Nigeria có thể gia nhập BRICS trong tương lai
Đại sứ Nigeria tại Nga Abdullahi Shehu tuyên bố Nigeria không phản đối khả năng trở thành thành viên của Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới ( BRICS) – gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.
Logo của nhóm BRICS. Ảnh: Sputnik
Theo đài Sputnik (Nga), ông Abdullahi nhấn mạnh đây là triển vọng “khá thực tế” trong tương lai. Ông tuyên bố: “Điều đó hoàn toàn thực tế và sẽ phụ thuộc vào các tiêu chí thành viên. Nigeria không phản đối khả năng trở thành thành viên của BRICS để đảm bảo lợi ích kinh tế của mình khi hợp tác với các đối tác khác trên thế giới”.
Đại sứ cho biết thêm dù hiện tại, Nigeria chưa bắt đầu các cuộc đàm phán gia nhập khối, nhưng điều đó vẫn có thể thực hiện được trong tương lai. Ông tiết lộ thêm rằng quốc gia này cũng đang thảo luận về khả năng sử dụng hệ thống thanh toán thẻ Mir của Nga.
Video đang HOT
Tuyên bố ông Abdullahi được đưa ra sau khi Iran và Argentina chính thức xin gia nhập khối BRICS vào tháng trước. Tuần trước, bà Purnima Anand, Chủ tịch Diễn đàn Quốc tế BRICS, cho biết Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và Saudi Arabia cũng có thể sẽ sớm gia nhập nhóm các nền kinh tế này.
Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc đã thành lập BRICS từ năm 2009. Sau đó, đến năm 2010, Nam Phi cũng gia nhập nhóm. BRICS hiện chiếm 26,7% diện tích thế giới, hơn 16% thị phần thương mại toàn cầu và đại diện cho hơn 41,5% dân số thế giới.
Iran nộp đơn xin gia nhập BRICS
Cộng hòa Hồi giáo Iran đã chính thức nộp đơn xin gia nhập Nhóm các nền Kinh tế mới nổi (BRICS), sau khi được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh ở Trung Quốc vào tuần trước.
Theo hãng thông tấn Tasnim, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Saeed Khatibzadeh đã xác nhận thông tin trên trong cuộc họp báo ngày 27/6. Ông Khatibzadeh giải thích rằng tư cách thành viên của Iran sẽ làm "gia tăng giá trị" cho tất cả các thành viên trong nhóm.
"Vị trí địa lý độc đáo của Iran và năng lực của nước này trong các lĩnh vực năng lượng, vận chuyển và thương mại đã khiến các thành viên BRICS đặc biệt chú ý đến Iran như một tuyến đường vàng để kết nối phương Đông với phương Tây", Hãng thông tấn Cộng hòa Hồi giáo thuộc sở hữu nhà nước Iran (IRNA) cho biết.
IRNA cũng nhận định rằng nếu Iran và các quốc gia hùng mạnh khác gia nhập BRICS, nhóm kinh tế này có thể còn mạnh hơn và thách thức các chính sách của phương Tây.
Ngoài Iran, Argentina cũng đã nộp đơn xin gia nhập BRICS. Cuối tuần trước, Tổng thống Argentina Alberto Fernández bày tỏ mong muốn đưa đất nước của ông trở thành thành viên của nhóm các nền kinh tế lớn mới nổi này.
Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc đã thành lập BRICS từ năm 2009. Sau đó, đến năm 2010, Nam Phi cũng gia nhập nhóm. BRICS hiện chiếm 26,7% diện tích thế giới, hơn 16% thị phần thương mại toàn cầu và đại diện cho hơn 41,5% dân số thế giới.
Vào tuần trước, Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 14 do Trung Quốc chủ trì đã diễn ra theo hình thức trực tuyến. Tham dự hội nghị không chỉ có các nhà lãnh đạo của 5 quốc gia BRICS, mà còn có nguyên thủ của 13 quốc gia đang phát triển khác - bao gồm Iran và Algeria, Argentina, Ai Cập, Indonesia, Kazakhstan, Senegal, Uzbekistan, Campuchia, Ethiopia, Fiji, Malaysia và Thái Lan.
BRICS đang cùng nhau phát triển kinh tế, công nghệ và các mối quan hệ khác trong thế giới hiện đại. Tại hội nghị lần này, các thành của nhóm đã thảo luận về các xu hướng chính trị và kinh tế cấp thiết, phối hợp nhuần nhuyễn các chính sách kinh tế - chính trị. Các quốc gia cũng thảo luận về biện pháp cùng điều hướng dòng chảy thương mại toàn cầu và chi phối ảnh hưởng đáng kể của nhóm (24% GDP toàn cầu) để thay đổi điều đó.
Trong phiên họp BRICS, Tổng thống Vladimir Putin cũng cho biết nhóm 5 thành viên này đang làm việc để thiết lập một đồng tiền dự trữ toàn cầu mới dựa trên các loại tiền tệ của những quốc gia thành viên.
Hàng chục người di cư được giải cứu trên sa mạc ở Nigeria Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) ngày 14/7 cho biết đã giải cứu tổng cộng 44 người di cư tại sa mạc ở phía Bắc Nigeria đang trên đường đến Libya. Tổ chức Di cư Quốc tế đã giải cứu 44 người di cư tại sa mạc ở phía Bắc Nigeria đang trên đường đến Libya. Ảnh: AFP Theo IOM, 44 người...