Niềm vui mong manh thời hậu “thắt lưng buộc bụng”
Trong khi cuộc đàm phán giữa Hy Lạp và các đối tác nhằm tìm cách giảm bớt khoản nợ khổng lồ của nước này vẫn đi vào bế tắc, thì bầu không khí tại Hy Lạp có vẻ đã bớt ảm đạm hơn…
… với việc chính phủ mới quyết định từ bỏ các biện pháp “thắt lưng buộc bụng”.
Chính phủ mới của Hy Lạp ngày 30-1 đã bắt đầu cuộc đàm phán đầu tiên với các đối tác trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), nhằm tìm cách giảm bớt “núi nợ” khổng lồ liên quan đến gói cứu trợ tài chính quốc tế trị giá 240 tỷ euro (269 tỷ USD) dành cho nước này. Cuộc đàm phán đã được dự báo là sẽ rất căng thẳng ngay từ trước khi nó diễn ra, bởi Liên minh châu Âu (EU) và Đức đều tuyên bố không ủng hộ việc cắt giảm các khoản nợ cho Hy Lạp, trong khi chính phủ mới tại Athens vẫn nuôi hy vọng có thể gây sức ép buộc các chủ nợ giảm một nửa số nợ hiện lên tới…175% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này.
Các nhân viên tại Hy Lạp vui mừng được trở lại làm việc sau nhiều tháng thất nghiệp. Ảnh: AP
Trước đó, tân Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đã gây bất ngờ khi đệ trình lên Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) Martin Schulz một kế hoạch cải cách quy mô, nhằm tiến tới đàm phán lại về nợ quốc gia và chính sách kinh tế “thắt lưng buộc bụng” của nước này.
Theo ông Alexis Tsipras, chính phủ Hy Lạp đã xây dựng được một kế hoạch khôi phục lại tăng trưởng kinh tế mà không cần phải áp dụng các biện pháp khắc khổ như 5 năm qua. Kế hoạch này bao gồm các nhiệm vụ đấu tranh chống tham nhũng, cải cách quản lý nhà nước, triển khai hệ thống thuế ổn định và công bằng trên cơ sở lập danh mục các tài sản lớn của người dân. Kế hoạch trên sẽ được triển khai theo các định hướng chính như lập lại cân bằng ngân sách, tiến tới giảm “các mục tiêu không khả thi”, thứ hai là tài trợ cho chương trình tái thiết quốc gia bao hàm một thỏa thuận mới với châu Âu.
Chủ tịch EP Martin Schulz cũng cho biết, Thủ tướng Hy Lạp đã bảo đảm rằng, nước này sẽ tìm kiếm “tiếng nói chung” với các thành viên của EU và Athens sẽ không tìm kiếm “giải pháp đơn phương” trong việc đàm phán lại về khoản cứu trợ tài chính nói trên.
Video đang HOT
Thế nhưng cuộc đàm phán ngày 30-1 vừa qua cuối cùng chỉ khiến bầu không khí giữa Athens và “bộ ba chủ nợ” gồm: EU, Quỹ Tiền tệ quốc tế ( IMF) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thêm căng thẳng. Được biết, chính phủ mới ở Hy Lạp đã từ chối gặp các quan chức EU và IMF; đồng thời bác bỏ khoản cứu trợ tiếp theo trị giá 7,2 tỷ euro mà các chủ nợ dự định giải ngân vào ngày 28-2 tới nếu Athens hoàn tất các cải cách và kế hoạch cắt giảm chi tiêu ngân sách như đã cam kết.
Có vẻ như chính phủ mới của Hy Lạp đã quyết tâm “chia tay” với các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” và bỏ ngoài tai lời mời gọi từ các đối tác về những khoản cứu trợ mới. Mới đây, Đức cũng cho biết, sẵn sàng triển khai gói hỗ trợ tín dụng trị giá 20 tỷ euro để giúp đỡ Hy Lạp. Điều kiện để Athens nhận được gói tín dụng nói trên là chính phủ của ông Alexis Tsipras phải tiếp tục thực hiện các cam kết với nhóm “bộ ba chủ nợ”.
Tuy nhiên, như lời quả quyết của Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yanis Varoufakis, chính phủ nước này muốn điều hành đất nước mà không cần khoản cứu trợ mới. Thay vào đó, Athens sẽ thương lượng lại với nhóm “bộ ba chủ nợ” về toàn bộ gói cứu trợ vỡ nợ thứ nhất trị giá 240 tỷ euro.
