Niềm tin sau vành móng ngựa
Một người mẹ lọm khọm lên tòa chỉ để nói một lời tha thứ và khẳng định lại sự thật vụ án, một người mẹ lặn lội gõ cửa khắp nơi suốt bốn năm ròng kêu oan cho con, …đơn giản chỉ vì hai chữ: niềm tin.
Niềm tin giúp họ nghị lực để vượt qua nỗi đau, để bước tiếp, để bao dung, để đem lại những điều tốt đẹp. Thế nhưng, có những niềm tin sao đắng ngắt, day dứt lòng người.
Niềm tin của hai người mẹ
Có mặt tại phiên tòa xét xử vụ án Nguyễn Minh Hải (21 tuổi, Đồng Nai) phạm tội giết người diễn ra hồi cuối tháng 8 vừa qua là một người mẹ già đôn hậu. Bà là mẹ của nạn nhân Tạ Thanh Hữu – nam thanh niên đang nằm bất động trên ghế bố.
Ngày 5/2/2011, tại quán cà phê Vườn xà cừ (ấp Bến Nôm 2, xã Phú Cường, huyện Định Quán, Đồng Nai), nhầm anh Hữu là người trong một nhóm thanh niên có mâu thuẫn từ trước nên Nguyễn Minh Hải đã cầm khúc cây đánh nhiều cái vào đầu. Sau cú đánh nhầm, nạn nhân Hữu bị nứt và lõm sọ, liệt tứ chi…sống đời thực vật.
Tại tòa, mặc dù các con của bà đòi tòa tuyên tăng hình phạt, tăng bồi thường với Hải nhưng bà cụ không đồng ý, chỉ khiếu nại một điều: “tòa dưới đó cho rằng con tôi có lỗi là không đúng” rồi bà đề nghị tòa xem xét, giảm nhẹ hình phạt cho Hải để bị cáo sớm có cơ hội trở về.
Dựa vào lời khai của Hải, cấp sơ thẩm nhận định nạn nhân Hữu cũng một phần có lỗi nên tuyên phạt Hải mức án 10 năm tù về tội “giết người”. Tin rằng con mình không có lỗi, người mẹ kháng cáo đề nghị xử phúc thẩm.
Tại tòa, mặc dù các con của bà đòi tòa tuyên tăng hình phạt, tăng bồi thường với Hải nhưng bà cụ không đồng ý, chỉ khiếu nại một điều: “tòa dưới đó cho rằng con tôi có lỗi là không đúng” rồi bà đề nghị tòa xem xét, giảm nhẹ hình phạt cho Hải để bị cáo sớm có cơ hội trở về.
Hóa ra, bao nhiêu công sức cực nhọc lặn lội hàng trăm cây số khiêng cậu con trai tật nguyền lên tòa, người mẹ cốt chỉ để nói ra điều ấy. Có lẽ, bà muốn lấy lại sự trong sạch cho con, muốn Hải phải khai đúng sự thật và cũng muốn chắc chắn rằng niềm tin của mình vào pháp luật sẽ được đền đáp dù chỉ là một lời nói.
Sau khi xem xét, cấp phúc thẩm nhận định nạn nhân Hữu hoàn toàn không có lỗi, mức án tù 10 năm với bị cáo là quá nhẹ nhưng phía bị hại không đề nghị tăng hình phạt nên Tòa y án.
Video đang HOT
Khi nghe hỏi về lý do kháng cáo rồi lại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo, người mẹ khẽ mỉm cười “con tôi đằng nào cũng thế rồi, Hải còn trẻ nên nông nổi, bắt nó ở tù lâu thì tội nghiệp. Ở đời ai chẳng có lúc vấp ngã, tôi tin sau thời gian cải tạo Hải sẽ thành người tốt”.
Câu chuyện về bà Nguyễn Thị Nở (61 tuổi, mẹ của Trương Thị Kim Hoàn – cô gái từng bị kết án oan 10 năm tù về tội mua bán trái phép chất ma túy) cũng là một câu chuyện đầy xúc động về niềm tin.
