Nigeria tuyên bố bắt giữ thủ lĩnh nhóm phiến quân Ansaru
Quân đội Nigeria cho biết Khalid al-Barnawi, kẻ cầm đầu nhóm phiến quân có liên quan đến Boko Haram, đã bị bắt giữ.
Kẻ cầm đầu Ansaru là Khalid al-Barnawi, giữa. Ảnh: Theheraldng
Ông Rabe Abubakar, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nigeria hôm nay cho biết al-Barnawi bị bắt ở trung tâm Lokoja hôm 2/1 trong trận giao tranh, Reuters đưa tin.
Nhóm phiến quân Ansaru, một chi nhánh của Boko Haram, bị cho là chuyên bắt cóc và sát hại những người phương Tây.
Al-Barnawi, khoảng gần 40 tuổi, từng bị Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định liên quan đến Boko Haram và chi nhánh al-Qaeda ở bắc Phi. Cùng hai phiến quân khác, tên này bị Mỹ đưa vào danh sách đen “những kẻ khủng bố nước ngoài”.
Anh cũng coi Ansaru là nhóm khủng bố, cho rằng chúng liên kết với al-Qaeda và đứng sau vụ bắt cóc một người Anh và một người Italy rồi sát hại họ hồi 2012 khi chiến dịch giải cứu thất bại. Chúng cũng tuyên bố bắt cóc một kỹ sư người Pháp cùng năm.
Hiện Reuters chưa thể xác nhận thông tin về việc bắt giữ do các chi tiết về ảnh và video chưa được công bố.
Video đang HOT
Một chuyên gia an ninh Nigeria cho hay những kẻ ủng hộ al-Barnawi thông báo tên này chưa bị bắt.
Tin về al-Barnawi bị bắt xuất hiện khi nhóm phiến quân ở Nigeria bị cho là đang suy giảm hoạt động. Abubakar Shekau, kẻ cầm đầu Boko Haram, xuất hiện trong video tháng trước cho thấy dường như hắn bị ốm và hoạt động của nhóm suy yếu. Tuy nhiên đoạn video xuất hiện tuần trước thông báo phiến quân sẽ không đầu hàng.
Boko Haram kiểm soát một phần lớn khu vực đông bắc Nigeria với quy mô tương đương diện tích của Bỉ và thực hiện nhiều vụ tàn sát dân thường. Tuy nhiên chúng đã bị quân đội Nigeria phối hợp với quân đội các nước láng giềng đẩy lui từ đầu năm nay.
Khánh Lynh
Theo VNE
Những phụ nữ bị coi là máu xấu sau khi thoát khỏi phiến quân
Thoát nạn khi được giải cứu khỏi phiến quân Boko Haram, nhưng phụ nữ ở đông bắc Nigeria lại bị ghẻ lạnh và hoài nghi.
Phụ nữ và trẻ em được quân đội Nigeria cứu khỏi phiến quân Hồi giáo cực đoan Boko Haram tháng 5 năm ngoái tại Nigeria. Ảnh: AP
Theo Guardian, trong bối cảnh quân đội thắng thế trước nhóm phiến quân Hồi giáo này, càng nhiều phụ nữ và trẻ em từng bị lạm dụng tình dục được trả tự do. Nhưng khi trở về nhà, họ lại bị cô lập và không được hỗ trợ để vượt qua những tổn thương về thể xác, tinh thần.
Đây là nội dung của báo cáo mang tên "Máu xấu: nghịch cảnh của những trẻ sinh ra từ bạo lực tình dục và phụ nữ, bé gái bị Boko Haram bắt cóc ở đông bắc Nigeria", được IA (Tổ chức cảnh báo quốc tế) và Unicef (Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc) đưa ra hôm qua.
"Những phát hiện này cho thấy chúng ta cần cấp bách hỗ trợ những nạn nhân trở về sau khi bị Boko Haram bắt và giúp họ tái hòa nhập. Nhiều bé gái đang phải đối mặt với những di chứng lâu dài vì bị xâm phạm tình dục và chia cách khỏi gia đình nên càng cần sự giúp đỡ của người xung quanh", Kimairis Toogood, cố vấn hòa bình của IA tại Nigeria cho biết.