Ngay sau khi lên nắm quyền, Thủ tướng Alexis Tsipras khiến cả khu vực châu Âu giật mình lo ngại với tuyên bố chấm dứt chính sách kinh tế khắc khổ đổi lấy cứu trợ kinh tế mà nước này đã thực hiện suốt 5 năm qua, đồng thời ngừng các chương trình hợp tác với Nhóm Bộ trưởng Tài chính Khu vực đồng tiền chung châu Âu, còn gọi là Eurogroup. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, Hy Lạp sẽ phải chịu hậu quả nặng nề nếu không tiếp tục chính sách khắc khổ hiện nay và nếu không có những biện pháp này cũng như viện trợ quốc tế, vị trí của Hy Lạp trong Eurozone chắc chắn sẽ bị lung lay.
Theo Thời báo phố Walls, những biện pháp “thắt lưng buộc bụng” thời gian qua đã làm cho tỷ lệ thất nghiệp ở Hy Lạp lên tới 25%, khiến nhiều người phải sống ở mức dưới hoặc gần mức nghèo khổ. Nhưng nay thì các công sở đã bắt đầu tiếp nhận các nhân viên trở lại làm việc. Bên cạnh đó, Thủ tướng Alexis Tsipras dường như cũng biết cách sốc lại tinh thần rệu rã trong nước bằng những cam kết tăng lương tối thiểu, lương hưu cũng như trợ cấp cho người nghèo.
Chưa biết tương lai nền kinh tế Hy Lạp sẽ ra sao, song có thể thấy, việc chính phủ mới của Hy Lạp quyết định từ bỏ các biện pháp khắc khổ đang đem đến niềm vui cho nhiều người dân nước này. Nhưng chắc hẳn nhiều người Hy Lạp cũng đang tự hỏi, liệu niềm vui đó có kéo dài lâu và sau “thắt lưng buộc bụng” sẽ là điều gì?
Theo Trung Dũng
Quân đội nhân dân
Tại sao 2015 là năm "sống còn" đối với châu Âu?
Cuộc tranh cãi về chính sách thắt lưng buộc bụng đang tạo ra một "quả bom chính trị" trong EU bởi vì nó trở thành một cuộc xung đột giữa Đức với Italy, và tệ hơn là cả với Pháp, vào đúng thời điểm khi mà các lực lượng chống châu Âu và lực lượng dân tộc chủ nghĩa đang phát triển mạnh.
Theo ông Joschka Fischer, cựu Ngoại trưởng và Phó Thủ tướng Đức trong giai đoạn 1998-2005, cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro, như mọi người đề cập, đã kết thúc. Bình yên đang trở lại đối với các thị trường tài chính trong bối cảnh có một sự bảo đảm chắc chắn từ các thành viên thuộc Liên minh châu Âu (EU) - đặc biệt là Ngân hàng Trung ương châu Âu. Nhưng các nền kinh tế ở khu vực phía nam của châu Âu vẫn còn trong tình trạng trì trệ, khu vực đồng euro vẫn đang phục hồi một cách chậm chạp, áp lực giảm phát, và tại các quốc gia khủng hoảng, tình trạng thất nghiệp vẫn tiếp tục ở mức cao.
Không có gì ngạc nhiên, rõ ràng, với sự "bất lực" của chính phủ các nước EU trong việc chấm dứt tình trạng bất ổn, nhiều quốc gia thành viên đang mất dần sự kiên nhẫn đối với chính sách thắt lưng buộc bụng. Thực vậy, một vài quốc gia đang phải đối mặt với những biến động về chính trị.
Ông Joschka Fischer cho rằng, rất có khả năng Hy Lạp sẽ là nơi kích hoạt một cuộc khủng hoảng như vậy (và thậm chí đối với cả khu vực đồng euro). Nước này đang tổ chức một cuộc bầu cử tổng thống mà dường như khó có khả năng đưa ra một người thắng cuộc. Nếu Quốc hội không chọn được một vị tổng thống mới trong vòng bỏ phiếu thứ 3, Hy Lạp sẽ phải tiến hành cuộc tổng tuyển cử sớm trước thời hạn và đây sẽ là cuộc tổng tuyển cử thứ hai trong vòng chưa đầy hai năm tại quốc gia châu Âu này. Có nguy cơ rằng đảng Xã hội cực tả sẽ lên nắm quyền tại Hy Lạp.
Năm tới sẽ đánh dấu một bước ngoặt với châu Âu. Ảnh: Telegraph
Tất nhiên, Hy Lạp là một quốc gia nhỏ và dường như các vấn đề của nước này khó có thể đặt ra một mối nguy hiểm thực sự cho khu vực đồng euro. Nhưng kết quả bầu cử ở Athens có thể dẫn đến sự hoảng loạn trong thị trường tài chính, gây ra một cuộc khủng hoảng có thể lan rộng sang Italy và sau đó là Pháp, lần lượt là nền kinh tế lớn thứ 3 và thứ 2 của khu vực đồng euro.
