Ninh Bình: Người dân chen nhau ở cửa hàng nông sản đặc sản an toàn
Sáng 26.11, tại Ninh Bình, Hôi ND tinh Ninh Bình tổ chức khai trương cửa hàng nông sản an toàn Tùng Dương – đây là một hoạt động thiết thực của cán bộ, Hội viên ND tỉnh Ninh Bình chào mừng Đại hội đại biểu Toàn quốc HND Việt Nam lần thứ VII, nhiệm kỳ 2018 – 2023 sẽ diễn ra tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 11 đến 13.12.2018 tới. Đồng chí Đinh Khắc Đính – Phó Chủ tịch BCH T.Ư Hội ND Việt Nam tới dự và chỉ đạo buổi lễ.
Các đại biểu cắt băng khai trương cửa hàng nông sản an toàn Tùng Dương ở Yên Khánh (Ninh Bình).
Được biết, cửa hàng Nông sản an toàn Tùng Dương do Hội ND tỉnh và HND huyện Yên Khánh triển khai xây dựng điểm trên địa bàn thị trấn Yên Ninh – huyện Yên Khánh nhằm hưởng ứng thưc hiên Đê an “Nông dân Ninh Binh nói không với thực phẩm bẩn” cua Ban Thường vụ Hôi Nông dân tinh Ninh Bình.
Ông Hoàng Ngọc Chinh – Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Ninh Bình cho biết, cửa hàng nông sản an toàn Tùng Dương là cửa hàng thứ 5 trên đia ban tinh đươc Hôi Nông dân tinh triên khai xây dưng nhăm thưc hiên Đê an “Nông dân Ninh Binh nói không với thực phẩm bẩn”, gop phân giới thiệu, quang ba va tiêu thu các sản phẩm nông sản co nguôn gôc ro rang, đam bao an toan của nông dân trong và ngoài tỉnh tới ngươi tiêu dung.
Đồng chí Đinh Khắc Đính – Phó Chủ tịch BCH T.Ư Hội ND Việt Nam (trong cùng) cùng lãnh đạo tỉnh, huyện thăm quan các sản phẩm nông sản tại cửa hàng nông sản an toàn Tùng Dương ở huyện Yên Khánh (Ninh Bình).
Ông Chinh cho biết thêm, tại các cửa hàng này luôn bày bán hàng trăm sản phẩm nông sản an toàn đáp ứng đủ các tiêu chí, chứng nhận, tiêu chuẩn về sản xuất an toàn tại các HTX, đơn vị trong và ngoài tỉnh.
“Để người tiêu dùng yên tâm sử dụng sản phẩm, chúng tôi thường xuyên phối hợp với các đơn vị, cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát chặt chẽ, nghiêm ngặt. Nếu trong quá trình hoạt động, có cửa hàng nào vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm”, ông Chinh khẳng định.
“Trong thời gian tới, Hội sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục nâng cao chất lượng các mô hình sản xuất, của hàng kinh doanh đã có và tiếp tục mở rộng các mô hình khác ra toàn tỉnh vừa nhằm giúp người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh được tiêu dùng sản phẩm an toàn, chất lượng nhất, vừa nhằm tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm cho HTX, hội viên sản xuất an toàn trên địa bàn tỉnh”, ông Chinh chia sẻ.
Ngay ngày đầu khai trương cửa hàng nông sản an toàn Tùng Dương ở Yên Khánh (Ninh Bình) đã thu hút đông đảo khách hàng tới thăm quan, mua hàng.
Theo ông Chinh, sau hơn 02 năm triên khai Đê an”Nông dân Ninh Binh nói không với thực phẩm bẩn”, đến nay toàn tỉnh Ninh Bình hiện có hơn 400 mô hình “Nông dân nói không với thực phẩm bẩn”, trong đó có 18 mô hình cấp tỉnh, 32 mô hình cấp huyện, thành phố và hàng trăm mô hình cấp cơ sở với nhiều tập thể, cá nhân điển hình có cach lam hay, sang tao, hiêu qua xuất hiện.
