Niềm tin của người Philippines với Trung Quốc rơi xuống mức ‘tệ hại’
Thăm dò mới cho thấy niềm tin của người Philippines với Trung Quốc giảm từ mức “kém” (poor) xuống mức “tệ hại” (bad), với “điểm tin tưởng” là -33 vào tháng 9.
Trái ngược với sự lựa chọn của Tổng thống Rodrigo Duterte, niềm tin của người Philippines dành cho Trung Quốc đã giảm xuống mức “tệ hại”, trong khi với Mỹ vẫn duy trì ở mức “tuyệt vời”, theo cuộc khảo sát gần đây do hãng thăm dò Social Weather Stations (SWS) thực hiện.
Rappler đưa tin kết quả được SWS công bố tối 20/11 cho thấy niềm tin của người Philippines đối với Trung Quốc giảm từ mức “kém” (poor) xuống mức “tệ hại” (bad), với “điểm tin tưởng” là -33 vào tháng 9.
Mức này kém hơn 9 điểm so với kết quả được công bố hồi tháng 6. Mỹ vẫn được người dân Philipines rất tin tưởng với mức điểm 72, không khác nhiều so với mức 73 hồi tháng 6.
Người dân Philippines đốt hình ảnh rồng Trung Quốc và ông Duterte trong một cuộc biểu tình hồi tháng 7, nhân kỷ niệm 3 năm phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực ở Hà Lan trong vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan tranh chấp trên Biển Đông. Ảnh: Rappler.
Video đang HOT
Khảo sát được thực hiện từ ngày 27 đến 30/9, thông qua các phỏng vấn trực diện với 1.800 người trưởng thành tuổi từ 18 trở lên trên toàn quốc.
SWS yêu cầu người tham gia cho biết mức độ tin tưởng của họ đối với mỗi nước theo các mức: Tin tưởng rất nhiều, Tin tưởng khá nhiều, Không rõ, Tin tưởng khá ít, Tin tưởng rất ít, hoặc Chưa bao giờ nghe/đọc về nước này.
Dưới thời Tổng thống Duterte , Philippines theo đuổi cái gọi là “chính sách đối ngoại độc lập”, chứng kiến nước này “xoay trục” xa rời các đồng minh lâu năm truyền thống như Mỹ để chuyển sang thân thiết hơn với Trung Quốc và Nga.
Ông Duterte cũng như các quan chức chính quyền tiếp tục bị chỉ trích vì xích lại gần Trung Quốc để đổi lấy các khoản cho vay và viện trợ, không cứng rắn với Bắc Kinh sau phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực ở Hà Lan năm 2016 liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông.
Theo news.zing.vn
Nga có cần căn cứ quân sự ở châu Phi?
Các chuyên gia đưa ra nhận định về tuyên bố của Tổng thống Cộng hòa Trung Phi nói về khả năng thiết lập căn cứ quân sự Nga tại nước này.
Tin tức từ Sochi (Nga), nơi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Nga-châu Phi, gây chấn động giới quan sát quân sự. Tổng thống Cộng hòa Trung Phi (CAR) Faustin-Archange Touadera phát biểu trước báo giới tại đây rằng, đất nước ông " đang xem xét khả năng thiết lập một căn cứ quân sự Nga ở nước này". Ông khẳng định vấn đề này " đang được Bộ Quốc phòng hai nước xem xét giải quyết".
Ông Touadera cũng tuyên bố rằng, CAR mong muốn được nhận từ Nga những lô vũ khí mới để bổ sung cho những khí tài hiện đang có. Câu hỏi đặt ra là: Cộng hòa Trung Phi và Nga sẽ nhận được những lợi ích gì nếu căn cứ của Nga xuất hiện ở trung tâm châu Phi?