Một phép lạ có thể xảy ra: Một tổng thống mới được bầu ở Athens vào tuần tới, hoặc Syrza không giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội tiếp theo. Nhưng thật không may, một trong hai kết quả trên sẽ chỉ trì hoãn một cuộc khủng hoảng chính trị diễn ra trong lòng EU. Ở Italy, tình hình cũng tương tự với những dấu hiệu cho thấy một cơn bão đang kéo đến, không chỉ vì chính sách khắc khổ mà còn vì chính các vấn đề nội tại ngày càng tăng của đồng euro. Và khi cơn bão đổ vào Italy, Pháp có thể là nạn nhân tiếp theo.
Bên cạnh đó, cuộc tranh cãi về chính sách thắt lưng buộc bụng đang tạo ra một "quả bom chính trị" bởi vì nó trở thành một cuộc xung đột giữa Đức và Italy, và tệ hơn, cả giữa Đức và Pháp. Điều này lại đang xảy ra vào đúng thời điểm khi mà các lực lượng chống châu Âu và lực lượng dân tộc chủ nghĩa đang phát triển mạnh mẽ trong hội đồng của các bang và quốc hội Đức - do đó, làm giảm đáng kể khả năng thỏa hiệp của Thủ tướng Merkel. Cuộc chiến giữa bên bảo vệ chính sách khắc khổ và bên phản đối thực sự đe dọa không chỉ đối với sự sụp đổ của khu vực đồng euro mà còn gây ra chia rẽ với cả châu Âu.
Cuộc khủng hoảng trong khu vực đồng euro và việc từ chối thực hiện bất kỳ một phương pháp tiếp cận châu Âu thực tế nào nhằm khôi phục đà tăng trưởng đã góp phần - không hoàn toàn, nhưng đáng kể - vào sự hồi sinh của chủ nghĩa dân tộc trong EU. Sức mạnh của xu hướng chính trị này được thể hiện rõ ràng vào tháng 5 vừa qua, trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) lần thứ 8, khi các đảng cực hữu và theo xu hướng hoài nghi đồng tiền chung châu Âu giành thắng lợi lớn tại một số nước EU. Xu hướng này vẫn không suy giảm kể từ thời điểm đó.
Ở mức độ nào đó, điều này có vẻ kỳ lạ. Xét cho cùng, không vấn đề nào mà châu Âu đang và sẽ phải đối mặt có thể được giải quyết một cách dễ dàng bởi từng quốc gia hơn là bởi cả châu Âu thông qua khuôn khổ của một cộng đồng chính trị "siêu quốc gia". Thật vậy, bài ngoại dân tộc là một điều đặc biệt phi lý trong bối cảnh thực tế nhân khẩu học tại châu lục này: Một châu Âu lão hóa đang rất cần nhiều người nhập cư.
Sẽ không quá khi nói rằng EU đang bị đe dọa cả từ bên trong lẫn bên ngoài bởi chủ nghĩa dân tộc cực đoan, đó là lý do tại sao cuộc khủng hoảng đồng euro tiếp theo sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng chính trị. Vậy, tại sao các chính quyền ở Berlin, Brussels và ở các thủ đô khác của EU vẫn không sẵn sàng thay đổi chính sách của họ, vốn rõ ràng đang tạo ra một tình huống tồi tệ hơn?
Vấn đề cuối cùng đó là Anh. London đang có một loạt các động thái với quyết tâm rõ ràng nhằm tiến tới một cuộc trưng cầu dân ý về thành viên EU của Anh trong quốc hội tiếp theo. Đó là vấn đề nguy hiểm sau năm 2015, nhưng lại là một thành phần quan trọng trong bức tranh tổng thể về một cuộc khủng hoảng sắp xảy ra trong EU. Bất kể cuối cùng Anh có tách khỏi EU, năm tới sẽ đánh dấu một bước ngoặt với châu Âu.
Theo Công Thuận
Báo Tin tức
Tin tặc tấn công website Ngân hàng Trung ương châu Âu Ngày 24/7, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho biết trang điện tử (website) của ngân hàng này đã bị tấn công, một số địa chỉ thư điện tử (e-mail) và các thông tin liên lạc khác đã bị đánh cắp. Tuy nhiên, ngân hàng này cũng khẳng định không có bất kỳ dữ liệu thị trường nhạy cảm nào bị "rò...