‘Nín thở’ chờ Covid-19 thành mầm bệnh theo mùa
Các chuyên gia nhận định Covid-19 sẽ trở thành bệnh đặc hữu khi thế giới đạt tỷ lệ tiêm chủng, song “chưa rõ khi nào điều này xảy ra”.
Kể từ khi Covid-19 bước sang năm thứ hai, giới chuyên gia nhận định virus sẽ tồn tại lâu dài trong cộng đồng. Các nước khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh, song các ca nhiễm sẽ không vượt tầm kiểm soát, bệnh viện không có nguy cơ quá tải. Nhiều người dự đoán Covid-19 sẽ giống với cúm mùa, bùng phát hàng năm nhưng không còn là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng.
Song các nhà khoa học chưa rõ khi nào điều đó xảy ra. “Chẳng có phép đo lường phân định được thế nào là dịch bệnh, thế nào là đại dịch. Tất cả tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người, và đó cũng là vấn đề”, giáo sư dịch tễ học Arnold Monto, Đại học Michigan, Mỹ, cho biết.
“Vì vậy, tất cả các quyết định đưa ra không dựa trên quy tắc. Nó dựa trên những gì có thể làm để kiểm soát đợt lây nhiễm. Điều đặc biệt duy nhất ở đây là vaccine hiệu quả hơn nhiều so với mong đợi”, ông nói thêm.
Dù vậy, virus thay đổi và phát triển theo thời gian. Giới chuyên gia không dự đoán được tương lai. Sự xuất hiện của biến thể nguy hiểm như Delta đã thay đổi quỹ đạo đại dịch.
“Khi hàng loạt biến thể tranh nhau xuất hiện, dịch lây lan rộng rãi và đồng đều hơn trên toàn cầu. Điều này khiến việc tuyên bố đại dịch kết thúc trở nên khó khăn. Vì toàn bộ mô hình lây lan đã thay đổi, vẫn có thể còn một số nơi chưa thực sự trải qua sóng Covid-19 giống phần còn lại của thế giới”, ông Monto nói.
Ông cho rằng thế giới cần “nín thở chờ đợi” đến giai đoạn Covid-19 trở thành mầm bệnh đặc hữu thông thường. Đây là dạng bệnh xuất hiện phổ biến trong cộng đồng, nhưng không ảnh hưởng đến nhiều người, để lại tình trạng báo động như đại dịch. Ngay đầu năm 2020, khi Covid-19 đang leo thang, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã dự đoán nó “có thể trở thành mầm bệnh đặc hữu trong cộng đồng” và không bao giờ biến mất.
Hành khách đeo khẩu trang xếp hàng tại Sân bay Quốc tế Denver, ngày 24/8. Ảnh: AP
Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốcgia Mỹ, nhận định Covid-19 không bị tiêu diệt hoàn toàn, song không còn tác động lớn đến sức khỏe cộng đồng.
“Nếu có đủ người tiêm chủng, một thời gian tới, chúng ta sẽ ở giai đoạn mà dịch thỉnh thoảng bùng phát, nhưng không còn chi phối chúng ta nhiều như hiện tại nữa”, ông nói.
Video đang HOT
Theo tiến sĩ Philip Landrigan, chuyên gia dịch tễ tại Đại học Boston, để Covid-19 chuyển thành dịch bệnh thông thường, quốc gia phải xây dựng hàng rào miễn dịch cộng đồng, tiêm phòng cho càng nhiều người càng tốt.
Tại Mỹ, khoảng 58% dân số đã được tiêm chủng đầy đủ. Để kiểm soát đại dịch lây lan, nước này phải đạt tỷ lệ trên 95%. Sau đó, Mỹ vẫn sẽ đón những đợt bùng phát lẻ tẻ, xảy ra ở cộng đồng chưa chủng ngừa do virus nhập cảnh từ nước ngoài. Hiện quốc gia này vẫn còn nhiều việc phải làm để kiểm soát virus lây lan.
“Chúng ta còn mùa đông trước mắt. Hãy tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa đã biết, hãy tiêm chủng, đeo khẩu trang nơi công cộng, tự cách ly khi ốm và rửa tay thường xuyên”, Kristen Nordlund, người phát ngôn của CDC, cho biết. Theo CDC, sau này, cuộc chiến chống Covid-19 có thể giống với cuộc chiến phòng ngừa cúm hàng năm.
Bước vào mùa đông thứ hai của đại dịch, các chính phủ một lần nữa đối mặt với nhiệm vụ khó khăn: Nỗ lực giảm tỷ lệ lây nhiễm, cứu sống bệnh nhân, bảo vệ hệ thống y tế vốn mong manh, đồng thời tránh áp đặt hạn chế quá hà khắc ảnh hưởng đến kinh tế và sức khỏe tinh thần người dân. Trong bối cảnh đó, chiến lược tiêm nhắc lại liều vaccine thứ ba được coi như vũ khí hữu hiệu giúp kiềm chế Covid-19 không bùng phát tàn khốc.
Tại Đức, Bộ trưởng Y tế Jens Spahn đề xuất tiêm liều thứ ba cho tất cả người trưởng thành. Song Ủy ban Tiêm chủng Quốc gia vẫn giới hạn chương trình cho người cao tuổi, người có bệnh nền.
Kể từ ngày 5/11, Hy Lạp mở rộng chương trình tiêm liều thứ ba bắt buộc cho tất cả mọi người. Thủ tướng Kyriakos Mitsotakis cho biết chính phủ cũng đang xem xét thêm ngày hết hạn vào giấy chứng nhận tiêm chủng 6 tháng sau liều thứ hai.
