Niềm tin của người Australia với Trung Quốc giảm mạnh
Một cuộc khảo sát mới được công bố cho thấy niềm tin của người Australia với Trung Quốc và ông Tập giảm mạnh do căng thẳng song phương gần đây.
Kết quả khảo sát của Viện Lowy tại Sydney được công bố hôm nay cho thấy số người Australia tin tưởng Trung Quốc hành động có trách nhiệm trên trường quốc tế giảm từ 52% năm 2018 xuống còn 23%. Số người Australia coi Trung Quốc là đối tác kinh tế giảm xuống còn 55% so với 82% năm 2018.
“Tin tưởng vào Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của chúng ta, đã giảm nhanh chóng”, Giám đốc Viện Lowy Michael Fullilove cho biết khi công bố kết quả khảo sát. “Niềm tin vào lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình thậm chí còn giảm mạnh hơn”.
94% số người được hỏi nói rằng họ muốn thấy Australia giảm phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc và 82% ủng hộ các biện pháp trừng phạt quan chức Trung Quốc liên quan đến vi phạm nhân quyền. Trung Quốc chiếm khoảng 1/4 giá trị thương mại của Australia. Các khoáng sản Australia được xuất khẩu tới Trung Quốc để xây dựng ngành công nghiệp nặng và sản xuất năng lượng.
Quốc kỳ Australia (xanh) và quốc kỳ Trung Quốc phía trước Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh năm 2016. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Khảo sát mức độ tin tưởng với Trung Quốc được tiến hành từ năm 2005 và năm nay, Viện Lowy khảo sát 2.448 người trưởng thành trên khắp Australia.
Kết quả khảo sát năm nay cũng cho thấy sự ủng hộ ngày càng tăng của người Australia đối với liên minh an ninh giữa Canberra và Washington, tăng 6 điểm, lên 78%. 51% người được hỏi tin tưởng Mỹ hành động có trách nhiệm trên thế giới, 55% đánh giá mối quan hệ của Australia với Mỹ quan trọng hơn mối quan hệ với Trung Quốc.
Trung Quốc ngày càng trở nên quyết đoán hơn dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình khi Bắc Kinh tìm cách chuyển sức mạnh kinh tế đang lên thành sức mạnh chính trị, ngoại giao và quân sự. Tuy nhiên, việc phô diễn sức mạnh đã gây ra loạt tranh chấp với các nước láng giềng trong khu vực, từ các cuộc ẩu đả biên giới với Ấn Độ đến những xung đột ngoại giao công khai với Australia.
Những tháng gần đây, Trung Quốc áp lệnh trừng phạt thương mại vào các sản phẩm Australia, tuyên án tử hình công dân Australia và chế giễu liên minh lâu đời của Canberra với Washington. Những động thái này nhằm trả đũa việc Australia phản đối công ty công nghệ Huawei, lên án công khai gián điệp Trung Quốc và ảnh hưởng của Trung Quốc ở nước này cũng như kêu gọi điều tra độc lập nguồn gốc virus cũng như cách xử lý trong đại dịch Covid-19.
Australia tố Trung Quốc tung tin sai lệch về Covid-19
Ngoại trưởng Marise Payne tố Trung Quốc lan truyền "thông tin sai lệch" về Covid-19 và gây nguy cơ phân biệt chủng tộc ở Australia.
"Thông tin sai lệch chỉ làm tăng thêm lo lắng và chia rẽ, trong khi điều chúng ta cần lúc này là hợp tác và thấu hiểu", Ngoại trưởng Payne nói trong sự kiện tại Đại học Quốc gia Australia ở thủ đô Canberra hôm nay.
Bà Payne cũng nhắc lại các cáo buộc của Ủy ban châu Âu (EC) tuần trước rằng Nga và Trung Quốc đang điều hành "những hoạt động gây ảnh hưởng và chiến dịch đưa tin sai lệch có chủ đích" về Covid-19 nhằm mục đích chính trị.
Ngoại trưởng Australia cũng nhắc đến việc Twitter hôm 11/6 thông báo công ty này sẽ xóa hơn 23.000 tài khoản, được cho truyền bá các thông điệp không đúng sự thật ca ngợi chính phủ Trung Quốc. Ngoài ra, hơn 8.000 tài khoản khác liên quan tới Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cũng bị liệt vào "danh sách đen" của Twitter.
"Điều chúng tôi lo ngại là một số quốc gia đang cố lợi dụng đại dịch để phá hoại nền dân chủ, nhằm thúc đẩy các mô hình độc đoán của họ", bà Payne nói.
Ngoại trưởng Marise Payne phát biểu tại cuộc họp báo ở Canberra hồi tháng 2. Ảnh: AFP.
Bộ Giáo dục Trung Quốc tuần trước cảnh báo sinh viên nên "tiến hành đánh giá cẩn thận về những rủi ro, đồng thời thận trọng về việc lựa chọn đến Australia, hoặc quay trở lại Australia để học tập". Lý do đưa ra là Australia có nhiều vụ phân biệt chủng tộc nhắm vào người gốc Á liên quan đến Covid-19.
Australia sau đó lập tức lên tiếng bác cảnh báo của Trung Quốc và khẳng định "là một trong những quốc gia an toàn nhất trên thế giới" cho sinh viên quốc tế vào thời điểm này.
Trước đại dịch, Australia đón khoảng 1,4 triệu người Trung Quốc mỗi năm, với doanh thu khoảng 8,3 tỷ USD. Du học sinh Trung Quốc cũng chiếm phần lớn trong số sinh viên quốc tế của Australia.
"Tôi có thể nói chắc chắn rằng Australia luôn chào đón tất cả sinh viên và du khách từ khắp nơi trên thế giới, bất kể sắc tộc, giới tính hay quốc tịch", bà Payne tuyên bố.
Mối quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Australia leo thang căng thẳng sau khi Canberra kêu gọi điều tra quốc tế độc lập về nguồn gốc nCoV. Ngay sau đó, Bắc Kinh tung đòn đáp trả khi dừng nhập thịt bò từ 4 lò mổ lớn của Australia và áp thuế hơn 80% mặt hàng lúa mạch của nước này.
Tòa án Trung Quốc tuần trước kết án tử hình công dân Australia Cam Gillespie vì tội buôn ma túy, động thái có thể khiến căng thẳng song phương tiếp tục leo thang.
Australia quyết không 'ngậm bồ hòn' trước Trung Quốc Trung Quốc ngày càng gây sức ép quyết liệt hơn với Australia, nhưng sự "chèn ép" này sẽ khiến Canberra thêm cứng rắn thay vì nhượng bộ. Khi Australia đề xuất điều tra quốc tế về nguồn gốc nCoV, một số chính trị gia, doanh nhân nước này phản đối vì lo ngại sẽ khiến mối quan hệ với Trung Quốc xấu đi....