Niềm tin sai lầm đã tạo nên rào cản ngăn chặn bạo lực học đường
Trong cuộc chiến với nạn bạo lực học đường, có những quan điểm, niềm tin sai lầm đã tạo nên rào cản cho những nỗ lực giải quyết, làm nản lòng những người đang quyết tâm thay đổi.
Chúng ta đang có những quan điểm niềm tin sai lầm nào?
Định kiến trường đẹp là tốt, đông là xấu, không đánh lộn là an toàn
Một trường học ở khu vực kinh tế thấp, nơi đã từng xảy ra bạo lực hoặc hoạt động băng nhóm sẽ được tin là trường học không an toàn.
Một ngôi trường sạch sẽ với cơ sở vật chất tiện nghi và hệ thống camera theo dõi, học sinh được tiếp cận với các phòng thí nghiệm đắt tiền với thiết bị mới và công nghệ tiên tiến là một ngôi trường an toàn.
Tuy nhiên, thực tế chẳng có gì đảm bảo một ngôi trường có tài lực dồi dào là một ngôi trường yên bình.
Phụ huynh cũng tin vào báo cáo thống kê trong vài năm không có cuộc đánh nhau hay bạo lực thể chất nào có nghĩa là an toàn. Thế nhưng thực ra, không có gì đảm bảo rằng, học sinh và giáo viên không phải trải qua các hình thức bạo lực khác như bạo lực tinh thần, lời nói, bạo lực o bế các mối quan hệ, tẩy chay loại trừ xã hội.
Phụ huynh cũng tin trường quy mô lớn, đông học sinh sẽ hay xảy ra các vụ bắt nạt và bạo lực hơn. Chẳng có gì đảm bảo điều này. Nhiều ngôi trường quy mô lớn nhưng có cách quản lý và tổ chức các hoạt động tốt, biết cách kết nối bằng việc tạo ra sự gần gũi giữa con người với con người, tạo điều kiện phát triển giao tiếp, v.v. cũng giúp trường học trở thành nơi giàu tính gắn kết và an toàn.
Một nữ sinh bị các bạn đánh hội đồng sau trường
Bạo lực học đường là vấn đề của nhà trường
Một vấn đề phổ biến không kém với các bậc phụ huynh ở trường tư thục, trường quốc tế phải trả một khoản tiền lớn cho nhà trường thường tin rằng họ đã trả tiền để không phải làm cha mẹ khi con cái đến trường.
Chúng ta thường tin rằng, trách nhiệm của mình kết thúc khi con cái đến trường. Nếu giáo viên báo cho phụ huynh về hành vi sai trái của con, họ thường không hài lòng. Sau đó là những chỉ đạo ngược trở lại của cha mẹ chứ không phải chung tay hợp tác giải quyết.
Video đang HOT
Bắt nạt là chuyện thường của trẻ con để lớn
Đối với nhiều người, “bắt nạt” là một phần bình thường của tuổi thơ. Vì vậy có bộ phận người lớn xem nhẹ hoặc lờ đi các hành vi bắt nạt từ khi mới chớm.
Nhiều phụ huynh có con là thủ phạm bắt nạt tinh thần, bắt nạt bằng lời nói thường chế giễu và phê phán phụ huynh kia là trầm trọng hóa, bới bèo ra bọ.
Họ cũng thường tin rằng trẻ em bây giờ cũng giống như xưa, nghịch ngợm trêu chọc nhau để lớn lên. Không phải như vậy. Trẻ em ngày nay có thể sử dụng Internet để nhốt nạn nhân của chúng vào một không gian mạng xã hội mà không thể tránh khỏi sự lo lắng, xấu hổ và nhục nhã.
Tác động của nó có thể gây chết người, lớn hơn rất nhiều so với đấm đá truyền thống.
Học sinh tiểu học bị cô giáo đánh bầm tím vì viết xấu
Cứ có quy định, phạt nghiêm khắc là đủ
Đôi khi chúng ta nghĩ rằng chỉ cần cấm một cái gì đó hay phạt thật nặng là đủ để có thể giải quyết được vấn đề như bắt nạt ở trường. Theo lẽ thường, thì cần phải có nguyên tắc hành vi ứng xử và hệ thống thưởng phạt rõ ràng.
Nhưng chỉ với quy định nghiêm khắc chưa đủ để giảm hành vi bạo lực, thậm chí còn làm cho học sinh cảm thấy ấm ức, bị đối xử bất công dẫn đến lừa dối và trả đũa. Cũng giống như việc chỉ tăng mức phạt giao thông lên chưa chắc đã giảm tình trạng vi phạm mà có nguy cơ thúc đẩy các hành vi lách luật tinh vi hơn.
Cứ chuyển trường kẻ bắt nạt đi là sẽ ổn
Giải quyết bắt nạt không đơn thuần chỉ là loại bỏ kẻ đi bắt nạt. Những học sinh tham gia vào bắt nạt có nhiều vai trò, bên cạnh kẻ cầm đầu, còn có những kẻ ủng hộ, và cả những người chứng kiến (có thể ủng hộ hoặc có thể không).