Tại Anh, hơn 9 triệu người đã tiêm nhắc lại. Thủ tướng Boris Johnson hôm 8/11 cho biết nhiều người cao tuổi nhập viện do vaccine suy giảm hiệu quả, kêu gọi người dân tiêm liều thứ ba càng sớm càng tốt. Bộ Y tế Anh cuối tuần trước thông báo mở đặt chỗ sớm một tháng cho những người sắp đủ thời hạn tiêm mũi tăng cường, nhằm đẩy nhanh tốc độ triển khai vaccine trước mùa đông. Người dân Anh trước đó phải chờ tối thiểu 6 tháng sau khi tiêm đủ hai mũi vaccine để đặt lịch tiêm liều tăng cường.
Tỷ giá USD, Euro ngày 20/9: Chờ tín hiệu mới, USD tăng giá
USD tăng giá giới đầu tư đang hướng sự chú ý vào cuộc họp chính sách sắp tới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
USD tăng giá
Ngày 17/9 , Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD ở mức: 23.119 đồng.
Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN mua vào bán ra: 22.750 đồng - 23.753 đồng.
Tỷ giá Euro tại Sở giao dịch NHNN mua vào - bán ra: 26.497 đồng - 28.136 đồng.
Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại mua vào và bán ra như sau:
Vietcombank: 22.660 đồng - 22.860 đồng
VietinBank: 22.655 đồng - 22.855 đồng
ACB: 22.680 đồng - 22.840 đồng
Tỷ giá Euro tại các ngân hàng thương mại mua vào và bán ra như sau:
Vietcombank: 26.348 đồng - 27.442 đồng
VietinBank: 26.365 đồng - 27.389 đồng
ACB: 26.603 đồng - 26.975 đồng
Tỷ giá USD
Trên thị trường thế giới, chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 93,25 điểm, tăng 0,34 %.
Chỉ số tâm lý sơ bộ của Đại học Michigan đã tăng lên mức 71 từ 70,3 điểm vào tháng 8, theo số liệu được công bố hôm 17/9. Con số này thấp hơn ước tính của các nhà kinh tế được Bloomberg khảo sát là 72.
Chỉ số đánh giá về điều kiện mua sắm hiện tại của Đại học Michigan đã giảm từ 78,5 xuống 77,1 - mức thấp nhất kể từ tháng 4/2020. Trong khi đó, trong cuộc khảo sát được thực hiện từ ngày 25/8 đến 12/9, chỉ số theo dõi kỳ vọng tăng từ 65,1 lên 67,1.
Một báo cáo gần đây của Moodys Analytics kết luận rằng trong thập kỷ tới, kế hoạch chi ngân sách 3.500 tỷ USD cùng với IIJA của Chính phủ Mỹ sẽ giúp thúc đẩy sự phục hồi, đưa kinh tế Mỹ lên mức toàn dụng, tạo ra 20 triệu việc làm và thúc đẩy tăng trưởng dài hạn. Trong đó, lợi ích chủ yếu dành cho các gia đình có thu nhập thấp và trung bình.
Lạm phát khả năng cao là vấn đề chính khi Fed họp chính sách tiền tệ tuần sau. Thị trường sẽ theo dõi sát thông báo từ Fed để xác định quan điểm từ ngân hàng trung ương Mỹ về lộ trình siết hỗ trợ.
Đồng franc Thụy Sĩ giảm xuống mức thấp nhất 5 tháng so với đồng USD, là 0,9280 USD. Trong khi đó, USD tăng lên mức 109,84 yên Nhật, cao hơn 0,34% so với phiên liền trước và hồi phục đáng kể từ mức thấp nhất 6 tuần của phiên thứ Tư (15/9), là 109,11 JPY.
Đồng yên hiện đang phản ứng với cuộc đua giành vị trí Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, sắp chính thức bắt đầu trước cuộc bỏ phiếu ngày 29/9. Giành được ghế lãnh đạo trong nghị viện LDP đồng nghĩa người lãnh đạo mới của đảng sẽ trở thành Thủ tướng Nhật Bản.
Theo số liệu từ Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ), tính đến cuối tháng Sáu, các hộ gia đình nước này nắm giữ khối tài sản cao kỷ lục 1.992.000 tỷ yen (18.000 tỷ USD), tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước giữa bối cảnh đại dịch tiếp tục hạn chế hoạt động chi tiêu và giá cổ phiếu tăng.
BoJ cho biết lượng tiền mặt và tiền gửi tăng 4% lên 1.072.000 tỷ yen, mức cao kỷ lục mới, một phần là do các khoản thanh toán tiền thưởng trong mùa Hè. Lượng tài sản bằng chứng khoán cũng tăng 30% lên 210.000 tỷ yen, khi những tiến triển trong chương trình tiêm chủng mang lại hy vọng về đà phục hồi ở các nền kinh tế lớn và thúc đẩy giá cổ phiếu.
Đông Sơn
Người Mỹ tan mộng Covid-19 biến mất Nhiều người Mỹ từng hồ hởi đón mùa hè với niềm tin rằng Covid-19 sẽ sớm biến mất, nhưng sau đó nhận ra chỉ còn cách sống chung với nó. Người Mỹ đang bước vào một giai đoạn mới đáng thất vọng của đại dịch, khi họ nhận ra rằng Covid-19 không thể sớm biến mất. Một quốc gia từng chờ mong đại...