Niềm tin của gia đình chàng trai bị oan sai
- Cho rằng mình bị oan, chán nản với thực tại, anh Dương đã từng bỏ nhà đi gần nửa tháng, để lại bức thư ai oán…
Thêm một vụ án oan được làm rõ
Vừa có thêm một vụ án oan được Cơ quan điều tra Viện KSNDTC làm rõ. Người bị oan trong vụ án này là anh Vũ Ngọc Dương, 27 tuổi, trú tại Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội.
Có dấu hiệu oan sai
Như VietNamNet đã đưa, anh Vũ Ngọc Dương (27 tuổi, trú tại Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội) bị 2 cấp tòa sơ thẩm và phúc thẩm tuyên phạt 30 tháng tù về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Đến ngày 3/11/2014, VKSND Tối cao đã có văn bản gửi Vụ thực hành quyền công tố và VKS xét xử án hình sự, VKSNDTC xem xét kháng nghị hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm theo quy định của pháp luật.
Bà Dương Diệu Thu đã lập mưu, cấu kết với bà Nguyễn Thị Thanh Vân thực hiện hành vi làm giả giấy tờ tài liệu, vu khống anh Dương chiếm đoạt tiền tài trợ của Trung tâm dạy nghề và hướng nghiệp nhân đạo Đông Anh (Trong ảnh: bà Nguyễn Thị Thanh Vân đang thực nghiệm lại hành vi làm giả giấy tờ trước Cơ quan điều tra)
Hiện, Cơ quan điều tra VKSND Tối cao đang tiếp tục điều tra về hành vi vu khống, cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án đối với các cá nhân liên quan trong vụ án này.
Video đang HOT
Anh Vũ Ngọc Dương đang là một nhân viên ngân hàng, bị tạm giam 4 tháng 15 ngày, bị kết án 30 tháng tù giam, bị chiếm đoạt số tiền 297 triệu đồng, hiện đang trong giai đoạn chờ thi hành án nên bị mất việc làm và các quyền lợi khác của một công dân.
Trao đổi với VietNamNet, luật sư Hồng Bách (luật sư của anh Dương) cho biết, tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, anh Dương đều kêu oan, cho rằng không chiếm đoạt tiền của Trung tâm dạy nghề và hướng nghiệp nhân đạo Đông Anh. Các chứng cứ, tài liệu sử dụng để buộc tội đối với anh Dương đều là giả, yêu cầu giám định lại đối với các chứng, cứ tài liệu giả mạo nêu trên, cũng như làm rõ sự gian dối, không trung thực trong lời khai của các nhân chứng, nhưng đều không được chấp nhận.
Ngày 15/10/2014, Luật Hồng Bách đã có Công văn gửi Cục Điều tra – VKSND Tối cao phân tích và đề nghị điều tra làm rõ những sai sót, không có căn cứ trong các tài liệu, chứng cứ buộc tội anh Dương.
Ngày 5/11/2014, Luật Hồng Bách nhận được công văn của Cơ quan Điều tra – VKSND Tối cao với nội dung: “… Có cơ sở nhận định ông Vũ Ngọc Dương bị kết án oan.”
Luật Hồng Bách khẳng định: Anh Dương không phạm tội “Lạm dụng tín nhiệm chiến đoạt tài sản” theo Điểm d Khoản 2 Điều 140 Bộ luật Hình sự như nhận định và phán quyết trong Bản án sơ thẩm số 503/2012/HSST và Bản án phúc thẩm số 565/2013/HSPT.
Nguyên nhân dẫn đến việc khởi tố, truy tố và xét xử oan đối với anh Dương là do: Các kết luận và phán quyết trong bản án không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án.
Có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án. Những tình tiết nêu trên đã thỏa mãn các căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với 2 bản án sơ thẩm và phúc thẩm đã tuyên anh Dương 30 tháng tù.
Niềm tin
Về phần gia đình anh Dương, từ khi đứa cháu trai duy nhất bị bắt cho đến nay, họ luôn tin rằng anh vô tội. Bà nội anh Dương cho biết, cháu bà bị bắt, cả gia đình lao đao, khốn khổ.
Bản thân bà mất ăn mất ngủ, không ít lần bát cơm của người bà 80 tuổi chan nước mắt vì thương cháu.
“Tôi luôn tin cháu tôi không có tội. Gia đình tôi từ xưa đến nay chưa có điều tiếng gì, Dương bị bắt, tôi xấu hổ với hàng xóm mà không biết phải thanh minh làm sao” – bà nội anh Dương cho biết.
Hôm anh Dương được tại ngoại, trở về nhà, vừa bước vào cửa, bà nội anh lao đến ôm chầm lấy đứa cháu đích tôn, nước mắt chảy tràn. Hai bà cháu ôm nhau khóc vì mừng, vì tủi.
Người thân của anh Dương cho biết, sau hơn 4 tháng bị tam giam, đón thanh niên 27 tuổi về, bố anh Dương đã phải đưa con đi trị bệnh vì chứng đau đầu.
