Niềm tin dân Âu Mỹ vào NATO giảm mạnh
Niềm tin của người dân các nước châu Âu và Mỹ vào liên minh NATO đang giảm dần, đặc biệt là sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên nắm quyền.
Niềm tin của công chúng vào NATO giảm mạnh ở các nước hàng đầu châu Âu và Mỹ sau khi Nhà Trắng được lãnh đạo bởi ông Donald Trump.
Theo nghiên cứu của Pew Research Center bảng xếp hạng về mức độ ủng hộ của liên minh đã giảm trong giai đoạn 2017-2019.
Niềm tin của người dân các nước châu Âu và Mỹ vào NATO đang giảm mạnh.
Tại Hoa Kỳ khoảng 52% số người được hỏi có thái độ ủng hộ NATO, thấp hơn 10% so với hai năm trước. Tình hình tương tự cũng diễn ra ở Đức, nơi tỷ lệ ủng hộ liên minh đã giảm từ 67% xuống 57%.
Ở Pháp thậm chí còn tệ hơn giảm từ 60% năm 2017 xuống còn 49% năm 2019. Tại Hungary, 48% số người được hỏi có thái độ tích cực đối với liên minh, ít hơn 12% so với hai năm trước.
Ở Ba Lan 82% công dân ủng hộ hành động của liên minh, nhiều hơn 3% so với năm 2017, đây cũng là nước có công dân ủng hộ liên minh cao nhất.
Ở vị trí thứ hai là Litva – 77%, tiếp theo là Hà Lan – 72%, sau đó là Canada – 66% và thứ năm là Anh với 65%. Ở tất cả các quốc gia này, ngoại trừ Hà Lan, bảng xếp hạng niềm tin vào liên minh đã tăng hoặc không thay đổi.
Chỉ số nhỏ nhất được ghi nhận ở Thổ Nhĩ Kỳ – 21%, trong hai năm qua, chỉ số này đã giảm thêm 2%.
Hy Lạp có tỷ lệ ủng hộ khoảng là 37%, tại Bulgaria 42% số người được hỏi ủng hộ liên minh.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng được thực hiện ở các quốc gia ngoài liên minh, cụ thể là ở Thụy Điển, Nga và Ukraine. Hơn 63% người Thụy Điển tin tưởng vào NATO so với 65% trong năm 2017.
Ở Nga chỉ có 16% số người được hỏi ủng hộ các hoạt động của liên minh, cao hơn 4% so với kết quả năm 2017. Tại Ukraine khoảng 53% số người được hỏi tin tưởng vào NATO, con số này giảm 5% so với năm 2017.
Video đang HOT
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm niềm tin vào NATO trong vài năm qua và yếu tố chính ở đây là Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã có chính sách sửa đổi hầu hết các thỏa thuận quốc tế, chỉ trích các đồng minh NATO….
Nhà lãnh đạo Mỹ đã chỉ trích NATO trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016 và kể từ đó làm tăng áp lực lên liên minh. Donald Trump đã nhiều lần gọi liên minh là “lỗi thời” và cáo buộc các đồng minh không thực hiện nghĩa vụ của mình.
Cụ thể, Tổng thống Mỹ không hài lòng với sự miễn cưỡng của các nước hàng đầu châu Âu như Pháp và Đức về việc tăng chi tiêu quốc phòng lên 2% GDP.
Ngoài ra, một trong những nguyên nhân chính gây ra các vấn đề trong liên minh là Nga, cụ thể là thái độ của các nước thành viên NATO đối với nước này. Với nhiệm vụ chính của liên minh là ngăn chặn của Moscow, vì vậy hầu hết các nước châu Âu không hợp tác với Nga.
Theo kết quả nghiện cứu, 55% số người được hỏi ở Hungary về ủng hộ quan hệ chặt chẽ giữa Hoa Kỳ và Nga, ở Ba Lan 53% số người được hỏi ủng hộ và 50% ở Slovakia.
Tại Đức 30% số người được hỏi coi việc hợp tác giữa Moscow và Washington là có lợi, trong khi ở Pháp – chỉ có 13%.
Tại Ý và Bulgaria các chỉ số này lần lượt là 45% và 47%. Mối quan hệ giữa Nga và Hoa Kỳ chủ yếu được ủng hộ ở Anh (83%), Hà Lan (82%) và Tây Ban Nha (73%).
Theo khảo sát, người dân Bulgaria, Ý, Hy Lạp, Đức và Tây Ban Nha phản đối sự can thiệp quân sự vào cuộc xung đột với Nga trong trường hợp nước này tấn công một trong các thành viên NATO.
Ở Bulgaria có 69% người phản đối, ở Ý – 66% người phản đối, sau đó là ở Hy Lạp – 63%, tiếp theo là ở Đức – 60%.
Tuy nhiên, hầu hết những người được hỏi tin tưởng rằng, Hoa Kỳ sẽ bảo vệ liên minh khỏi mọi cuộc tấn công, kể cả từ Nga.
Ở Ý khoảng 75% người tin tưởng điều này, ở Anh – 73% và ở Tây Ban Nha – 72%. Ít nhất trong số này là Hungary – 39% và Cộng hòa Séc – 41%.
Kết quả nghiên cứu này không có gì bất ngờ, nhưng rõ ràng cho thấy sự sụt giảm niềm tin vào NATO ở khu vực châu Âu.
Chí Huy
Theo baodatviet.vn
NATO sẽ thất bại trong cuộc chiến với Nga vì cầu đường
Theo tờ Breaking Defense của Mỹ, nếu xảy ra cuộc chiến trên bộ với Nga, lực lượng tăng thiết giáp Mỹ và NATO sẽ thất bại.
