Niềm vui học sinh được đón ngôi trường mới
Ngày 8/1, hơn 90 em học sinh của điểm Hòa Long B, trường tiểu học Kim Đồng (Kinh Cùng, Phụng Hiệp, Hậu Giang) đã đón chào ngôi trường mới sau bốn tháng xây dựng.
Niềm vui học sinh ở Hậu Giang đón ngôi trường mới vào đầu năm
Được biết, đây là dư an do tô chưc phi chinh phu Saigon Children’s Charity (saigonchildren) cùng ngân sách địa phương, và tài trợ hiện vật bởi Nippon Paint Việt Nam xây dựng.
Dự án khánh thành một phòng học, một sân chơi, và một khu vệ sinh đạt tiêu chuẩn với tổng diện tích 357 mét vuông.
Nhân dịp này công ty BASF Việt Nam và các đối tác cũng trao tặng cho nhà trường một thư viện sách thiếu nhi, và công ty HP trao tặng một bộ máy tính và máy in phục vụ cho việc học tập và giảng dạy.
Nhân dịp này công ty BASF Việt Nam và các đối tác cũng trao tặng cho nhà trường một thư viện sách thiếu nhi, và công ty HP trao tặng một bộ máy tính và máy in phục vụ cho việc học tập và giảng dạy.
Điêm trương Hoa Long B co bốn lơp hoc, trong đo ba lơp danh cho khôi tiêu hoc va một lơp cho câp mâu giao. Ba lơp tiêu hoc đêu đươc xây dưng tư năm 1996 vơi câu truc va vât liêu hêt sưc cơ ban.
Trước khi dự án được triển khai, các học sinh của trường phải học trong những phòng học xuống cấp nghiêm trọng, không đảm bảo an toàn. Đặc biệt, trong mùa mưa, hệ thống mái tôn gây tiếng ồn lớn khiến cho việc dạy và học gặp nhiều khó khăn.
Video đang HOT
Tại buổi lễ, bà Angelique Masse Nguyen, trưởng phòng Gây quỹ và Truyền thông của saigonchildren, phát biểu: “Xây trường ở vùng sâu vùng xa là một trong những chương trình chủ chốt của Saigon Children’s Charity trong sứ mệnh xóa bỏ rào cản đến với giáo dục cho trẻ em khó khăn ở Việt Nam. Không chỉ xây nên những ngôi trường, cùng nhau chúng ta đang đặt nền móng cho tương lai của trẻ.”
Dự án khánh thành một phòng học, một sân chơi, và một khu vệ sinh đạt tiêu chuẩn với tổng diện tích 357 mét vuông.
“Mặc dù 2020 là một năm đầy thử thách, BASF tự hào rằng chúng tôi và các đối tác vẫn nỗ lực không ngừng trong việc hỗ trợ trẻ em vùng sâu vùng xa tiếp cận với giáo dục. Thông qua ngôi trường thứ năm này mà BASF và các đối tác chung tay với saigonchildren để xây dựng, chúng tôi mong muốn nuôi dưỡng thế hệ tiếp theo của Việt Nam và thể hiện cam kết trong việc hỗ trợ Việt Nam phát triển một cách bền vững,” ông Erick Contreras, Giám đốc BASF Việt Nam cho biết.
Năm cach trung tâm thanh phô Hô Chi Minh hơn 270 km, Phung Hiêp la môt trong nhưng huyên ngheo nhât cua tinh Hâu Giang vơi khoang 11% sô hô dân cư đươc xêp loai ngheo*. Môt nghiên cưu cua Bô Giao duc va Đao tao cho thây chưa tơi 50% cac trương tiêu hoc cua Hâu Giang đươc xây băng bê tông kiên cô. Vi vây, vân đê an toan cua hoc sinh không đươc bao đam do cơ sơ vât chât va điêu kiên vê sinh, an toan không đat yêu câu.
Học sinh nói tục, chửi thề - báo động văn hóa học đường
Từ học sinh tiểu học đến học sinh THPT, từ trường học ở vùng nông thôn đến trường học ở thành thị..., hiện tượng nói tục, chửi thề đã trở nên phổ biến, đến mức học sinh xem đó là chuyện đương nhiên.
Học sinh cần được phổ biến để tuân thủ bộ quy tắc ứng xử trong trường học, trong đó có quy định không được nói tục, chửi bậy (ảnh minh họa)
Nói tục, chửi thề trong học sinh đã thực sự trở thành vấn nạn học đường cần phải được loại bỏ. Đó không phải là trách nhiệm của riêng nhà trường mà còn là trách nhiệm của gia đình, cộng đồng, xã hội.
* "Sốc" với độ văng tục của học sinh
Không biết từ bao giờ, chuyện nói tục, chửi thề đã trở thành hiện tượng phổ biến đối với lứa tuổi học sinh. Đáng lo ngại là tình trạng này ngày càng diễn ra một cách trầm trọng hơn, mức độ, ngôn từ tục tĩu mà học sinh sử dụng cũng ngày càng gia tăng. Chỉ cần vắng mặt giáo viên, những từ ngữ thô tục nhất sẵn sàng được "văng" ra từ các cô cậu học trò. Thậm chí, các em vô tư nói oang oang giữa chốn đông người, trước mặt người lớn.
