“Nín thở” chờ vụ thu hoạch chuối, lại lo phải “giải cứu”
Chuối già hương sắp bước vào vụ thu hoạch mới nhưng mưa kéo dài làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng. Nhiều nông dân trồng chuối ở Đồng Nai tiếp tục hồi hộp chờ mùa thu hoạch mới.
Cao điểm xuất khẩu chuối thường kéo dài từ cuối năm sang các tháng đầu năm sau, nhất là ở Trung Quốc không trồng được chuối vào mùa đông. Từ thời điểm này, thương lái đã xuất hiện ở một số vùng trồng để mua chuối xuất khẩu nhưng thị trường tiêu thụ trong nước vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Diện tích chuối trồng tự phát rất lớn mà thị trường vẫn phụ thuộc chủ yếu vào Trung Quốc. Ảnh: N.V
Theo ông Nguyễn Văn Diệm – nông dân trồng chuối ở xã Thanh Bình ( huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai), mưa dầm kéo dài thời gian qua ảnh hưởng khá nhiều đến năng suất, chất lượng chuối. Hiện giá chuối xuất khẩu bán tại vườn dao động từ 3.500 – 3.700 đồng/kg. Vì nhiều người dự đoán năm ngoái chuối rớt giá thì năm nay sẽ đắt hàng nên diện tích chuối trồng tự phát rất lớn mà thị trường vẫn phụ thuộc chủ yếu vào Trung Quốc.
Trảng Bom là địa phương có diện tích trồng chuối già hương cấy mô lớn nhất trên tỉnh Đồng Nai. Nơi đây cũng là tâm điểm của cuộc “giải cứu” chuối mùa vụ vừa rồi. Trong khi giá tiêu liên tục giảm thấp, cây tiêu bị dịch bệnh, chuối già hương vẫn là loại cây thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng, vốn đầu tư ít và cho thu hoạch nhanh hơn các loại cây khác.
Video đang HOT
Từ tháng 7, anh Nguyễn Văn Bình ở ấp Trường An (xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom) đã hoàn thành việc chuyển đổi 2ha trồng tiêu còn lại sang trồng chuối, nâng tổng diện tích trồng chuối vụ này lên 4ha. “Mấy năm qua vườn tiêu bị bệnh chết rải rác. Chuối chỉ trồng 9 tháng là đã thu hoạch. Trồng tiêu nếu nhanh cũng phải 3 – 4 năm mới có thu nên tôi không dám trồng mới” – anh Bình nói.
Theo UBND xã Thanh Bình, toàn xã có khoảng 700ha trồng chuối các loại, trong đó riêng chuối già hương cấy mô là hơn 100ha. Trung Quốc vẫn là thị trường dễ tính so các nước nên quy trình trồng của nông dân không phức tạp như các doanh nghiệp. Việc trồng chuối theo kiểu may rủi năm được năm mất cũng là nguyên nhân khiến nhiều người vẫn tiếp tục dè dặt đầu tư vào vụ chuối mới.
Theo Danviet
Giá thấp nhất 2 năm qua, người trồng chuối khốn đốn
Nhiều vườn chuối trên địa bàn các huyện Trảng Bom, Thống Nhất (Đồng Nai) đã chín rụng vàng, nông dân vẫn bỏ mặc không thu hoạch.
Những nông dân đổ xô trồng chuối cấy mô (loại xuất khẩu) với kỳ vọng làm giàu đang khốn đốn khi giá chuối thấp nhất trong vòng 2 năm nay.
Người trồng chuối đang khốn đốn vì giá xuống thấp
Đầu tư vào trồng chuối cấy mô (loại chuối xuất khẩu hay chuối già hương), khoảng 1 hecta với hơn 2.000 gốc, những ngày này gia đình ông Lềnh Lập Hồng thuộc ấp Tân Thành, xã Thanh Bình (Trảng Bom) như "ngồi trên đống lửa" khi mà chuối ngày một chín, thương lái thì không thu mua. Khoản đầu tư trồng chuối của gia đình 1 năm qua coi như trắng tay, thua lỗ.
