Nín thở cả ngày vì mùi cơ thể của đồng nghiệp “tra tấn”, tôi phải làm thế nào đây?
Đáp án cho câu hỏi này nằm trọn trong phần bình luận của bài viết xoay quanh đề tài “mùi nơi công sở” dưới đây.
Sống trong môi trường công sở một số năm nhất định nào đó, có lẽ chúng ta đều hiểu được rằng các câu chuyện thị phi hay những lần bị sếp trách mắng suy cho cùng cũng chẳng làm chúng ta tổn thương sâu sắc bằng… mùi. Vâng, chính là mùi cơ thể, mùi hôi cánh, hôi nách của những đồng nghiệp trong team “Hàm Hôi”.
Tuy nhiên, đáng buồn là trong khá nhiều trường hợp với những đối tượng tỏa hương nhất định nào đó ở công ty, chúng ta rất khó để góp ý: Hoặc là họ thuộc dạng tiền bối, hoặc là thuộc đội ngũ “con ông cháu cha” chúng ta phải kiêng nể,…
Vậy làm thế nào để giải khéo léo giải quyết câu chuyện “nặng mùi” nơi công sở mà không gây mất lòng đồng nghiệp đây? Đáp án cho câu hỏi này nằm trọn trong phần bình luận của bài viết dưới đây.
Cụ thể mới đây, có một nàng công sở đã đăng đàn than thở về tình cảnh thê lương của mình khi bị mùi cơ thể của nam đồng nghiệp “bạo hành” cả ngày với mong mỏi dân mạng hiến kế giúp đỡ như sau:
“Cho em hỏi có cách nào góp ý tế nhị cho đồng nghiệp cùng phòng bị mùi cơ thể mà không làm mất tình cảm không ạ? Dù sao em cũng là con gái góp ý vấn đề này với con trai thì hơi kỳ. Lúc trước thì bạn nam đó ngồi phía sau em, thỉnh thoảng đi ngang qua thì em có thể nín thở được, nhưng mà 1 tuần nay bạn chuyển chỗ ngồi kế bên, không lẽ em nín thở hoài”.
Video đang HOT
Hai từ “nín thở” có lẽ phần nào đã nói lên mức độ nguy hại đáng báo động và sức “tàn phá” đến kinh hoàng của mùi cơ thể đang “tấn công” nàng công sở nhân vật chính. Và trước tình hình này, hàng loạt dân mạng mà nhất là hội “500 anh chị em” công sở đã nhanh chóng phóng vào hiến kế giúp giải quyết như sau:
“Âm thầm mua lọ xịt nách, lăn nách, bôi nách, tẩm nách, rửa nách,… gì gì đấy rồi bỏ vào ngăn bàn của đối tượng, nhớ là đừng để danh tính đấy”.
“Ôi kiểu đàn ông thế này chỉ có nước nói bóng nói gió cho tự hiểu thôi, chứ mà góp ý thì như thể nào cũng tự ái rồi ghi thù chuốc oán cho mà xem”.
“Mùi đến mức nín thở mà đồng nghiệp vẫn tỉnh bơ thì chắc là do anh ta quen với mùi của mình rồi, không nhận ra. Tốt nhất là đợi dịp tốt kéo anh ta ra một góc khuất mà góp ý thôi”.
“Gặp mình là mình bỏ nhỏ với sếp để sếp lựa lời mà nói sẽ hay hơn. Dù gì sếp nói thì cũng ít khi bị giận, chứ mình không khéo mở mồm một phát là tình cảm đồng nghiệp tan vỡ ngay”.
“Cứ hay kéo sếp đến chỗ mình là được, sếp đủ nhạy cảm sẽ nhận ra cái mùi kinh hoàng kia và nhanh chóng vào cuộc giúp mình giải quyết thôi. Mưu kế như thế đỡ phải động chạm trực tiếp”.
“Bạn cứ thử diễn kiểu ‘ối xung quanh đây có mùi gì kinh thế nhỉ?’, xong quay sang hỏi đồng nghiệp ‘anh có ngửi thấy không, mùi gì ý nhợ?’,… diễn ít hôm sẽ nhận ra thôi mà”.
“Nếu thử đủ mọi cách vẫn không cải thiện được thì chỉ còn nước dứt áo ra đi thôi, chứ hôm nào cũng nín thở thì có mà hại thần kinh, thiếu oxy chết à”.
