Nín thở xem bác sĩ mổ đẻ ngôi ngược
Hình ảnh đôi chân bé tí xíu của em bé đang đạp liên hồi ngay trên vết mổ trong khi toàn bộ cơ thể vẫn nằm trong bụng mẹ trong một ca sinh mổ ngôi ngược khiến người xem phải nín thở, tại phòng mổ đẻ của Bệnh viện Phụ sản Trung Ương
Trên bàn phẫu thuật, sau khi được đặt ống nội khí quản, tiến hành gây mê, bệnh nhân khép dần mắt lại. Có thể nói, tất cả hy vọng của bệnh nhân gửi vào ánh mắt dành cho bác sĩ trước khi chìm dần vào giấc ngủ bởi tác dụng của thuốc mê.
Đến phòng mổ đẻ của Bệnh viện Phụ sản Trung Ương, dường như tất mọi thứ đều tấp nập và tất bật, bên hành lang phòng mổ y tá đang cho phụ sản nắm trên cáng ký giấy cam đoan chấp nhận phẫu thuật, thủ thuật và gây mê
Cũng có những trận chiến nhẹ nhàng, cũng có những trận chiến khá khốc liệt kéo dài mà đến lúc buông dao mổ, bác sĩ mới kịp thở phào nhận ra rằng mình vừa tự bước qua những giới hạn của lằn ranh sinh – tử.
Chứng kiến ca sinh mổ ngôi ngược này có thể thấy các bác sĩ cũng gặp không ít khó khăn khi đưa em bé ra ngoài. Việc thai nhi nằm ở vị trí không thuận lợi nên khi mổ đẻ, toàn bộ phần thân dưới của em bé được ra ngoài trước, nhưng đến phần đầu – phần to nhất của thai nhi thì như mắc kẹt lại trong bụng mẹ
Video đang HOT
PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc BV Phụ sản Trung ương trực tiếp kiểm tra cẩn thận thông số sức khỏe cho phụ sản có ca đẻ khó.
Tại phòng chờ đẻ, các sản phụ với gương mặt lo lắng vẫn đang nằm chờ sinh ở đây. Còn các ông chồng ngồi bên cạnh chỉ biết nắm tay bón cho vợ thìa nước làm động lực để vợ yên tâm hơn bước vào cuộc ‘vượt cạn’.
Do đặc thù là bệnh viện tuyến cuối, các ca sinh nở khó, bệnh lý, thai to… chuyển đến viện Phụ Sản Trung Ương rất nhiều nên số ca mổ đẻ vẫn rất lớn
Một ca sinh mổ thường diễn ra khoảng 15-20 phút. Em bé được bắt ra thành công, cất tiếng khóc chào đời sẽ được các bác sĩ cắt dây rốn và vệ sinh sạch sẽ
Em bé đã được đưa ra khỏi bụng mẹ. Tất cả các thao tác này chỉ mất vài phút. Cất tiếng khóc đầu tiên chào cuộc sống.
Đây là nơi chào đón những “thiên thần” bước vào cuộc đời, chính vì vậy, dù ngày hay đêm, mọi người vẫn luôn sẵn sàng trong guồng quay của công việc, của những ca sinh.
Bên ngoài phòng mổ, các y tá đặt em bé lên bàn cân ghi lại thông tin của em bé rồi bế bé xuống khu chờ sinh dành cho người nhà đọc tên bé, người thân và giờ sinh để gia đình nhận con
HỒNG VĨNH
Theo Tiền Phong
Người mẹ ung thư đã tỉnh lại, trào nước mắt nhìn con qua ảnh
Sản phụ ung thư giai đoạn cuối quyết sinh con đã tỉnh lại sau nhiều ngày hồi sức tích cực. Chị trào nước mắt khi nhìn thấy hình ảnh con - bé Đỗ Bình An qua điện thoại.
Ths.BS Nguyễn Bá Tĩnh, Trưởng phòng Công tác xã hội, Bệnh viện K, cho biết đến sáng nay, sau 8 ngày sinh con, sức khoẻ người mẹ bị ung thư giai đoạn cuối vẫn quyết tâm sinh con - Nguyễn Thị Liên đã bắt đầu tốt lên. Sau hôn mê, hiện chị đã tỉnh lại nhưng vẫn đang phải thở máy. Các bác sĩ cho rằng đây là tín hiệu tốt cho thấy sức khoẻ bệnh nhân đã dần được cải thiện.