"Nếu nhu cầu của những nạn nhân sống sót trở về không được đáp ứng, tình hình xung đột vốn đã phức tạp sẽ càng trở nên tệ hơn".
Từ năm 2012, hơn 2.000 phụ nữ và bé gái đã bị Boko Haram bắt cóc, trong đó hơn 200 nữ sinh bị bắt ở trường tại Chibok, bang Borno năm 2014. Vụ bắt cóc đã làm dấy lên chiến dịch BringBackOurGirls (Trả lại con gái cho chúng tôi) thu hút sự chú ý của dư luận, trong đó có đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama.
Những nạn nhân được giải thoát khẳng định bị xâm phạm tình dục, ép kết hôn với lính phiến quân và lao động khổ sai. Một số được rèn luyện chiến đấu và trở thành công cụ đánh bom tự sát.
Phiến quân Boko Haram là mối đe dọa thường trực ở đông bắc Nigeria. Ảnh: NAIJ
Theo báo cáo, một trong những nguyên nhân các nạn nhân bị ghẻ lạnh là do người ta lo sợ họ gieo rắc tư tưởng cực đoan trong cộng đồng. Trẻ em sinh ra từ bạo lực tình dục càng bị khinh rẻ vì là huyết thống của những tên phiến quân hung ác.
"Sự ghẻ lạnh khiến cho phụ nữ, bé gái và con cái họ trở thành nạn nhân một lần nữa nên chúng ta cần ý thức được thực tế này trong bối cảnh loạn lạc đang diễn ra", trích báo cáo.
"Nhiều người xem những phụ nữ, bé gái và cốt nhục của họ như một mối đe dọa. Người ta hoài nghi các nạn nhân đã bị tiêm nhiễm tư tưởng cực đoan của JAS - tên khác của Boko Haram. Việc ngày càng có nhiều vụ đánh bom tự sát được thực hiện ở Nigeria bởi các thiếu nữ dưới 18 tuổi lại củng cố thêm quan điểm rằng các phụ nữ, bé gái dính líu tới JAS, dù là tự nguyện hay ép buộc, đều góp phần vào sự bất ổn chung trong khu vực".
Tuần trước, một thiếu nữ khẳng định được Boko Haram cử tới đã không chịu kích hoạt áo gài bom ở trại tị nạn Dikwa. Nhưng hai người khác đã liều chết thực hiện nhiệm vụ của mình, khiến ít nhất 58 người thiệt mạng.
"Một số người lo ngại rằng những trẻ sinh ra từ bạo lực hay quan hệ tình dục với các phiến quân JAS sẽ nối gót cha chúng trở thành lớp chiến binh kế cận do thừa hưởng dòng máu hung ác", báo cáo bổ sung thêm.
Bản báo cáo cũng kêu gọi chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận thành lập dịch vụ bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân, đồng thời giáo dục cho người dân ở quê nhà họ về nỗi đau mà những phụ nữ, bé gái này phải chịu đựng.
Hơn 2,5 triệu người đã buộc phải bỏ nhà đi lánh nạn do xung đột leo thang ở đông bắc Nigeria. Khoảng 2,1 triệu vẫn đang sống ở nước này, trong đó 10% ở các trại tị nạn, phần còn lại ở nhờ các cộng đồng khác.
Tuần trước, các chuyên gia nhân quyền của Liên Hợp Quốc kêu gọi chính phủ đảm bảo các khu vực giành lại từ tay quân nổi dậy phải thực sự an toàn để người dân trở về nhà. Họ cũng yêu cầu các trại di tản nội địa phải được bảo vệ.
Ngọc Huyền
Theo VNE
Nữ sinh bị bắt cóc trở thành kẻ đánh bom tự sát Nigeria đã cử một nhóm điều tra tới Cameroon sau khi Cameroon bắt được một thiếu nữ cài bom quanh người, định kích nổ. Nghi phạm khai thuộc nhóm nữ sinh bị bắt cóc ở Nigeria đã "biến mất" gần 2 năm qua. Người dân Nigeria biểu tình đòi chính phủ phải đưa các nữ sinh Chibok bị bắt cóc trở về -...