Niềm vui của cụ bà ở tuổi xế chiều: Rong ruổi đường phố cùng đàn cún
Ở tuổi U80, thay vì chọn cuộc sống an nhàn bên con cháu, bà Nguyễn Thị Kim Quý, trú tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội lại một mình sống bên 13 con chó Poodle. Với bà Quý, đàn chó vừa là bạn, vừa như con cháu trong gia đình. Ngày ngày, bà chăm sóc chúng vô cùng chu đáo.
Bà Quý đưa đàn chó đi khắp phố phường Hà Nội. (Ảnh: Trí Thức Trẻ)
Báo Thanh Niên viết, thời trẻ bà từng nhập ngũ, sau đó trở về lập gia đình, gắn bó với công việc tạo mẫu tóc. Tuy nhiên, trong lúc sự nghiệp ổn định thì cuộc hôn nhân của bà lại gặp biến cố, hai vợ chồng đường ai nấy đi.
Những ngày đầu tan vỡ, bà Quý rất đau khổ, thường bật khóc khi chỉ có một mình. Đến khi ra ngoài, bà lại lấy lại tinh thần để không ai biết nỗi niềm thầm kín. Thời gian trôi qua, nỗi buồn dần nguôi ngoai. Từ đó đến nay cũng đã hơn 30 năm, 2 con gái của bà Quý đã trưởng thành, muốn đón mẹ về ở nhưng bà không chịu.
Đàn chó được bà chăm sóc chu đáo. (Ảnh: Trí Thức Trẻ)
Người đi đường ai cũng thích thú với hình ảnh gia đình nhỏ này. (Ảnh: Trí Thức Trẻ)
Thế rồi bà lấy việc chăm lo đàn chó làm niềm vui riêng. Nhiều năm trước bà chỉ nuôi vài con, nhưng dần dần số lượng cứ thế tăng lên, nhất là thời điểm Covid-19 diễn ra, nhiều người mang cún đến nhờ bà Quý chăm giúp. Ngoài ra, bà Quý còn thu nhận những bé cún bơ vơ.
Chiếc xe đi đến đâu là thu hút sự chú ý đến đó. (Ảnh: Thanh Niên)
Một ngày của bà Quý bắt đầu từ 4h sáng. Sau khi cho chúng ăn uống, bà sẽ bế chúng lên xe dạo quanh Hồ Gươm. Giải thích về việc này, bà Quý tâm sự là muốn lan tỏa tình yêu động vật đến mọi người. Vì thế, thấy mọi người thích thú muốn chụp ảnh cùng, bà liền vui vẻ đồng ý.
Bà Quý rất vui khi được mọi người chụp ảnh. (Ảnh: Trí Thức Trẻ)
Video đang HOT
Nuôi 13 chú cún cùng lúc, nhiều người nghĩ bà Quý sẽ gặp khó khăn về mặt tài chính nhưng thực tế không phải như vậy. Bà khẳng định mình có tiền và đây là cuộc sống bà lựa chọn . “Người ta nhìn thấy tôi nuôi nhiều chó cứ nghĩ là thiếu thức ăn rồi mang đồ ăn thừa sang cho. Tôi chỉ nhận cho họ vui thôi chứ không dùng”, bà Quý nói và khẳng định đàn cún của mình được ăn rất ngon, thay đổi món liên tục. Hơn nữa, bà còn cho chúng hưởng chế độ đặc biệt như ngủ chăn đệm mùa đông, nằm điều hòa mùa hè, trang điểm, tắm rửa thơm tho…
Cuộc sống ở tuổi ngoài 70 của bà Quý ngập tràn tiếng cười. (Ảnh: Trí Thức Trẻ)
Theo lời bà Quý, mỗi ngày tiền thức ăn của 13 chú cún khoảng 200.000 – 300.000 đồng, đến nay số tiền bà bỏ ra để chăm cả đàn đã đến 500 triệu đồng. Chưa kể chiếc xe có thiết kế đặc biệt để chở hết đàn cún cũng tốn hết 50 triệu đồng.
Hài lòng với cuộc sống 50% cho cún và 50% cho mình, bà Quý bày tỏ: “Tôi tự tìm đến niềm vui của mình, không gây phiền cho các con. Tôi cũng tự chọn cho mình cách sống, giữ sức khỏe để con cái không phải lo cho mình. Bây giờ, tôi mới chính thức sống cho mình.”
Ở bên đàn chó là lúc bà thấy hạnh phúc nhất. (Ảnh: Trí Thức Trẻ)
Thời gian tới, bà Quý dự định vẫn sẽ tiếp tục chăm sóc đàn cún, đồng thời lập kênh YouTube dạy làm tóc 0 đồng .
Câu chuyện về bà Quý khiến nhiều người nhớ đến ông Võ Văn Thành, ngoài 50 tuổi, hơn 20 năm chở đàn chó dạo quanh khắp Sài Gòn. VnExpress viết, ông Thành quê ở Bình Dương, sau nhiều biến cố ông thành người “tứ cố vô thân” rồi bỏ lên Sài Gòn sinh sống.
Ông Thành và chiếc xe ba gác chở đàn cún yêu quý. (Ảnh: Thanh Niên)
Tài sản duy nhất quý báu với ông Thành là đàn chó 11 con cùng chiếc xe ba gác. Ông Thành kể mình bắt đầu nuôi chó từ những năm 1995 – 1996. Khi số lượng thành viên tăng lên, ông Thành chế chiếc xe máy thành xe ba gác, chia thành các ngăn nhỏ làm nơi ở cho những chú cún.
Ngày ngày, ông Thành cùng xe ba gác đi khắp đường phố nhặt ve chai. Thấy cảnh người đàn ông lớn tuổi cùng bầy chó, nhiều người thương tình cho ông tiền và thức ăn, nhờ thế nên cuộc sống của ông đỡ vất vả hơn.