Theo Helino
Bị nhân viên mắng "cô làm sếp tôi hơi lâu rồi đấy!", nàng công sở liền được dân mạng mách nước cực ngầu
"Mình vừa bị nhân viên bảo 'cô làm sếp tôi hơi lâu rồi đấy', theo các bạn bây giờ phải trả lời sao cho ngầu?".
Công sở vốn là một môi trường thật lắm thị phi và cũng thật nhiều điều áp lực. Sống trong đó, không ít người đã nếm trải đủ mọi sắc thái tiêu cực như uất ức, tức giận, cảm thấy bất công,... Tuy nhiên, dẫu có gặp vấn đề gì đi chăng nữa, nếu khôn ngoan thì tuyệt đối không được để bản thân lâm vào tình cảnh "giận quá hóa rồ", tự chuốc lấy phiền phức.
Nói có sách mách có chứng, mới đây, cô nàng công sở có tên H.Y đã đăng đàn lên MXH chia sẻ câu chuyện về nhân viên cấp dưới "giận quá hóa rồ", tuôn ra câu nói rất thiếu tôn trọng mình như sau: "Mình vừa bị nhân viên bảo 'cô làm sếp tôi hơi lâu rồi đấy', theo các bạn bây giờ mình phải trả lời sao cho ngầu?".
Chỉ với một dòng thuật lại tình huống, bài viết ngắn gọn của H.Y sau khi đăng tải không bao lâu đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng người dùng mạng. Xét về ngữ cảnh sẻ chia, có lẽ ai cũng dễ dàng đoán được người nhân viên thiếu tôn trọng H.Y hình như đang có chuyện không vui, chỉ tiếc rằng chuyện cũng đã xảy ra rồi, nói lời khó nghe thì cũng đã nói rồi, giờ là lúc chuẩn bị đón nhận hậu quả.
Tất nhiên, hậu quả thế nào thì đã có dân mạng hiến kế. Sau câu hỏi "nên đối đáp lại thế nào cho ngầu?", H.Y đã góp nhặt được loạt ý kiến vừa hay, vừa "thâm", vừa hài của dân mạng bên dưới phần bình luận như sau:
"Cầm biên bản phạt 70% lương ra bảo "chị cũng chờ giây phút này cũng hơi lâu rồi đấy'".
"Một là hãy nói 'đế chế này sẽ kéo dài bao lâu tùy thuôc cách cư xử của cưng đó'. Hai là 'à không lâu đâu em, mai nghỉ luôn cho chị nhé'".
"Se con lâu va rât lâu nưa em à, nhưng thôi, niệm tình đồng nghiệp bấy lâu nay nên chị xin được làm sếp của em đến chiều nay thôi. Từ mai em không cần đến nữa".
"Phải mình gặp nhân viên này á, đuổi việc ngay và luôn chứ chẳng đối đáp gì cả. Cái kiểu đấy rồi cũng có lúc quên hết anh em bạn bè đồng nghiệp mà thôi".
"Phải phạt chứ, phạt nặng vào đừng vội đuổi. Dày vò cho nó biết mình biết ta chứ mà thái độ".
Quả thật, từ các bình luận như trên có thể thấy rằng, dù có ra sao thì ra, chuyện cấp dưới mà "cà khịa" hay nói lời thiếu tôn trọng cấp trên là chuyện không thể nào chấp nhận được. Thôi thì hy vọng với loạt hiến kế của dân mạng, cô nàng H.Y sẽ tìm được cách giải quyết thích đáng nhất cho trường hợp của mình.
Và dù không biết H.Y sẽ chọn thế nào nhưng tin chắc rằng, cái kết này sẽ không mấy êm ái dành cho người nhân viên "kém sang" kia. Thật đáng buồn làm sao...
Theo Helino
Nàng công sở đăng đàn cầu cứu khi bị sếp không ưa, dân mạng đồng loạt khuyên làm điều này "Mình đã từng gặp trường hợp này và mình quyết định cãi nhau tay đôi với sếp...". Chúng ta chẳng thể làm hài lòng tất cả mọi người; cho nên, việc bị một đôi ba người ghét bỏ là khó có thể tránh khỏi, đặc biệt là trong một môi trường phức tạp và đầy rẫy những thị phi, bon chen, đua tranh...