Niigata – “Vương quốc rượu Sake” nổi tiếng của Nhật Bản
Từ những hạt gạo chất lượng hảo hạng kết hợp với khí hậu và nguồn nước đặc biệt của Niigata đã biến nơi đây thành vương quốc của rượu Sake truyền thống.
Rượu gạo truyền thống của Nhật Bản “日本酒 – Nihonshu” (Nhật Bổn Tửu) giữ vai trò quan trọng trong văn hóa ẩm thực và đời sống tinh thần của người dân xứ Phù Tang.
Trong đó, tỉnh Niigata với hơn 90 xưởng sản xuất rượu truyền thống, được biết đến như vương quốc rượu ở Nhật Bản, chỉ xếp sau tỉnh Hyogo và Kyoto. Không quá khi nói rằng, nhắc đến Niigata là nhắc đến rượu!
Chất lượng gạo hảo hạng của Niigata cho ra đời những loại rượu ngon nhất.
Rượu gạo của tỉnh Niigata đặc trưng bởi hương vị nhẹ và không ngọt. Nhiều loại rượu ở đây sử dụng gạo “ Gohyakumangoku”, một loại gạo có kích thước lớn và lượng tinh bột cao tập trung ở tâm hạt, rất lý tưởng cho việc nấu rượu. Mặt khác, nguồn nước của Niigata là nước “siêu mềm” (thuật ngữ chỉ nguồn nước mà trong thành phần không chứa kim loại nặng có hại cho con người). Với hàm lượng khoáng chất thấp trong nước, quá trình lên men của rượu cũng diễn ra chậm hơn do mùa đông kéo dài. Chính những điều kiện này tạo nên hương vị nhẹ nhàng và sảng khoái đặc trưng của rượu Niigata. Dù rượu gạo ngọt được ưa chuộng hơn từ sau chiến tranh, rượu Niigata đã đi ngược lại xu thế đó và kích hoạt sự bùng nổ mức độ yêu thích với các loại rượu của địa phương.
Video đang HOT
Bậc thầy Toji chịu trách nhiệm cho cả quá trình sản xuất rượu.
Không bất ngờ khi tại Niigata có những xưởng rượu tuổi đời lên đến 200, 300 năm. Nơi đây vốn được biết đến như là “quê hương của Toji”. “Toji” chính là bậc thầy nấu rượu, người đứng đầu và chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ quá trình sản xuất rượu. Các Toji của mỗi vùng miền lại có những kỹ năng và kinh nghiệm khác nhau được tích lũy, lưu truyền qua nhiều thế hệ, và họ được gọi bằng tên riêng tùy địa phương. Chẳng hạn, tỉnh Akita là Sannai Toji, Iwate là Nanbu Toji, và Echigo Toji là nhóm các Toji của tỉnh Niigata.
Niigata cũng là nơi có số lượng xưởng rượu do Toji đứng đầu lớn nhất Nhật Bản. Do đó, kỹ năng của những bậc thầy này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên hương vị khác biệt của rượu Niigata.
Một xưởng sản xuất rượu truyền thống ở Niigata.
Các loại rượu địa phương nổi tiếng có thể kể đến như “Hakkaisan” được ủ bằng nước suối từ núi Hakkaisan linh thiêng, và “Kubota” có vị ngọt nhẹ và hơi sắc.
Nếu bạn là một tín đồ của rượu Nhật Bản truyền thống, mong muốn được trải nghiệm hương vị của nhiều loại rượu khác nhau ở Niigata, cửa hàng Ponshukan sẽ đáp ứng nguyện vọng của bạn. Ponshukan là cửa hàng rượu bày bán gần 100 loại rượu gạo địa phương đặt tại ga Niigata, ga Echigo Yuzawa và ga Nagaoka. Chỉ với 500 yên là bạn có thể nếm thử 5 cốc rượu được sản xuất từ tất cả xưởng rượu trong vùng.
Tại Niigata có các tour tham quan xưởng rượu dành cho du khách.
Một quầy đặc sản bày bán các loại rượu địa phương.
Lẩu giấy cá nóc giá 2 triệu đồng
Cá nóc đã chế biến nhập khẩu từ Nhật Bản, được phục vụ bằng lẩu giấy, ăn kèm rau củ và các loại nấm.
Lẩu cá nóc được bán tại một nhà hàng sushi trên đường Tôn Thất Thiệp, đặc biệt được nấu theo hình thức lẩu giấy Nhật Bản. Đây là loại lẩu không có nồi, sử dụng loại giấy trong nghệ thuật xếp origami, để chứa nước dùng.
Ngoài cá nóc, lẩu còn có tinh chất collagen, chiết xuất từ nước cốt gà theo cách thức đặc biệt của nhà hàng. Nước lẩu không thêm gia vị, được nấu từ cá khô Nhật Bản và rong biển để có được vị ngọt tự nhiên. Món lẩu ăn kèm với rau củ và nấm. Thực khách cũng có thể chế biến thành món cháo khi bỏ cơm trắng vào nước lẩu.
Giá của một phần lẩu bao gồm 250 gr cá nóc là 1.990.000 đồng, chưa thuế. Thực khách cần phải đặt trước. Theo chia sẻ của anh Lê Thiện, bếp trưởng nhà hàng, hiện tại Việt Nam chưa cấp bằng cho đầu bếp chế biến cá nóc. Cá nóc sẽ được chế biến sẵn từ Nhật Bản và vận chuyển về bằng đường hàng không.
Cá nóc trong ẩm thực Nhật Bản có thể dùng chế biến sashimi hoặc là món nhúng cho lẩu. Ảnh: Thanh Hằng.
Tại Nhật Bản, cá Fugu, hay còn gọi là cá nóc, được dùng làm nguyên liệu để chế biến những món ăn cao cấp. Chúng có mặt trong thực đơn của những bữa tiệc chiêu đãi, tiệc tối hoặc những sự kiện mang tính trang trọng. Có khoảng gần 40 loài cá nóc được sử dụng để chế biến món ăn và lượng cá tiêu thụ đến hàng nghìn tấn mỗi năm. Một đĩa cá nóc chuẩn có giá đến 200 USD.
Một số nơi của xứ sở Phù Tang, người ta nghiên cứu cách nuôi dưỡng và đã cho ra thị trường những con cá nóc an toàn, không chứa chất độc gây chết người và những bộ phận từng được cho là cực độc của cá nóc đã trở thành món ăn cao cấp.
Trưa nay ăn gì: độc đáo cơm bò băm Hayashi Nhật Bản không chỉ nổi tiếng với những món ăn truyền thống mà còn có nhiều món ngon được biến tấu theo phong cách nước ngoài. Trong đó có thể kể đến cơm bò băm Nhật Bản (Hayashi) được rất nhiều thực khách ưa thích. Giống như cà ri Nhật Bản, món ăn này thường được thưởng thức bằng muỗng và thường xuất...