Chị Lâm Ngân, phụ huynh có con đang học tại Trường tiểu học Kim Đồng (P.Xuân An, TP.Long Khánh) bày tỏ: "Theo tôi, việc khắc phục tình trạng nói tục, chửi thề trong học sinh thật sự là rất khó, bởi các em bị ảnh hưởng từ nhiều môi trường: gia đình, bạn bè, mạng internet... Trong đó, nếu chịu ảnh hưởng từ phía gia đình lại càng khó thay đổi hơn. Trừ khi phụ huynh tự nhận ra lời nói của mình ảnh hưởng đến con và tự điều chỉnh thì mới khả thi. Còn về nguyên nhân các em bị ảnh hưởng bởi chòm xóm và bạn bè, phụ huynh có thể can thiệp như thay đổi môi trường sống cho con, hoặc trao đổi với con về cách ứng xử, nói năng. Cũng có thể trao đổi với giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh của các bạn hay nói tục để cùng nhau giúp các em tiến bộ hơn trong ứng xử".
Chị Lê Thị Duyên (P.Tân Hiệp, TP.Biên Hòa) bức xúc kể: "Mới đây, khi tôi đón con ở lớp học thêm tiếng Anh, lúc ấy một nhóm học sinh THPT đang đợi tới ca để học. Tôi nghe bọn trẻ nói chuyện mà không tin nổi vào tai mình. Những gương mặt trông rất sáng láng nhưng lại dùng những từ ngữ mà bản thân tôi ngay cả khi nóng giận nhất cũng không bao giờ dám nhắc đến. Tôi không nghĩ là những nữ sinh THPT lại lôi cả từ chỉ bộ phận sinh dục nam, nữ ra để nói chuyện. Mà cứ mỗi câu là các em ấy lại đệm vào một từ. Đấy là các em đang đứng trước mặt người lớn, ngay cửa vào phòng khách của nhà thầy. Không hiểu vắng mặt người lớn thì sẽ như thế nào".
Nói về thực trạng nói tục, chửi thề trong học sinh, chị Phạm Thị Liên (xã Phú Điền, H.Tân Phú) cũng tỏ ra "sốc" không kém chị Duyên. Chị Liên từng bàng hoàng khi lần đầu tiên chứng kiến một nhóm học sinh lớp 10 nói chuyện với nhau như "dân đại ca".
"Đó là lần tôi đi đăng ký xét tuyển lớp 10 cho con. Lúc đó, có một nhóm học sinh tự đi đăng ký. Tôi đứng kế bên nên nghe thấy toàn bộ đoạn trao đổi của nhóm trẻ. Thật không thể tưởng tượng nổi, cứ mỗi câu nói ra là một từ chửi thề, mỗi câu nói ra là một lần nhắc đến "bộ phận kia" của phụ nữ. Tôi chịu không nổi, phải lại vỗ vai nhắc nhở một nữ sinh trong nhóm, nhưng có vẻ lời nhắc của tôi cũng chằng "xi nhê" gì với các em ấy" - chị Liên kể lại.
Sau ngày hôm đó, chị Liên mất mấy ngày không ngủ được vì lo lắng con của chị sẽ bị ảnh hưởng bởi bạn bè khi đi học xa nhà. Vì vậy, chị đã phải dành thời gian nói chuyện với con, căn dặn để con không học đòi theo bạn bè mà nói năng thô tục. May mắn là các con của chị được giáo dục kỹ lời ăn, tiếng nói từ nhỏ nên không bị tiêm nhiễm.
Không chỉ bên ngoài trường học, ngay trong sân trường, lớp học, việc học sinh nói tục, chửi thề đã trở thành chuyện thường. Mặc dù trường học nào cũng có nội quy cấm học sinh nói tục, chửi thề; trường học nào cũng tích cực xây dựng văn hóa học đường nhưng biểu hiện của rất đông học sinh lại dường như đi ngược lại với những nội quy, phong trào của nhà trường.
* Chuyện thường ngày ở... trường
Khi hỏi nguyên nhân vì sao lại hay nói tục, chửi thề, em L.T.V., học sinh lớp 9 một trường TH-THCS-THPT ở TP.Biên Hòa thật thà đáp: "Do con thường nghe bạn bè nói nên nói theo. Ở nhà, chính cha mẹ cũng thường chửi thề nên con thấy việc nói tục là bình thường. Với lại ai cũng nói, mình mà không nói có khi bạn không thèm chơi. Bạn con không có ai là không nói tục. Trước mặt thầy cô thì "giả nai" thôi, chứ sau lưng thầy cô thì bạn nào cũng nói. Nói riết thành quen".