Sau sự sụp đổ của Liên Xô, các vị thế chính trị, kinh tế và quân sự của Matxcơva ở châu Phi đã bị suy yếu, hay thậm chí sụp đổ. Và giờ đây, đánh giá về những gì diễn ra tại Hội nghị thượng đỉnh ở Sochi có thể thấy rằng, Nga đang quay trở lại khu vực quan trọng này, nơi Mỹ và Trung Quốc vốn "cố thủ" từ lâu.
Cộng hòa Trung Phi tuyên bố đang xem xét khả năng thiết lập căn cứ quân sự Nga tại nước này. (Ảnh: kp.ru)
Người Mỹ thậm chí còn thành lập Bộ Tư lệnh đặc trách AFRICOM để chỉ huy 36 căn cứ quân sự tại 24 quốc gia châu Phi. Trên thực tế, đang có "cuộc tranh đấu" ngầm vì lục địa giàu tài nguyên này. Và Nga không có ý định đứng sang một bên.
" Nếu chúng ta muốn có được chỗ đứng vững chắc ở châu Phi, chúng ta sẽ làm điều đó tại những nơi mà chính phủ hợp pháp yêu cầu sự giúp đỡ của chúng ta. Tôi nghĩ rằng căn cứ Nga tại Cộng hòa Trung Phi là tương đối cần thiết để hòa giải các bên tham chiến - giống như những gì mà sự hiện diện của Nga tại Syria mang lại" - chuyên gia quân sự và là nhà phân tích chính trị nổi tiếng người Nga, Alexander Perendzhiev nhận định.
Trong khi đó, nhà nghiên cứu châu Phi Alexander Zdanevich lại cảnh báo: " Khi xây dựng quan hệ với Cộng hòa Trung Phi, Nga nên cẩn thận. Nếu triển khai căn cứ quân sự tới đó, khả năng cao là chúng ta sẽ phải giải quyết các vấn đề của chính CAR. Những gì tương tự chúng ta đã thấy ở Afghanistan. Đúng là về mặt địa lý, Cộng hòa Trung Phi là nơi rất có lợi cho Nga. Đây là một quốc gia có trữ lượng tài nguyên dồi dào, mà đặc biệt là uranium. Thêm vào đó, khu vực này còn là nơi rất nhiều tuyến đường thương mại bắc qua".
" Nga rồi sẽ có được một điểm ảnh hưởng địa chính trị ở khu vực này. Về lâu dài sẽ là đặc quyền trong các dự án kinh tế. Bên cạnh đó, việc cung cấp vũ khí cho Cộng hòa Trung Phi là một lợi ích không thể bỏ qua đối với nền công nghiệp quốc phòng của chúng ta" - ông Zdanevich cho biết thêm.
Trước khi nhóm cố vấn quân sự Nga đến thăm Cộng hòa Trung Phi vào năm ngoái, Tư lệnh AFRICOM, Tướng Thomas Waldhauser phải thốt lên rằng: " Người Nga ở bên cạnh chúng ta. Họ đang cố gắng gây ảnh hưởng đến các sự kiện. Chúng tôi đang theo dõi sát sao những gì họ đang làm".
Tuy nhiên, theo lời Thư ký báo chí Tổng thống Nga Dmitry Peskov, trong cuộc họp cá nhân giữa ông Vladimir Putin và Tổng thống Cộng hòa Trung Phi Touadera tại Sochi, chủ đề thiết lập căn cứ quân sự Nga vẫn chưa được đề cập đến.
(Nguồn: Komsomolskaya pravda)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Vụ tàu Địa chất hải dương 8: Phó tổng thống Mỹ lên tiếng Đó là cáo buộc của Phó tổng thống Mỹ Mike Pence đối với chính quyền Bắc Kinh liên quan đến những hành vi của Trung Quốc ở biển Đông trong thời gian qua. Hôm 24-10 (giờ Mỹ), Phó tổng thống Mỹ Mike Pence có bài phát biểu dài 40 phút tại một sự kiện do Trung tâm Wilson, một tổ chức phi chính...