Cho rằng mình bị oan, chán nản với thực tại, anh Dương đã từng bỏ nhà đi gần nửa tháng, để lại bức thư có nội dung: “Con rất bức xúc và bị ức chế trong lòng nên bố mẹ đừng gọi con về nữa. Con chẳng biết đi đâu về đâu, nên con sẽ đi thật xa… Bây giờ con đang đi vào con đường bế tắc hoàn toàn rồi…”.
Chia sẻ với báo chí, anh Dương nói: “Tôi chẳng có tội tình gì mà tự dưng bị bắt. Uất ức vô cùng”.
Đến nay, Cơ quan điều tra VKSND Tối cao đã có công văn gửi Tòa án, Công an TP Hà Nội đề nghị xem xét tạm hoãn thi hành án đối với anh Dương.
Xuân Bách
Theo_VietNamNet
Dương Chí Dũng có mặt tại phiên xử vụ ụ nổi 83M
Sau 2 lần hoãn phiên tòa vì vắng mặt Dương Chí Dũng - Nguyên cục trưởng cục hàng hải Việt Nam và các nhân chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, sáng nay (ngày 11/11), HĐXX tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án tham ô tài sản liên quan đến việc sửa chữa ụ nổi 83M. Dương Chí Dũng tham dự phiên tòa với vai trò của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Theo cáo trạng của VKSND tối cao, tháng 3/2008, Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines) mua ụ nổi 83M vận chuyển từ Nga về Việt Nam. Tháng 6/2008, ụ nổi được thông quan tại Hải quan Vân Phong (Khánh Hòa). Do ụ nổi cũ, hư hỏng nhiều nên Vinalines đã hợp đồng với Nhà máy sửa chữa tàu biển Hyundai Vinashin sửa chữa và giao Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines, đơn vị thành viên quản lý, giám sát việc sửa chữa ụ nổi 83M.
Các bị cáo bị truy tố về tội tham ô tài sản tại phiên tòa sáng nay 11/11
Quá trình sữa chữa, lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao, Trần Hải Sơn (sinh năm 1960, trú TP. Hồ Chí Minh, nguyên Tổng Giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines) đã thông đồng với Trần Văn Quang (sinh năm 1976, trú Bà Rịa - Vũng Tàu, nguyên Phó Trưởng phòng Kế hoạch thị trường Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines), Trần Bá Hùng (sinh năm 1979, trú Nha Trang, Khánh Hòa, nguyên Phó Trưởng bộ phận Chế tạo vỏ Nhà máy Hyundai Vinashin), Phạm Bá Giáp (sinh năm 1972, trú Nha Trang, Khánh Hòa, nguyên Giám đốc Công ty TNHH Nguyên Ân) ký 2 hợp đồng sửa chữa một số phần của ụ nổi 83M.
Tổng trị giá 2 hợp đồng khoảng 8,7 tỷ đồng và Vinalines đã chuyển khoản thanh toán số tiền này cho Công ty TNHH Nguyên Ân do Giáp đại diện tư cách pháp nhân. Trong khi thực tế công ty Giáp chỉ kí hợp đồng khống và cho mượn tư cách pháp nhân Công ty TNHH Nguyên Ân để ký và thanh quyết toán 2 hợp đồng trên.
Trong quá trình thực hiện 2 hợp đồng, các bị cáo còn thỏa thuận nâng giá, nâng khống khối lượng vật tư thi công.
Bị cáo Dương Chí Dũng được dẫn giải đến tòa trong vài trò người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Tổng số tài sản các bị cáo chiếm đoạt của nhà nước hơn 3,6 tỷ đồng. Trong đó, Trần Hải Sơn chiếm đoạt 2,2 tỷ đồng, Trần Văn Quang 857 triệu đồng; Trần Bá Hùng hơn 395 triệu đồng; Phạm Bá Giáp hơn 178 triệu đồng.
Riêng Trần Hải Sơn khai trong số tiền tham ô, đã chi tổng cộng 150 triệu đồng mua quà cáp biếu cho Dương Chí Dũng vào các dịp lễ, tết.
Tại phiên tòa sáng nay 11/11, đại diện VKSND tỉnh Khánh Hòa đã công bố cáo trạng của VKSND tối cao truy tố 4 bị can gồm: Trần Hải Sơn, Trần Văn Quang, Trần Bá Hùng về tội "tham ô tài sản" theo khoản 4, điều 278 Bộ luật hình sự.
Theo Khampha
Viện trưởng VKSNDTC: "Có thể Lê Bá Mai gửi đơn nhưng đã đi đâu đó" "Trong số 13 đơn kêu oan cho Lê Bá Mai mà chúng tôi nhận được thì cha Lê Bá Mai gửi 6 đơn. Có thể bản thân Lê Bá Mai cũng gửi đơn nhưng đã đi đâu đó. Đến giờ vì lý do gì đó, chúng tôi chưa nhận được". Viện trưởng VKSNDTC Nguyễn Hòa Bình chia sẻ với phóng viênInfonet xoay quanh...