Video đang HOT
“Đặc biệt là các sản phẩm của 18 mô hình điểm “Nông dân nói không với thực phẩm bẩn” do Hội Nông dân tỉnh triển khai thực hiện tại các huyện, thành phố trong năm 2017 và năm 2018 với những nông sản đặc trưng của từng địa phương. Đó la mô hinh san xuât rau an toan của HTX nông nghiêp Phuc Long (huyện Yên Mô); Mô hình sản xuất giò chả an toàn Hải Thơm (huyện Kim Sơn); Mô hình chăn nuôi an toàn HTX chăn nuôi dê Ninh Bình (huyện Hoa Lư)… đã góp phần nâng cao nhận thức, chuyển đổi cách nghĩ, cách làm trong sản xuất nông nghiệp của hội viên ND, giúp nông dân vừa tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và giá trị nông sản; góp phần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh”, ông Chinh nhấn mạnh.
Cửa hàng nông sản Tùng Dương hiện bày bán hơn 100 sản phẩm đa dạng về chủng loại, đam bao chât lương va được bảo quản đúng kỹ thuật, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Trong đó, có các sản phẩm đặc sản như: Dầu lạc, dầu vừng, Bún, Miến thị trấn Yên Ninh – huyện Yên Khánh, rau củ quả an toàn, VietGAP tại HTX rau an toàn Khánh Thành, HTX rau an toàn Phúc Long – xã Yên Từ, cơm cháy Đại Long, trứng gà an toàn sinh học, thịt lợn sinh học Ninh Sơn, Thịt lợn BB heo, Nem chua Yên Mạc, mắm tép Gia Viễn, Thịt dê Ninh Bình, tinh bột nghệ, giò chả Hải Thơm, …..
Theo Danviet
Xóa chợ để trồng cây, hơn 100 tiểu thương Ninh Bình kêu cứu
Hơn 100 tiểu thương chợ Nho Quan (Ninh Bình) kêu cứu khi nghe thông báo phải di dời ngôi chợ gần 40 năm tuổi để lấy đất trồng cây xanh.
Chợ Nho Quan (nằm trên phố Tân Lập, thị trấn Nho Quan, huyện Nho Quan, Ninh Bình) có diện tích hơn 13 nghìn m2 với hơn 269 hộ kinh doanh.
Sau nhiều năm buôn bán yên ổn, tháng 9 vừa qua, hàng trăm tiểu thương ngỡ ngàng khi nghe trưởng ban quản lý chợ thông báo về kế hoạch phải di chuyển trước ngày 30/12 để lấy đất làm các công trình công cộng.
Tiểu thương bức xúc trước kế hoạch chuyển chợ 'chóng vánh' của huyện.
Nhiều tiểu thương yêu cầu UBND thị trấn và huyện cung cấp văn bản về quyết định chuyển chợ. Tuy nhiên, đến nay, họ chỉ mới nhận thông tin chuyển chợ bằng... miệng.
Ông Đoàn Duy Chượng, Trưởng Ban quản lý chợ cho biết, tháng 9/2018 ông được UBND thị trấn mời lên họp, truyền đạt về kế hoạch chuyển chợ đến vị trí mới. Tuy nhiên, ông không hề được tiếp cận văn bản nào nên cũng chỉ thông báo miệng với các tiểu thương.
Các tiểu thương cho rằng, quyết định liên quan đến việc mưu sinh của họ cần phải được xin ý kiến một cách công khai.
Nhiều tiểu thương thấp thỏm trước thông báo di dời chợ.
Bà Phạm Thị Hiệp (71 tuổi) chia sẻ, gia đình bà đã buôn bán ở chợ hơn 20 năm, ngày xưa nền đất chợ là ruộng lúa, về sau được các tiểu thương tự tay cải tạo nền, dựng các ki-ốt để buôn bán.
"Từ năm 2007 đến nay, tất cả các tiểu thương luôn sống trong tâm lý bất an khi chính quyền không cho cải tạo chợ. Bây giờ, nguyện vọng của chúng tôi là huyện giữ lại chợ để chúng tôi yên ổn làm ăn", lời bà Hiệp.
Chị Quách Thị Xuyến (SN 1980) cho biết, vị trí hiện tại của chợ buôn bán rất thuận lợi, bây giờ chuyển đến vị trí mới tại thôn Tân Tiến không khác gì đẩy bà con tiểu thương vào tình cảnh khó khăn.
Theo chị Xuyến, chợ mới được xây dựng với các gian hàng nhỏ, sau nhiều năm xây dựng đã xuống cấp. Dọc hai bên đường dẫn vào chợ đã được phân lô bán để làm các gian hàng. Khi các gian hàng dựng lên, không ai muốn vào trong chợ để mua bán.
