviet
Chủ tịch nước giáng cấp Trung tướng Bùi Văn Thành xuống Đại tá Ngày 8.8, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã ký Quyết định giáng cấp 2 cấp đối với ông Bùi Văn Thành từ Trung tướng xuống Đại tá. Ông Bùi Văn Thành bị giáng cấp từ Trung tướng xuống Đại tá (đồ họa Việt Anh). Trước khi bị Chủ tịch nước giáng cấp bậc hàm, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định...