Tôi nhớ rõ, ngày Hoàn được TAND quận 1 (TP.HCM) tuyên bố đình chỉ vụ án vì kết án oan và xin lỗi công khai là ngày Hoàn và mẹ mừng rơi nước mắt. Người mẹ ấy vốn ít học, quê mùa ấy đã lặn lội gõ cửa khắp nơi kêu oan cho con suốt 4 năm ròng.
Khi được hỏi “sao bác tin con mình vô tội?”, mẹ Hoàn chỉ ngậm ngùi: “Ngày ấy con tôi mới 20 tuổi, cả đời nó có xa ba mẹ bao giờ đâu? Từ nhỏ, tôi vẫn dạy con là phải làm ăn lương thiện. Nhiều đêm tôi thức trắng nghĩ dại hay con mình buôn ma túy thật, nhưng lại thấy tiền nó không có một đồng, hỏi con thì kiên quyết nói không nên tôi tin và tôi cũng tin vào sự công minh của pháp luật, vào những người cầm cán cân công lý còn lại. Mình tin là mình có thể làm được cô ạ…”.
Câu chuyện của hai người mẹ cứ ám ảnh mãi. Vì sao họ lại có thể nuôi dưỡng một niềm tin như thế giữa bao nỗi khó khăn? Sao họ luôn tin rằng những gì tốt đẹp sẽ được đáp lại bằng những điều tốt đẹp?
Sự thất vọng
Cũng là câu chuyện về niềm tin, gần đây, sau khi theo dõi diễn biến phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ Tân Hoàng Phát, đặc biệt là sau khi tòa tuyên án, nhiều cô gái từng là tiếp viên tại “địa ngục massage” Tân Hoàng Phát đã không kìm được cảm xúc, ngồi phịch xuống hàng ghế trước phòng xử án để bày tỏ sự thất vọng và cảm giác bức xúc vô cùng.
Các bị cáo trong vụ án Tân Hoàng Phát trước vành móng ngựa
“Tôi từng bị nhốt, từng bị đánh đập đây, sao Tòa không hỏi tôi? Sao lại chuyển tôi từ bị hại sang thành nhân chứng?” hay “sao Tòa không nhắc gì đến tôi? Vậy tiền bà Yến còn nợ tôi thì sao? Tôi là bị hại giờ cũng bị chuyển thành nhân chứng vậy tôi làm sao để lấy tiền? sao tòa chẳng nói gì cả?”, “xử sao kỳ vậy? Giờ chỉ chúng tôi là thiệt thòi thôi”…
Những câu nói như thế cứ râm ran tại khu hành lang trước phòng xử án.
Dư luận xôn xao sau vụ này, nhiều tờ báo đã thẳng thắn ghi nhận sự bày tỏ ý kiến, quan điểm của một số cá nhân, chuyên gia về pháp luật cũng như ý kiến độc giả. Trong rất nhiều ý kiến ấy, không ít bạn đọc cho rằng vụ án “có vấn đề”.
Phải chẳng, người ta đang mất niềm tin tốt đẹp vào một số cá nhân nắm cán cân công lý?
Trước làn sóng dư luận ấy, lãnh đạo TAND Tối cao cũng như VKSND Tối cao đã lên tiếng sẽ nghiên cứu, xem xét kỹ hồ sơ vụ án cũng như diễn tiến vụ việc để có những biện pháp cần thiết, phù hợp.
Và như vậy, dù thế nào dư luận cũng được trấn an và tin rằng mọi thứ sẽ được công bố một cách minh bạch, rõ ràng.
Phía sau vành móng ngựa, không chỉ có nước mắt và đau thương, không chỉ có sự trừng phạt mà còn là nơi giúp con người phải đối diện với chính mình để tỉnh ngộ, để vượt qua, để đem lại niềm tin cho người khác.
