Nigeria: Xung đột cộng đồng khiến 18 người thiệt mạng
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 5/11, giới chức bang Benue ở miền Trung Nigeria cho biết 18 người đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ giữa các cộng đồng chăn gia súc và nông dân ở bang này.
Binh sĩ Nigeria tuần tra tại thị trấn Banki. Ảnh tư liêu: AFP/TTXVN
Vào tối hôm 3/11 theo giờ địa phương, những người chăn gia súc đã xông vào làng Ukohol, cách thủ phủ Makurdi của bang Benue 8 km, và bắn chết 18 người trong một khu chợ, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em. Vụ thảm sát này là cuộc tấn công mới nhất của những người chăn nuôi Fulani đến từ bang Nasarawa láng giềng. Họ dựng lều trại trong các cộng đồng ở khu vực giáp ranh giữa 2 bang.
Hàng chục dân làng bị thương trong vụ tấn công đã được đưa đến bệnh viện công ở Markurdi, trong khi hàng trăm cư dân khác chạy khỏi làng để tìm nơi trú ẩn tại cộng đồng Guma gần đó.
Theo chính quyền địa phương, những người chăn nuôi đã tăng cường tấn công vào các cộng đồng nông dân ở Benue trong những tháng gần đây, khiến người dân phải lánh đến các thị trấn xa ranh giới hơn, nơi nhiều người khác cũng đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ đợt lũ lụt tồi tệ nhất trong một thập kỷ qua ở quốc gia đông dân nhất châu Phi này. Điều này làm tăng áp lực lên các trại tị nạn và làm cho phản ứng nhân đạo của chính phủ trở nên khó khăn hơn.
Tranh chấp giữa những người chăn nuôi gia súc và nông dân về quyền sử dụng đất, khu vực chăn thả và nguồn nước diễn ra khá phổ biến ở các khu vực miền Trung và Tây Bắc của Nigeria. Những căng thẳng kéo dài hơn một thế kỷ này có nguồn gốc từ các nguyên do như hạn hán, sự gia tăng dân số, sự mở rộng của nền nông nghiệp định canh và công tác quản lý yếu kém.
Trong những năm gần đây, những cuộc xung đột này đôi khi còn diễn ra ở khía cạnh dân tộc và tôn giáo, với những người chăn nuôi Fulani là người Hồi giáo và những người nông dân chủ yếu theo Thiên chúa giáo.
Pháp kêu gọi Đức đồng lòng trong vấn đề năng lượng
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã lên tiếng kêu gọi Đức thể hiện "tinh thần đoàn kết" của châu Âu trước tình trạng giá năng lượng tăng vọt.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại cuộc họp ở Paris, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Trả lời phỏng vấn tờ Les Echos ngày 16/10, Tổng thống Macron cho rằng cũng như cuộc khủng hoảng COVID-19, hiện là "thời khắc quyết định của châu Âu". Ông đề cập tới gói hỗ trợ 200 tỷ euro (gần 195 tỷ USD) của chính quyền Thủ tướng Đức Olaf Scholz để bảo vệ các hộ gia đình và doanh nghiệp nước này trước ảnh hưởng của giá năng lượng tăng. Ông cho rằng các nước trong châu lục cần đoàn kết và hành động thống nhất, tránh việc chỉ bám vào chính sách của mỗi quốc gia. Theo Tổng thống Macron, nếu cần có cách tiếp cận mang tính nhất quán thì đó không phải là các chiến lược của mỗi quốc gia mà là một chiến lược của toàn châu Âu. Ông đồng thời thể hiện sự tin tưởng đối với sức mạnh của mối quan hệ Pháp - Đức và "khả năng hai nước cùng nhau thực hiện một chiến lược đầy tham vọng".
Việc giá năng lượng ở châu Âu tăng cao do tác động của cuộc xung đột ở Ukraine đã gây ra cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở châu lục này, trong đó Đức chịu ảnh hưởng nặng nề vì phụ thuộc lớn vào nguồn cung từ Nga. Tuy nhiên, chính phủ của Thủ tướng Scholz bị chỉ trích là hành động "một mình một kiểu" khi triển khai kế hoạch hỗ trợ 200 tỷ euro cho các hộ gia đình và doanh nghiệp trong nước. Một số đối tác của Đức trong Liên minh châu Âu (EU) đã gây áp lực yêu cầu nước này thể hiện sự đoàn kết hơn về tài chính.
Cuối tháng trước, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho rằng nước này đang trong tình trạng "vô cùng căng thẳng" về nguồn cung năng lượng. Ngày 16/10, Bộ trưởng Y tế Đức Karl Lauterbach cảnh báo việc giá năng lượng và lạm phát tăng cao có thể khiến một số lượng lớn bệnh viện ở nước này có nguy cơ phải đóng cửa. Dự kiến, ngày 18/10, Bộ trưởng Lauterbach sẽ thảo luận với Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner về các hỗ trợ cần thiết cho hệ thống bệnh viện.
Nigeria: Hơn 600 người thiệt mạng và 1,3 triệu người mất nhà cửa vì lũ lụt Tại Nigeria, số người thiệt mạng do lụt lội tại nước này đã lên tới 600 người, tăng 100 người so với thông báo tuần trước. Mưa lũ biến nhiều vùng ở Nigeria thành biển nước. Ảnh: AFP Trận lụt nghiêm trọng nhất trong một thập kỷ tại đây cũng đã làm hơn 1,3 triệu người mất nhà cửa, hơn 82.000 ngôi nhà...