"Ngay khi sản phụ tỉnh dậy, điều đầu tiên chị mong muốn là được nhìn con. Các bác sĩ đã nhanh chóng cho chị xem hình ảnh bé Bình An đang được chăm sóc tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Sản phụ đã trào nước mắt khi nhìn thấy hình ảnh con và mong muốn được ôm con" - bác sĩ Tĩnh chia sẻ.
Sản phụ Liên phải mổ đẻ trong tư thế ngồi. Ảnh: BSCC.
Bác sĩ Bá Tĩnh cho biết, các bác sĩ Bệnh viện K Trung ương sẽ nỗ lực dốc sức để hai mẹ con được sớm gặp nhau trong tuần tới.
Trước mắt, bệnh viện sẽ nhờ nhân viên y tế quay clip bé Bình An tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương gửi qua điện thoại để sản phụ được nhìn con.
Đối với bé Bình An, PGS.TS Trần Danh Cường - Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, cho biết, sức khỏe em bé ổn định, hiện vẫn được chăm sóc đặc biệt tại Trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh của bệnh viện.
"Mỗi ngày bé ăn từ 14-16/lần, mỗi lần chừng 4ml sữa. Bé cũng đã được bỏ ống thở nội khí quản, tự thở bằng đường mũi" - bác sĩ Cường thông tin.
Bé Đỗ Bình An được chăm sóc đặc biệt. Ảnh: Thuỳ Linh.
Trước đó, ngày 22.5, khi thai nhi ở tuần thứ 31, các bác sĩ Bệnh viện K nhận thấy sức chịu đựng của người mẹ đã đến giới hạn, nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và con nên đã phối hợp với Bệnh viện Phụ sản Trung ương sang hỗ trợ mổ sinh.
Khi đang mang thai ở tháng thứ 3, chị Liên phát hiện mang trong mình căn bệnh ung thư vú giai đoạn cuối, đã di căn, sản phụ Nguyễn Thị Liên (28 tuổi, ở huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) vẫn kiên trì đến giây phút cuối cùng với hy vọng con ở trong bụng mẹ thêm được ngày nào, cơ hội sống của bé càng cao.
PGS.TS Trần Danh Cường - Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, người trực tiếp thực hiện ca sinh hy hữu này chia sẻ: "Sản phụ phải ngồi nghiêng, cúi người để thở, dường như sự sống rất mong manh, có thể đi bất cứ lúc nào, nhưng vẫn cố gắng gượng sức lực ít ỏi cuối cùng để đón con chào đời".
Trong ca mổ, thai phụ không thể nằm nên các bác sĩ phải mổ cho bệnh nhân ở tư thế ngồi. Khi mổ, ekip cũng không thể gây mê vì có thể bệnh nhân không tỉnh lại được, vì thế chỉ gây tê tủy sống. Trong khi mổ bệnh nhân gần như tỉnh táo. Ca mổ diễn ra hết sức căng thẳng, vẫn có thể có nguy cơ mất cả mẹ lẫn con. Tuy nhiên, sản phụ Liên mắc ung thư vú di căn phổi nhưng thai nhi vẫn phát triển bình thường là điều rất may mắn.
Tiếng khóc của bé trai 1,5 kg khiến người mẹ trẻ và ekip phẫu thuật trào nước mắt
Bé sơ sinh được đặt tên Đỗ Bình An, được các bác sĩ chuyên ngành sơ sinh tiếp nhận cấp cứu đưa vào lồng ấp và chuyển sang Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Sau ca mổ, cuộc chiến khác với hy vọng cứu người mẹ lại bắt đầu.
AN AN
Theo Lao động
Gia đình người chết não xin bác sĩ hoãn rút ống thở Người thân của Anthony Vallejo (Mỹ) lập luận trái tim của người đàn ông 30 tuổi vẫn đang đập nên còn cơ hội tỉnh lại. Ngày 8/7, Anthony Vallejo, ở Antioch, California, lên cơn hen suyễn. Vợ anh là Talia Vallejo, cho biết chỉ trong năm phút, anh không còn khả năng hô hấp do khí tràn vào phổi. Khi đội ngũ cấp...