Và hi vọng, niềm tin sau vành móng ngựa sẽ là tin tưởng vào cái thiện luôn thắng cái ác, vào lẽ công bằng, vào sự công tâm của pháp luật và tình người.
Theo VietNamNet
Tấm lòng người mẹ
Bất hạnh, đau khổ, nghèo khó đè nặng lên đôi vai của người mẹ tuổi ngoài 60 kể từ khi đứa con trai út gặp nạn. Nhưng điều đó không khiến bà thôi nghĩ cho người khác, cho dù đó là kẻ đã khiến con trai bà tàn phế...
Phiên tòa xét xử vụ án giết người ở phòng A của Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao ngày 22-8 khá đặc biệt. Ngoài bị cáo ngồi trước vành móng ngựa, giữa lối đi của phòng xử kê chiếc ghế bố, ở đó một thanh niên chân tay co rút, một bên đầu lõm sâu và hông đeo chiếc túi ni lông chứa chất thải nằm thiêm thiếp. Cạnh bên anh, người mẹ già gầy guộc liên tay quạt cho con, thỉnh thoảng bà kéo nhẹ chiếc mền, sửa lại gối nằm hoặc chống cằm nhìn con rưng rưng nước mắt.
Những cú đánh trí mạng
Hơn một năm trước, anh Tạ Thanh Hữu (SN 1981, ấp Nhân Hòa, xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) vào quán uống cà phê với bạn bè. Xuất phát từ sự hiểu lầm dẫn đến mâu thuẫn, Nguyễn Minh Hải (SN 1990, ngụ Đồng Nai) đã dùng một khúc cây dài khoảng 80 cm đánh liên tiếp lên đầu anh Hữu. Cú đánh khiến anh Hữu bị nứt sọ, liệt cứng tứ chi, trí tuệ sa sút hoàn toàn, đại tiểu tiện không tự chủ, tỉ lệ thương tật 95%.
Xét xử sơ thẩm, TAND tỉnh Đồng Nai nhận định hành vi của bị cáo nguy hiểm, anh Hữu không chết là do được cấp cứu và điều trị kịp thời, phía người bị hại có phần lỗi và hậu quả phạm tội giết người chưa đạt. Do vậy, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo 10 năm tù, buộc bồi thường 42 triệu đồng.
Bà Nguyễn Thị Thủy - mẹ của người bị hại - tại phiên tòa phúc thẩm ngày 22-8
Bất bình với nhận định của tòa án khi cho rằng con em mình có phần lỗi, gia đình anh Hữu làm đơn kháng cáo yêu cầu tăng hình phạt và tiền bồi thường. Theo lời anh chị của anh Hữu, tòa sơ thẩm đã không mời hai nhân chứng quan trọng là vợ chồng người chủ quán - những người chứng kiến vụ việc và bản thân họ cũng bị nhóm của Hải (gồm 3 người, trong đó có em trai của Hải) đánh. Theo đó, anh Hữu không gây hấn gì với Hải và là người bị Hải đánh nhầm khi đang ngồi trong quán cà phê. Tuy nhiên, tại phiên tòa phúc thẩm, thể theo yêu cầu của mẹ, chị của anh Hữu đã rút kháng cáo yêu cầu tăng hình phạt, chỉ đề nghị buộc bị cáo bồi thường tổng cộng 200 triệu đồng.
Người mẹ nhân hậu
Giờ nghị án, mẹ Hữu rưng rưng kể, trước đây, Hữu là một thanh niên khỏe mạnh, chăm làm, vừa mới cưới vợ. Tai nạn xảy ra, vợ Hữu chăm sóc chồng một thời gian rồi về quê. Kể từ ngày ấy, bà chọn đi thu mua ve chai ở những đoạn đường gần nhà để khoảng 2-3 giờ ghé qua nhà thăm nom con. Bà cũng là người tắm rửa, cho ăn, lau dọn chỗ anh Hữu nằm... "Đâu thể bắt con gái người ta gắn cả đời với một người tàn phế. Mấy tháng trời khổ cực với Hữu cũng là trọn nghĩa rồi.