Em L.B.H., học sinh lớp 10 một trường THPT ở H.Tân Phú cho biết, theo quan sát của em, có đến khoảng 60% học sinh trong trường thường xuyên nói tục, chửi thề; gần 40% thỉnh thoảng nói. Số học sinh hầu như không bao giờ nói tục, chửi thề là rất hiếm. Dẫn chứng ngay chính lớp học của mình, B.H. cho rằng, do giáo viên chủ nhiệm của lớp rất nghiêm khắc và thường xuyên nhắc nhở nên các bạn có phần hạn chế nói tục, chửi thề. Thế nhưng, chỉ cần vắng mặt giáo viên thì "đâu lại vào đấy". Có điều, mức độ ngôn từ thô tục có giảm nhẹ hơn so với các học sinh lớp khác.
"Tình trạng các học sinh cứ nói một câu là "đệm" một tiếng chửi thề đã quá phổ biến. Hơn nữa, nhiều bạn nữ lại nói cả những từ mà em không dám nhắc đến, em thấy như vậy là xúc phạm phụ nữ. Bản thân em thấy nói chuyện như vậy là không nên chút nào. Vì vậy, những bạn chơi với em mà nói tục là em sẽ nhắc bạn. Em thấy, khi nói chuyện với em mà em không nói tục thì các bạn ấy cũng tiết chế hơn" - em B.H. chia sẻ.
Cũng theo em B.H., số lượng học sinh THPT nói tục có vẻ ít hơn học sinh THCS. Em H. cho rằng, sở dĩ học sinh lứa tuổi THCS nói tục nhiều hơn vì các bạn đang trong độ tuổi nổi loạn, thích chứng tỏ mình. Hơn nữa, các em chưa kiểm soát được hành vi của bản thân.
Mặc dù có vẻ khá chuẩn mực trong lời ăn tiếng nói nhưng trước "làn sóng" nói tục, chửi thề trong học đường, chính em B.H. cũng cho rằng bản thân có thể chấp nhận một số từ ở mức độ nhẹ, miễn là đừng sử dụng thường xuyên.
Không chỉ học sinh THCS, THPT, nhiều học sinh tiểu học cũng "tập tành" chửi thề. Đây hoàn toàn là hành vi bắt chước, bởi ở lứa tuổi này, các em chưa có nhiều ý thức trong việc sử dụng ngôn từ chuẩn mực hay không chuẩn mực trong giao tiếp.
Theo em D.N.A., học sinh lớp 5 Trường tiểu học H. (TP.Biên Hòa), có đến một nửa học sinh trong lớp của em có nói tục, chửi thể, chủ yếu là học sinh nam. "Cô giáo con cũng biết các bạn nói tục. Cô dọa là nếu còn nói tục nữa là cô mời phụ huynh. Thỉnh thoảng con cũng nói nhưng con chỉ xưng hô "mày - tao" thôi" - em N.A. nói.
* Nói tục trên mạng xã hội
Những ai từng "sốc" khi nghe học sinh nói tục, chửi thề ở ngoài đời thật thì sẽ còn hoang mang hơn nữa nếu đọc được ngôn từ mà những cô cậu tuổi học trò sử dụng để giao tiếp với nhau trên mạng xã hội. Chỉ cần vào các trang Facebook mà giới học sinh thường xuyên theo dõi, đọc các comment (bình luận) bên dưới mỗi dòng trạng thái, hình ảnh, video... chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm được những comment sử dụng từ ngữ phản cảm. Đặc biệt, những từ dùng để nói tục, chửi thề càng được các em sử dụng nhiều hơn khi "chat" với nhau.
Giáo viên cần quan tâm, gần gũi và lắng nghe học sinh để góp phần xây dựng văn hóa học đường (ảnh minh họa)
"Trên mạng thì việc nói tục, chửi thề còn thường xuyên hơn vì không sợ bị giáo viên hay người lớn bắt gặp và cũng không bị ai nhắc nhở cả. Khi tụi con "chat" với nhau thì chỉ có tụi con đọc thôi mà" - em T.V. nói.
Đặc biệt, trên các môi trường mạng xã hội như: Facebook, Youtube, Tiktok... không khó để bắt gặp hình ảnh những người nổi tiếng, thần tượng của giới trẻ nói tục. Thậm chí, nhiều Youtuber, Facebooker trở nên nổi tiếng chính nhờ "khả năng" ăn nói thô tục, chửi bới và "chém gió" trên mạng xã hội. Có những "facebooker chửi" thu hút hàng ngàn lượt người xem mỗi lần livestream.
Dường như, với những học sinh này, mức độ nói tục thể hiện đẳng cấp, sự sành điệu của các em trước mặt bạn bè. Hơn nữa, việc nói tục dường như đã được chấp nhận như một lẽ đương nhiên. Vì vậy, các em không kiêng dè, đắn đo khi sử dụng.
Chạy đua học trước lớp 1 vì lo chương trình nặng Sốt ruột khi nghe những thông tin về chương trình mới quá nặng, nhiều phụ huynh cấp tập lập nhóm cho trẻ mầm non học trước chương trình lớp 1 Chị Hoàng Anh - một phụ huynh có con đang học mầm non 5 tuổi tại quận 2, TP HCM - cho biết chị vừa kết nối với một số phụ huynh có...