Ninh Bình: Làng nghề chiếu cói Kim Sơn
Làng nghề Chiếu cói Kim Sơn thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Qua hàng trăm năm quai đê lấn biển, Kim Sơn có những bãi sa bồi mênh mông, là xứ sở của cây cói, cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào để nghề chế tác sản phẩm cói không ngừng phát triển.
Nói đến Kim Sơn là người ta nghĩ đến làng nghề dệt chiếu truyền thống, đây là một nét văn hóa đặc trưng của địa phương.
Ở Kim Sơn, cây cói mềm mại, óng ả, có vai trò là sợi nối giữa biển với bờ; giữa những con người cần cù, khoẻ mạnh với thiên nhiên trù phú, bao la. Cây cói góp một phần không nhỏ để phát triển kinh tế, văn hoá và du lịch. Trước đây, sản phẩm bằng cói ở Kim Sơn chủ yếu là Chiếu cói. Ngày nay, các sản phẩm được chế tác từ cói rất phong phú, đa dạng. Ngoài chiếu cói còn có thảm, làn, khay, hộp, đĩa, cốc, tách, mũ, túi xách. Chiếu cói Kim Sơn và những sản phẩm được làm từ cây cói là truyền thống trăm năm của mảnh đất Kim Sơn, những sản phẩm này đã trở nên nổi tiếng cả trong nước và nước ngoài với chất lượng tốt, độc đáo, gần gũi với cuộc sống và thiên nhiên. Người dân Kim Sơn sống trong cái nôi làng nghề cói từ cách đây hàng trăm năm nên có đầy đủ tố chất của một người thợ thủ công chân chính, một bàn tay khéo léo, sự nhạy bén, tính linh hoạt cao, sự nhanh nhạy và đam mê nghề nghiệp. Những tố chất này giúp cho họ đáp ứng được những đòi hỏi dù là khắt khe của nghề, tạo dựng nên nghề trồng, chế biến cói ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, được người tiêu dùng trong và ngoài nước rất ưa chuộng.
Đến nay, nghề dệt chiếu vẫn tồn tại trong mỗi gia đình bởi nó mang lại thu nhập ổn định cho người dân trong lúc nông nhàn, góp phần xóa đói giảm nghèo địa phương đáng kể. Đối với người dân Kim Sơn nói riêng và Ninh Bình nói chung, làng nghề dệt chiếu Kim Sơn là một tài sản quý giá, là kết tinh tâm hồn Việt thuần phác. Đó chính là nét hấp dẫn thu hút du khách trong và ngoài nước đến thăm.
Cồn Nổi, Kim Sơn (Ninh Bình)
Cồn Nổi thuộc địa phận huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Cồn Nổi cách bờ biển chừng 8 km, diện tích gần 1.000 ha.
Cồn Nổi có bờ bãi rộng, độ thoải nông, cát vàng sạch mịn, từng đợt sóng nối đuôi nhau xô bờ, nước biển trong xanh, môi trường, không khí trong lành.
Bãi ngang - Cồn Nổi thuộc vùng đất Kim Sơn |
Bãi biển Cồn Nổi đẹp hoang sơ, nơi đây sẽ là điểm du lịch trong tương lai. Theo chủ trương đã được tỉnh Ninh Bình đồng ý, khu du lịch sinh thái biển, kết hợp vui chơi, nghỉ dưỡng tại Cồn Nổi sẽ được xây dựng có tầm cỡ quốc gia, quốc tế với đặc trưng cơ bản là lịch sử, văn hóa, tâm linh, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
Tỉnh Ninh Bình có dự án sẽ xây dựng đền thờ Lạc Long Quân tại Cồn Nổi và đền thờ Âu Cơ tại rừng Quốc gia Cúc Phương, thu hút khách thập phương tìm về cội nguồn lịch sử với truyền thuyết Âu Cơ - Lạc Long Quân và khai thác các điểm du lịch lân cận để tạo sức hấp dẫn tổng thể vùng, bảo đảm cân bằng giữa việc bảo tồn và khai thác các giá trị của hệ thống tài nguyên du lịch, kết hợp lợi ích của dân cư địa phương, phù hợp với nhu cầu thị trường khách du lịch.
Huyện Kim Sơn có gần 18 km bờ biển, tạo nên một vùng ven sinh thái rộng lớn, trù phú với diện tích trên 105.00 ha. Đây là nơi sinh sống của khoảng 500 loài động, thực vật thủy sinh, hơn 50 loài cây ngập mặn trên các bãi bồi cửa sông, 200 loài chim, trong đó có nhiều loài quý hiếm đã được ghi vào sách đỏ thế giới, cùng những cánh rừng ngập mặn trải ngút ngàn, những đầm lầy mặn, bãi bồi, cửa sông...
Hệ sinh thái, đa dạng sinh học này đã đưa vùng ven biển Kim Sơn trở thành bộ phận quan trọng, là vùng đệm và vùng chuyển tiếp của khu dự trữ sinh quyển thế giới đất ngập nước ven biển liên tỉnh châu thổ sông Hồng, đã được UNESCO công nhận, thuận lợi và phù hợp cho loại hình du lịch nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái.
Khám phá tiềm năng du lịch đa dạng tại 'núi vàng' Kim Sơn Đến với miền đất bồi Kim Sơn (Ninh Bình), du khách sẽ được tham quan, trải nghiệm các điểm du lịch hấp dẫn như: Nhà thờ Phát Diệm, Bãi Ngang, Cồn Nổi, Cầu Ngói Phát Diệm hay khu rừng ngập mặn Kim Sơn,... với vẻ đẹp tự nhiên xen lẫn sự hoang sơ, mộc mạc như chưa từng bị ảnh hưởng bởi bên...