Do đó, nếu chỉ đơn giản loại ra một kẻ bắt nạt, việc bắt nạt vẫn sẽ không dừng lại vì sẽ có một kẻ bắt nạt khác lên thay thế.
Đối với nhiều người, “bắt nạt” là một phần bình thường của tuổi thơ.
Cứ có chính sách, chương trình là giải quyết được vấn đề
Để ứng phó với vấn nạn bạo lực học đường, đã có nhiều chính sách, chương trình được triển khai. Nhiều trường tư thục có tiềm lực tài chính có thể nhập khẩu nguyên một chương trình quốc tế về phòng chống bạo lực để áp dụng trong trường và hướng dẫn giáo viên.
Nhưng phần lớn, các chương trình được thi hành với mệnh lệnh hành chính khi giáo viên đã có quá nhiều gánh nặng và áp lực. Điều này dẫn đến việc giáo viên ghét ý tưởng mới này và thực hiện một cách đối phó, dè dặt kiểu “thử xem thế nào”, thay vì hết lòng với nó.
Điều này làm cho các chương trình chỉ còn cái vỏ hình thức và những người làm chương trình sẽ bị tấn công vì chương trình không có hiệu quả. Đó là một thực tế mà những nhà quản lý, người làm chính sách cần lưu ý.
Liệu những quan điểm niềm tin không phù hợp trên chỉ đặc trưng cho Việt Nam? Trong quá trình tìm kiếm tư liệu cho bài viết, có nhiều tác giả ở nước ngoài, trong nghiên cứu của mình đều chia sẻ nhiều yếu tố rào cản tương tự.
Điều này cho thấy việc thay đổi những niềm tin sai lầm của cộng đồng là rào cản trong cuộc chiến chống lại bạo lực học đường Việt Nam không đơn độc và có thể cùng hợp tác được với các quốc gia trên thế giới.
Theo PGS.TS Trần Thành Nam (Trưởng Khoa Các Khoa học Giáo dục, Trường ĐH Giáo dục – ĐHQGHN)
Theo Dân Trí
Có nên cho con sử dụng thiết bị di động để nghe lén giáo viên?
Thạc sĩ tâm lý Tô Nhi A cho biết gắn các thiết bị di động để theo dõi, nghe lén giáo viên thực tế chỉ giải quyết được câu chuyện bề nổi nhằm cải thiện bầu không khí tâm lý trong quá trình dạy học...
Rất nhiều loại đồng hồ thông minh được rao bán - Chụp màn hình
Với nhu cầu theo dõi và bảo vệ con trong quá trình đi học, nhiều phụ huynh sẵn sàng trang bị cho con đồng hồ thông minh, điện thoại thông minh có chức năng định vị, nghe gọi hoặc thậm chí cả nghe lén.
Có điều kiện cũng nên cân nhắc
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại đồng hồ thông minh dành cho trẻ, đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông... Đa số các loại đồng hồ này có tính năng GPS cập nhật vị trí, nhận tin nhắn SMS và gọi điện. Thậm chí có loại còn tích hợp tính năng ghi âm, giúp phụ huynh có thể "nghe lén", biết được con đang làm gì, nói chuyện gì, ở đâu bất cứ lúc nào. Đồng hồ thông minh hiện nay có mức giá dao động từ 250.000 đồng đến 1 triệu đồng. Đặc biệt, đồng hồ thông minh của các hãng công nghệ nổi tiếng thế giới có giá đến hàng chục triệu đồng.
Anh Vũ Văn Đông (công tác tại Trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM), có con đang học lớp 4 Trường tiểu học Trần Hưng Đạo (Q.5, TP.HCM) cho biết: "Có đồng hồ thông minh có chức năng và giá tiền như một chiếc điện thoại xịn. Nhiều phụ huynh có điều kiện sẵn sàng mua cho con để theo dõi hành trình của con. Nhưng theo tôi thì không nên mua đồng hồ đắt tiền cho trẻ đeo, vì như thế sẽ nguy hiểm, dễ bị kẻ xấu để ý".
Tương tự, anh Nguyễn Minh Luân, phụ huynh có con học lớp 6 Trường trung học Thực hành Sài Gòn, không phản đối việc cha mẹ cho con mang điện thoại, đồng hồ thông minh lên lớp học. Tuy nhiên, theo anh Luân, chỉ nên cho con dùng loại vài trăm ngàn đồng để có thể liên lạc với ba mẹ khi cần chứ không nên xài loại đắt tiền. "Quan điểm của tôi là dùng cái gì cũng phải có mục đích rõ ràng chứ không phô trương khoe khoang. Nếu mục đích như để định vị, để gọi khi cần thiết thì cũng tốt. Nhưng không nên xài đồ quá đắt tiền vì sẽ gây nguy hiểm, kẻ xấu sẽ nảy sinh ý định cướp giật. Vì thế dù có điều kiện phụ huynh cũng nên cân nhắc", anh Luân nhận định.