Theo ông Lềnh Lập Hồng, hơn chục ngày nay giá chuối bán tại vườn dao động từ 500 đến 2 ngàn đồng/kg tùy loại, trong khi cùng thời điểm này năm trước giá lên tới 13 ngàn đồng/kg. Giá thấp và ùn ứ là do chuối chín rơi đúng vào thời điểm những ngày tết, thị trường Trung Quốc ngừng thu mua; trong khi thị trường bán lẻ trong nước không tiêu thụ hết. Có khoảng 3 tấn chuối chín ông phải chặt bỏ tận dụng làm thức ăn cho dê, bò...
Những năm trước khi giá chuối tăng cao thấy trồng chuối có thu nhập, gia đình anh Nguyễn Văn Huy, ấp Trung Tâm, xã Thanh Bình, Trảng Bom đã thuê đất của một người dân trên địa bàn với giá khoảng 40 triệu đồng/hecta/năm để đầu tư trồng chuối già hương xuất khẩu.
Thu hoạch được 1 năm có lãi, năm 2016 anh đầu tư hơn 220 triệu đồng cho 2 hecta trồng chuối. Giờ đây anh đứng ngồi không yên khi chuối rớt giá thê thảm. "Phải vay nợ ngân hàng để đầu tư trồng chuối, giờ rơi vào cảnh này chắc phải bán nhà mà trả nợ" - anh Huy nói như khóc.
Đồng Nai hiện có hơn 7 ngàn ha các loại chuối, tập trung chủ yếu thuộc các huyện Trảng Bom, Thống Nhất, Long Khánh... Riêng huyện Trảng Bom hiện có trên 1.600 ha trồng chuối chủ yếu ở các xã Bàu Hàm, Sông Thao, Sông Trầu, Cây Gáo và Thanh Bình.
Ông Lưu Chí Mười - Chủ tịch Hội nông dân xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom cho biết năm trước, Trung Quốc nhập chuối mạnh, có thời điểm giá chuối lên đến 16.000 đồng/kg. Do đó, người dân đổ xô đầu tư trồng chuối cấy mô (còn gọi chuối già hương, chủ yếu xuất khẩu) khiến diện tích chuối tăng mạnh, các ngành chức năng đã nhiều lần khuyến cáo nhưng người dân không nghe.
Gần một tháng nay, Trung Quốc ngưng thu mua trong khi hàng trăm hecta chuối đang vào vụ thu hoạch khiến người dân điêu đứng, thậm chí có nhà phải chặt bỏ chuối chín tận dụng làm thức ăn cho...dê, bò ăn. Hiện hội đã liên hệ với các ông ty ở Hà Nội tìm đầu ra qua thị trường Nhật Bản nhưng vẫn chưa có kết quả.
Thời gian gần đây giá chuối thường bấp bênh, khiến nhiều nhà vườn chuyển đổi sang một số cây trồng khác cho thu nhập cao và ngược lại. Anh Lê Trung Hòa, chủ vựa thu mua chuối, cho biết nguyên nhân giá chuối giảm mạnh do Trung Quốc không bị mất mùa như năm trước, sản lượng dồi dào đủ cung cấp thị trường nội địa. Trong khi đó, diện tích chuối trên địa bàn Đồng Nai tăng mạnh cộng với việc trồng chuối nhỏ lẻ, không đủ tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP nên tính cạnh tranh không cao.
Trong dịp tết vừa rồi, người dân Trung Quốc sợ "trượt vỏ chuối" nên ngưng nhập hàng khiến lượng chuối càng dồn ứ lại. Hiện thị trường đã có khởi sắc, giá chuối đã nhích lên 3.000 đồng/kg và có thể tăng trong 2 tháng tới. Tuy nhiên, giá sẽ không thể bằng năm trước - anh Hòa nhận định.
Theo Hồng Lĩnh (Nông Nghiệp Việt Nam)
Vừa phải giải cứu, nông dân lại lao vào trồng chuối vụ mới Vừa trải qua đợt "giải cứu" chuối lớn nhất của tỉnh do nguồn cung vượt cầu khiến giá chuối giảm mạnh; giờ đây nông dân xã Bàu Lâm, huyện Xuyên Mộc - địa phương có diện tích trồng chuối lớn nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, lại đang bắt đầu trồng vụ mới. Thậm chí, nhiều hộ dân vẫn tăng diện tích...