Bác là mẹ, cho dù vĩnh viễn Hữu không bao giờ có thể hồi phục; cho dù cực khổ hơn thế nữa nhưng để được nhìn thấy con mỗi ngày, bác vẫn sẽ cố hết sức" - bà khẽ khàng tâm sự. Bệnh tình của Hữu đòi hỏi chi phí thuốc men không nhỏ, trong khi các con ai có phận nấy, kinh tế cũng rất khó khăn, còn gia đình bị cáo cũng không nói gì đến tiền bồi thường. Bà buộc phải bán căn nhà đang ở. Cũng may người mua thương tình, cho mẹ con bà tiếp tục ở lại.
Vậy mà, bà lại lo lắng, day dứt với mức án mà luật pháp dành cho bị cáo - dù ai biết chuyện cũng nói so với hành vi phạm tội của bị cáo, nỗi đau đớn thể xác mà anh Hữu phải chịu cũng như nỗi vất vả, hao tốn tiền bạc của gia đình bà thì 10 năm tù vẫn là quá nhẹ và 200 triệu đồng chẳng thấm vào đâu. Đó là chưa nói đến việc bồi thường dù tòa đã tuyên nhưng nếu bị cáo và gia đình bị cáo không có thiện chí thì số tiền ấy cũng chỉ nằm trên giấy.
"Con người ta cũng như con mình. Nhưng con mình nằm đây còn được mình chăm sóc, còn nó xa gia đình... Trông dáng nó thư sinh thế kia, ở tù chắc khổ lắm... Từ lúc xảy ra vụ án đến nay, bác luôn có ý định tha cho người ta, không mong muốn một người mẹ nào phải khổ nữa. Coi như phần số của em nó thế. Chỉ là anh chị nó bức xúc quá..." - bà rưng rưng nước mắt.
Nghe mẹ nói, con gái bà lên tiếng: "Chị thấy đó, con mình không xót lại đi xót con người ta", rồi quay qua mẹ, chị an ủi: "Mẹ yên tâm đi, tòa tuyên 10 năm cũng là nhẹ với nó rồi. Với lại, sau này thi hành án, người ta còn xem xét giảm án mà". "Ừ, mẹ cũng chỉ mong thế, không thì tội nghiệp..." - bà vừa quạt nhè nhẹ cho con vừa đáp.
Tôi nhìn gương mặt phúc hậu của bà. Trong tột cùng đau khổ, bất hạnh sao tôi chỉ tìm thấy trong mắt bà lấp lánh tình yêu thương...
Đó là hành vi côn đồ! Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM nhận định cấp sơ thẩm cho rằng người bị hại có phần lỗi là không chính xác bởi vì mâu thuẫn đã giải quyết xong, mọi người đã ra về, người bị hại đang ngồi thì Hải xông vào đánh từ phía sau. Hành vi dùng cây lớn, dài đánh liên tục vào đầu người bị hại là côn đồ, lẽ ra phải xử ở điểm n, khoản 1, điều 93 BLHS (có khung hình phạt từ 12 đến 20 năm, chung thân, tử hình). Tại tòa, đại diện người bị hại rút kháng cáo tăng hình phạt, vì vậy tòa đình chỉ xét xử phúc thẩm về hình sự đối với bị cáo. Tuy nhiên, cấp sơ thẩm cho rằng bị cáo phạm tội giết người chưa đạt là không đúng tội danh, cần rút kinh nghiệm.
Theo Người Lao Động
Hà Tĩnh: Tiếp tay lừa đảo, lãnh đạo ngân hàng vào tù Một Giám đốc DN bị TAND tỉnh Hà Tĩnh tuyên phạt 25 năm tù giam về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "đưa hối lộ", còn Giám đốc, Phó GĐ, cán bộ tín dụng Phòng giao dịch Đức Trung cũng bị toà tuyên án tổng mức phạt gần 30 năm tù giam về tội nhận hối lộ... Theo cáo trạng của Viện...