Ninh Bình: Chi gần 90 tỉ đồng hỗ trợ người chăn nuôi lợn
Hơn 50.000 con lợn, ở 808 thôn, thuộc 130 xã, 8 huyện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã bị tiêu hủy vì nhiễm virus dịch tả lợn châu Phi. Trước tình hình trên, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo các huyện, thành phố khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, chi gần 90 tỉ đồng hỗ trợ người chăn nuôi lợn.
Cụ thể, mức hỗ trợ cho chủ vật nuôi có lợn bị tiêu hủy do mắc dịch tả lợn Châu Phi, nghi mắc bệnh bắt buộc phải tiêu hủy trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện tại với 30.000 tấn lợn.
Mức hỗ trợ được chia thành hai khung giá khác nhau. Đối với lợn thịt hơi, lợn con tính giá hỗ trợ 26.000 đồng/kg; còn lợn đực giống, lợn nái hơi tính giá hỗ trợ là 39.000 đồng/kg.
Các bước tiêu hủy lợn bị dịch
Trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Tiến Mạnh – Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và thú ý tỉnh Ninh Bình cho biết: “Các huyện trên địa bàn có lợn bị tiêu hủy đang hoàn tất hồ sơ để nhận tiền hỗ trợ. Với số tiền gần 90 tỉ đồng hỗ trợ người nuôi lợn đang giúp nhiều hộ nuôi, trang trại ổn định, đợi hết dịch sẽ tái đàn”.
Video đang HOT
“Hiện nay toàn tỉnh có 3 xã công bố hết dịch, tới đây chúng tôi tiếp tục yêu cầu các huyện, thành phố tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát chặt chẽ việc giết mổ động vật và các sản phẩm động vật. Đồng thời, việc lập chốt, phun hóa chất để phòng ở các khu vực chưa có dịch xảy ra. Cũng như khu vực có dịch tuyên truyền cho bà con nắm và báo cáo cơ quan chức năng để tiến hành các bước tiêu hủy”, ông Nguyễn Tiến Mạnh nói thêm.
Theo Danviet
Hà Nội: Cấp bách khống chế dịch tả lợn châu Phi
Hà Nội hiện tăng cường nhiều biện pháp để phòng chống dịch bệnh tả lợn châu Phi lây lan rộng trên địa bàn.
Đầu phố Thúy Lĩnh giao cắt đường đê Nguyễn Khoái, tổ liên ngành kiểm dịch động vật đã được nhanh chóng thành lập. Tổ có nhiệm vụ kiểm soát 24/24 mọi phương tiện chở gia súc, không cho bất cứ xe chở gia súc nào qua lại.
Chiều 12/3, tại Hội nghị giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội cho biết, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra ở 9 hộ thuộc 5 xã/phường của 5 quận/huyện với tổng số lợn tiêu hủy là 172 con.
Ông Sơn cho biết, dịch tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây bệnh ở lợn nuôi và lợn rừng, không gây bệnh cho các loài động vật khác và con người nhưng gây thiệt hại về kinh tế.
Trong 5 quận/huyện của Hà Nội mắc dịch tả lợn châu Phi thì có 3 quận/huyện mắc từ nguyên nhân sử dụng thức ăn thừa chưa qua nấu chín. Vì vậy, việc ăn chín uống sôi, tránh các thực phẩm từ thịt lợn tái sống... là điều cực kỳ quan trọng trong việc phòng chống dịch tả lợn châu Phi.
Cùng với đó, Hà Nội là địa phương có nhiều tuyến đường giao thông trọng điểm nối với quốc tế và các tỉnh nên việc kinh doanh, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật qua thành phố rất cao... nên nguy cơ lây lan dịch rất lớn.
Ngoài ra, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, đan xen trong các khu dân cư vẫn còn chiếm tỷ lệ cao, khó hoặc không thường xuyên thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh phòng bệnh.
Hiện nay, để phòng chống và ngăn chặn dịch bệnh, Hà Nội đã chủ động thành lập các đoàn kiểm tra, ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng và ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm dịch; thực hiện tốt các giải pháp chuyên môn, giám sát chặt chẽ diễn biến dịch hàng ngày, kịp thời lấy mẫu, kiểm tra chuyên môn...
Đối với 5 quận/huyện đã xảy ra dịch, Hà Nội đã thực hiện quyết liệt các giải pháp chống dịch. Đồng thời thực hiện tiêu độc khử trùng toàn khu vực, theo dõi giám sát dịch bệnh và tiếp tục lấy mẫu kiểm tra các hộ chăn nuôi xung quanh. Các quận/huyện cũng đã thực hiện đồng bộ kế hoạch (kịch bản) đã được xây dựng, ứng phó (giám sát, tiêu hủy gia súc bệnh, lập chốt, khử trùng tiêu độc...).
Ông Nguyễn Huy Đăng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, Hà Nội đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách khống chế bệnh dịch tả châu Phi theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và công điện của Chủ tịch UBND thành phố.
Tiếp tục phát động đợt tẩy uế môi trường trên địa bàn thành phố từ ngày 15/3 đến 15/4. 5 tổ công tác liên ngành đi kiểm tra tất cả các quận, huyện, thị xã về công tác phòng, chống dịch bệnh. Đồng thời giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh tại các cơ sở, kịp thời phát hiện và ngăn chặn có hiệu quả, không để lây lan diện rộng.
Làm tốt công tác truyền thông, phát tờ rơi, tập huấn cho các hộ chăn nuôi để người dân chủ động phòng bệnh và tránh tâm lý hoang mang, lo lắng. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra xử lý nghiêm các vi phạm trong công tác phòng chống dịch bệnh.
Về vấn đề hỗ trợ người chăn nuôi, ông Đăng cho biết, thành phố hỗ trợ theo mức giá bằng 80% giá thị trường đối với lợn con và lợn thương phẩm; từ 1,8-2 lần đối với lợn nái và mức hỗ trợ thấp nhất 38 nghìn đồng/kg. Tuy nhiên việc hỗ trợ cần tránh trục lợi nên kiểm tra có kết quả dương tính với dịch tả lợn châu Phi mới được hỗ trợ.
TRƯỜNG PHONG
Theo PL
Hà Nội sẽ xử lý tập thể, cá nhân không báo kịp thời dịch LMLM Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, tới đây chắc chắn sẽ phải kiểm tra, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện, xử lý, thông tin, báo cáo không kịp thời về các...