Đàn chó với ông chính là người thân. (Ảnh: Thanh Niên)
Dù khó khăn là vậy nhưng ông Thành chưa từng có ý định rời bỏ đàn cún. Thậm chí sợ mất chó, ông còn đeo lên cổ mỗi con một tấm thẻ khắc dòng chữ: “Con thương ba Thành con lắm. Xin đừng bắt con.”
Cuộc sống khó khăn nhưng ông vẫn cố gắng lo đầy đủ cho đàn cún. (Ảnh: Thanh Niên)
Bà Quý và ông Thành dù hoàn cảnh khác nhau nhưng cả 2 đều có tấm lòng thương động vật vô cùng. Với họ, đàn chó không còn là những con vật vô tri mà chẳng khác gì người thân tri kỷ.
Cùng cập nhật nhiều thông tin hấp dẫn tại YAN!
Không phải tự nhiên mà chó được xem là người bạn thân thiết với con người. Đã từng có rất nhiều câu chuyện cho thấy sự gắn bó, lòng trung thành của những chú cún. Vì chủ nhân nó sẵn sàng lao vào nguy hiểm.
Hơn nữa việc nuôi chó nói riêng và các loài vật nói chung còn mang đến niềm vui, giảm bớt căng thẳng. Với những người lớn tuổi như bà Quý hay ông Thành đó là sự an ủi rất lớn trong những năm tháng xế chiều. Mỗi người đều có sự lựa chọn riêng, miễn sao bản thân cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, chúng ta là người ngoài cuộc không nên phán xét.
Hà Nội: Ngày Tết trong căn nhà 9m2 ở phố cổ là lối đi chung của 6 hộ dân khác
Ngôi nhà số 35 Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội có tổng diện tích 60m2, đang là nơi sinh sống của 6 hộ dân với 30 nhân khẩu.
Đặc biệt, cả 6 hộ dân đều phải đi qua căn nhà của hộ gia đình đầu tiên.
Căn nhà rộng 9m2 nằm tại mặt đường phố Hàng Bạc (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là nơi ở của gia đình ông Nguyễn Đình Hải (63 tuổi). Ngôi nhà này là lối đi lại của 6 hộ gia đình khác
Theo chia sẻ của ông Hải, ngôi nhà có cấu trúc là nhà ống với tổng diện tích khoảng 60m2 kéo sâu vào trong và bề ngang khoảng 2m. Do gia đình đông anh em nên được cha ông chia mảnh đất này cho mỗi người. Do đó, mỗi căn nhà ở đây chỉ vỏn vẹn gần 10m2. Nhà của ông Hải ở ngoài cùng nên trở thành lối đi chung cho các hộ bên trong
Đồ đạc được ông Hải xếp cẩn thận, tối giản hết mức có thể. Được biết, ngôi nhà có tuổi đời khoảng 120 năm, được truyền từ đời này sang đời khác
Ông Hải cho biết, do kinh tế nên gia đình không thể chuyển đi nơi khác sinh sống. Phía bên trong là nơi ở của 6 hộ gia đình với khoảng 30 người sinh sống. Tất cả đều là người thân trong gia đình. Hiện đã có một gia đình chuyển đi
"Giường tôi nằm ngay lối đi nên thường mọi người dậy đi làm lúc nào là tôi tỉnh lúc đó. Cũng có trường hợp, nhiều người về muộn đi qua đi lại làm mình cũng khó ngủ. Nói thật, sống ở đây làm gì cũng thấy bất tiện nhưng tôi đã sống gần 1 đời người rồi", ông Hải nói
Bất tiện nhất là những ngày Tết đông người ra vào, trong khi 6 hộ chỉ có một nhà tắm và 1 nhà vệ sinh nên ai cũng phải sinh hoạt một cách nhanh chóng nhất có thể để nhường những người còn lại trong ngôi nhà
"Trước đây khi ít người, ngày Tết anh em chúng tôi thường tập trung, vui lắm nhưng giờ đông người rồi, nhà bé không làm gì được nên nhà nào biết nhà đó thôi", ông Hải chia sẻ
Ông Hải cho hay, ông sinh được 2 người con, tất cả đã lập gia đình, do nhà chật hẹp nên đều phải ở bên ngoại, đến bữa mới về nhà ăn cơm. "Ngày Tết đến, nhìn nhà người ta anh em, họ hàng vào chúc Tết rồi liên hoan, đông vui còn nhà mình khách vào đông có khi người phải đứng, người trên giường, người ngồi đất khiến chúng tôi rất chạnh lòng. Bao nhiêu năm nay đều vậy, chúng tôi đã quen rồi", ông Hải tâm sự
"Đêm giao thừa, tất cả phải đợi tôi xông nhà xong mới được ra vào. Sống trong cảnh sinh hoạt chung nên không tránh khỏi những lúc mâu thuẫn. Tuy nhiên, mọi việc đều được giải quyết nhanh chóng, các hộ dân luôn đoàn kết, giúp đỡ nhau", ông Hải nói thêm
Hỏa hoạn lúc nửa đêm, 4 căn nhà phố cổ Hà Nội bị thiêu rụi Vụ cháy bùng phát tại số nhà 15D phố Hàng Cót (quận Hoàn Kiếm) rồi lan ra 3 nhà xung quanh, lực lượng chức năng khẩn trương có mặt để dập lửa và cứu hộ cứu nạn. Khoảng 23h45 ngày 3/12, đám cháy xảy ra tại số nhà 15D phố Hàng Cót, quận Hoàn Kiếm (TP Hà Nội), sau đó lan ra các...