Chị Nguyễn Thúy Hà (ngụ tại chung cư Phú Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM) có con học lớp 3 Trường tiểu học Phan Chu Trinh, Q.Tân Phú, TP.HCM cũng sắm cho con đồng hồ có tính năng định vị, nhắn tin giá 340.000 đồng. Chị Hà chia sẻ: "Sau nhiều vụ việc trẻ bị bắt cóc, trẻ bị đi lạc... tôi bỗng thấy lo lắng, dù vẫn biết rằng đi học thì từ sáng tới chiều con cũng chỉ ở trong trường. Nhưng tôi cứ mua cho con đeo để có cảm giác an tâm hơn".
Dùng để "theo dõi cô" gây ảnh hưởng đến niềm tin con trẻ
Theo chị Thúy Hà, có phụ huynh còn cho con đeo đồng hồ có chức năng nghe lén để theo dõi xem cô có mắng chửi con mình hay không. "Việc phụ huynh cho con sử dụng đồng hồ thông minh có chức năng nghe lén để xem ở lớp cô có quát mắng học sinh hay không là không nên, vì như vậy là can thiệp quá sâu vào công việc của cô giáo. Không phải thầy cô nào cũng có biểu hiện bạo lực bất thường với học sinh. Phụ huynh, không nên gây áp lực cho giáo viên. Thực ra tâm lý của phụ huynh ai cũng xót con. Nhưng nếu con mắc lỗi thì cũng nên để cô dùng phương pháp sư phạm để con biết sai trái. Thêm nữa, đồng hồ nghe lén cũng khó có thể phản ánh chính xác xung quanh câu chuyện cô la mắng, đôi khi dễ gây hiểu lầm", chị Hà nhìn nhận.
Thạc sĩ tâm lý Tô Nhi A, giảng viên Trường CĐ Sư phạm Trung ương TP.HCM, cho biết gắn các thiết bị di động để theo dõi giáo viên thực tế chỉ giải quyết được câu chuyện bề nổi nhằm cải thiện bầu không khí tâm lý trong quá trình dạy học. Trong khi đó, vấn đề cốt lõi nhất vẫn là phẩm chất và năng lực của giáo viên cũng như sự quản lý giáo dục của nhà trường.
"Bản thân giáo viên phải có những năng lực sư phạm cơ bản để giải quyết các tình huống sư phạm, đồng thời phải biết kiểm soát cảm xúc của mình trong quá trình giảng dạy. Bởi vì các thiết bị chỉ có thể theo dõi được trong một giới hạn, không gian nhất định, và nếu như người giáo viên không có sự thay đổi từ bên trong thì câu chuyện bạo lực học đường hay bạo hành trong giáo dục vẫn là câu chuyện mà chúng ta sẽ nơm nướp lo sợ", thạc sĩ tâm lý Tô Nhi A cho biết.
Bênh cạnh đó, thạc sĩ Tô Nhi A nhận định rằng nếu cho trẻ đeo đồng hồ thông minh với chức năng theo dõi, kiểm soát về các vấn đề tác động vào thể lý thì bản thân đứa trẻ cũng nhận thức được rằng các mối quan hệ của chúng với giáo viên là không tích cực, niềm tin của đứa trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi cách đặt vấn đề của cha mẹ khi họ gắn thiết bị vào người con với những lý giải đi kèm.
"Bản thân đứa trẻ sẽ có một sự lung lay nhất định về niềm tin với giáo viên, mối quan hệ giữa học trò và thầy cô chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, vì đứa trẻ đã bị gieo trong đầu một sự hoài nghi về thầy cô. Và từ đó đứa trẻ có thể bất hợp tác với thầy cô, nhà trường hoặc không nồng nhiệt khi tham gia vào các quá trình giáo dục đồng thời luôn có cảm xúc lo sợ, phòng vệ", thạc sĩ Tô Nhi A chia sẻ.
Về yếu tố sức khỏe, bác sĩ Đinh Tấn Phương, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng I TP.HCM, cho biết cần chú ý đến những thông tin trên các thiết bị điện tử như: Xuất xứ, sản phẩm dành cho ai, ở lứa tuổi nào, có ảnh hưởng đến sức khỏe hay thần kinh hay không để tránh tránh trường hợp mua phải hàng gian, hàng giả ảnh hưởng đến sức khỏe.
Theo Thanh niên
Bạo lực học đường khiến trẻ dễ bị sang chấn tâm lý Tình trạng bạo lực học đường, bạo lực gia đình... là nguyên nhân khiến tỷ lệ trẻ em và phụ nữ bị sang chấn tâm lý ngày càng tăng. Chuyên gia chia sẻ tại buổi tọa đàm - LÊ XUÂN ĐỒNG Buổi tọa đàm với chủ đề "Hàn gắn cộng đồng qua cách hỗ trợ dựa trên hiểu biết về sang chấn tâm...