Tình huống xảy ra xung đột giữa Nga và NATO được báo Mỹ đặt ra tại Ba Lan, quốc gia có nhiều dòng sông chảy qua. Một trong số đó là sông Wisla chảy qua toàn bộ Ba Lan từ Nam ra Bắc.
Vì vậy, nếu NATO sử dụng lãnh Thổ Ba Lan để gửi quân tiếp viện hoặc làm nơi rút lui lực lượng trong trường hợp xảy ra xung đột với Nga sẽ bị hạn chế rất lớn bởi hầu hết các cây cầu tại quốc gia này đều quá cũ và chỉ chịu được tải trọng không quá 55 tấn.
Trong khi đó xe tăng M1 Abrams của Mỹ, Challanger II của Anh, Leopard II của Đức và thậm chí cả Leclerc của Pháp tất cả đều nặng từ 60 tấn trở lên.
Lực lượng xe tăng Mỹ và châu Âu diễn tập.
Hạn chế này lực lượng Mỹ đã nếm trải trong thực tế khi một số phương tiện bọc thép Mỹ triển khai từ cảng Bremerhaven, Đức tới Ba Lan đã bị hư hỏng nghiêm trọng do một số lý do liên quan tới giao thông vận tải.
Các phương tiện này đã làm mặt cầu bị sụt lún, trong khi đó một số xe khác đâm vào cây cầu do chiều cao của cầu thấp hơn chiều cao của các xe quân sự này. Vì lẽ đó, năm chiếc xe bọc thép đã bị để lại ở Đức và quân đội Mỹ cũng không tìm ra được cách vận chuyển an toàn những phương tiện này.
Trung tướng Ben Hodges, chỉ huy lực lượng Mỹ tại châu Âu tiết lộ, sự cố khiến phần pin của một số xe tăng Mỹ bị rò rỉ, chảy nước khi đang trên đường đến Ba Lan. Ông Ben Hodges cũng thừa nhận rằng Washington không có đủ kiến thức về cơ sở hạ tầng của các nước thành viên NATO.
Sau sự cố, lực lượng Mỹ tại châu Âu ra thông báo cho biết sẵn sàng chi trả 50 triệu USD cho một tổ chức bản đồ địa lý để đổi lấy bản đồ chi tiết các nước châu Âu.
Trên bản đồ chi tiết này thể hiện rõ các khu vực dân cư và đường xá, các cơ sở công nghiệp cũng như các tuyến đường giao thông dưới lòng đất. Đơn vị tiếp nhận bản đồ này là Bộ chỉ huy của Lực lượng Công binh Lục quân Hoa Kỳ (USACE) ở châu Âu.
Giới chuyên gia cho rằng, Lầu Năm Góc cần phải chuẩn bị trước để sẵn sàng đối phó mới mọi kịch bản và giảm thiểu tối đa thiệt hại đối với họ. Bởi hiện tại, các cơ sở hạ tầng giao thông cũ ở châu Âu đã quá tải và bị xuống cấp nghiêm trọng.
Trong trường hợp có chiến tranh xảy ra, việc di chuyển lực lượng quân đội trên bộ, đặc biệt là các loại xe tăng, xe bọc thép sẽ bị ảnh hưởng nếu không xác định được hướng di chuyển tốt nhất.
Ngoài ra, do tốc độ phát triển nhanh nên những bản đồ cũ không kịp thời cập nhật trong tình tình hiện nay. Bộ chỉ huy của Lực lượng Công binh Lục quân Hoa Kỳ (USACE) ở châu Âu lo ngại về sự ùn tắc giao thông trên các tuyến đường ở châu Âu, đặc biệt là ở các nước thuộc Liên Xô cũ.
Họ sợ nhất về tình trạng xuống cấp quá mức và không đạt yêu cầu chung về cơ sở hạ tầng quân sự. Vì vậy quân đội Mỹ cũng như NATO cần biết những con đường mới để có thể đưa đến các "khu vực nóng" một cách nhanh nhất.
Hệ thống giao thông ở các nước châu Âu không đồng đều. Tùy thuộc vào sự phát triển của mỗi quốc gia châu Âu, họ đều có một hệ thống giao thông phát triển khác nhau.
Nếu tính tổng thế có thể thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của liên minh châu Âu không hề thấp nhưng họ vẫn không đủ kinh phí dể đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và công nghệ.
Theo ước tính để thực hiện dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng châu Âu đến hết năm 2020 cần số tiền khoảng 500 tỷ euro. Và sau đó muốn hoàn thành hệ thống mạng lưới giao thông trên toàn châu Âu giai đoạn đến năm 2030 có thể phải chi 750 tỷ euro.
Số tiền này rất lớn, hơn nữa gồm nhiều quốc gia với trình độ phát triển khác nhau nên dự án này rất khó để thực hiện.
Nhưng nếu dự án này được thực hiện chắc chắn sẽ đem lại cho không chỉ Mỹ những thuận lợi không hề nhỏ, nhất là trong trường hợp xảy ra xung đột với Nga.
Hòa Bình
Theo baodatviet.vn
Chiếm hạm Nga mang theo S-300 áp sát căn cứ Anh, tiêm kích F-35 "đứng hình" Tàu tuần dương tên lửa dẫn đường Nguyên soái Ustinov của Nga đã xuất hiện gần khu vực căn cứ không quân của Anh trên đảo Síp và khiến các tiêm kích F-35 của Anh không dám cất cánh. Theo trang tin Avia.pro, một trong những căn cứ không quân lớn nhất của nước Anh nằm trên Địa Trung Hải đã rơi vào...