Lối vào khu chợ Nho Quan mới tại thôn Tân Tiến được dựng dãy lều lụp xụp
Không bồi thường
Dù chưa nhận được sự đồng thuận của đại đa số tiểu thương (151/269 hộ), nhưng UBND huyện Nho Quan đã ban hành quyết định số 3691/QĐ-UBND ngày 12/9/2018 về việc bàn giao các hạng mục công trình xây dựng chợ Nho Quan, đồng thời giao UBND thị trấn thực hiện chuyển chợ và bàn giao chợ cũ cho huyện quản lý trước ngày 30/12.
Chợ được chuyển đi với lý do đã xuống cấp, không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy. Đồng thời, quỹ đất sau khi di dời chợ sẽ sử dụng vào mục đích công cộng như trồng cây xanh, xây nhà văn hóa phố.
Tiếp đó, tại văn bản số 142/TB-UBND ngày 20/9/2018 đã thông báo kết luận của Chủ tịch UBND huyện Nho Quan về phương án chuyển chợ. Văn bản nêu rõ, khi chuyển chợ không được bồi thường và không hỗ trợ việc di chuyển.
Chợ Nho Quan mới được xây dựng hơn 11 năm nay nhưng ít người đến buôn bán
Đến ngày 29/9, UBND thị trấn ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo chuyển chợ sang vị trí mới. Trưởng ban chỉ đạo là bà Trần Thị Nga - Chủ tịch UBND thị trấn với nhiệm vụ chính là xây dựng kế hoạch chuyển chợ đúng trình tự, đảm bảo đời sống dân sinh.
"Do nắm chưa chắc"
Trả lời PV, Chủ tịch UBND thị trấn Nho Quan Trần Thị Nga cho biết, quy trình chuyển chợ được làm đúng trình tự, tuy nhiên do 'chưa nắm chắc' tâm tư, nguyện vọng của tiểu thương khi lập kế hoạch nên vấp phải sự phản đối.
Theo bà, trước khi UBND huyện ra quyết định bàn giao chợ cũ về UBND huyện quản lý, bà có nhận được một số ý kiến của tiểu thương về tình trạng mất vệ sinh, ô nhiễm tại chợ Nho Quan cũ. Sau đó, UBND thị trấn đã đề xuất phương án với huyện về việc di chuyển đến chợ mới tại thôn Tân Tiến.
Khu vực sạp vải trong chợ Nho Quan cũ
Quyết định trên chỉ mang tính chất thông báo chủ trương và phổ biến rộng rãi để tạo sự đồng thuận chứ chưa triển khai các bước sau đó.
"Chúng tôi đã làm văn bản trả lời bà con, đồng thời UBND huyện cũng có chỉ đạo thị trấn tiếp tục tuyên truyền, chưa chuyển chợ khi người dân chưa đồng thuận", lời bà Nga.
Thu hồi đất phải ra thông báo chậm nhất 180 ngày
Luật sư Nguyễn Thanh Hải, công ty Luật TNHH Đại Dương Long (Hà Nội) cho biết: Trình tự thủ tục thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư đã được nêu rõ tại quyết định số 31/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Ninh Bình.
Theo đó, thời hạn ra thông báo chậm nhất 180 ngày; UBND cấp huyện có thẩm quyền ra thông báo; đối tượng nhận thông báo là từng người có đất thu hồi; sau đó sẽ tổ chức họp lấy ý kiến tiểu thương...
"Khi chuyển chợ tới nơi mới, tiểu thương sẽ được đáp ứng quyền lợi và nghĩa vụ như khi sinh hoạt tại chợ cũ. Đồng thời, họ cũng được bồi thường theo phương án khi thu hồi đất chợ cũ", luật sư Hải nêu.
Theo VTC
Giải cứu gấu ngựa 140 kg nuôi nhốt 16 năm Sau khi người phụ nữ ở Bến Tre giao nộp cho trung tâm bảo tồn động vật, con gấu được đưa về Ninh Bình chăm sóc. Ngày 15.11, Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã nước Việt đã tiếp nhận con gấu ngựa nuôi nhốt tại gia đình bà Võ Thị Kim Tuyên (Phú Hưng, TP.Bến Tre). Con gấu cái tên Trăng,...