Niềm tin chiến thắng và bài học 5K
“Chúng tôi tự hứa là 10 ngày sẽ dập được dịch” – giữa lúc sự lo lắng về nguy cơ dịch COVID-19 bùng phát, câu nói kèm theo hành động “nắm chặt tay mình” của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam bên lề Đại hội Đảng XIII mang lại một thông điệp đặc biệt.
Nắm chặt tay mình, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ với phóng viên Tuổi Trẻ: “Tôi hoàn toàn có niềm tin là tình hình chắc chắn sẽ được kiểm soát tốt nhất” – Ảnh: TIẾN LONG
Đó không chỉ là sự quyết tâm, mà còn là niềm tin Việt Nam sẽ một lần nữa chiến thắng đại dịch COVID-19.
Có thể thấy đợt dịch này chính là thời khắc khó khăn và nguy hiểm nhất từ trước tới nay. Chưa bao giờ trong một ngày Việt Nam phát hiện số lượng ca dương tính nhiều như thế (83 ca). Khác với các đợt dịch trước, chúng ta đang cùng lúc phải đối diện với hàng loạt thử thách như chủng virus biến thể mới, tốc độ lây lan nhanh, chưa kể không khí lạnh ở các tỉnh miền Bắc đang “tiếp sức” cho virus sinh sôi nảy nở.
Đến hôm nay nhiều khu vực của hai tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh đã bị phong tỏa, giãn cách xã hội. Cũng từ Hải Dương, Quảng Ninh dịch bệnh lây lan ra Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Gia Lai, TP.HCM. Con số các ca nhiễm có thể còn nối dài, kéo dài trong nhiều ngày và khối lượng công việc đổ dồn lên vai ngành y tế vô cùng nặng nề.
Thế nhưng trong những dòng tin ảm đạm ấy, chúng ta không thiếu những niềm vui, lòng tin khi nghe Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nói: “Đã khoanh trúng ổ dịch”; có hàng ngàn kết quả xét nghiệm âm tính; sự chung tay của các doanh nghiệp hỗ trợ địa phương xây dựng bệnh viện dã chiến và hàng ngàn y bác sĩ, sinh viên khắp nơi sẵn sàng tình nguyện chi viện vào tâm dịch trong những ngày giáp Tết Nguyên đán này.
Chống dịch chỉ là biện pháp tình thế, điều căn cơ là phải có giải pháp phòng và đi đến sống chung với dịch. Thế nên cái tin Việt Nam sẽ có 50.000 liều vắcxin ngừa COVID-19 đầu tiên vào đầu tháng 2-2021 để tiêm cho người dân vùng dịch làm nhiều người phấn chấn. Cùng với 2 loại vắcxin ngừa COVID-19 của Việt Nam đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng, chúng ta có quyền tin tưởng sẽ có thứ “vũ khí” để phòng ngừa COVID-19 hiệu quả.
Trước Quảng Ninh, Hải Dương có Đà Nẵng, Hà Nội đã ngoạn mục đi qua các đợt dịch phải giãn cách, cách ly dài ngày; Việt Nam đã ghi dấu ấn với cả thế giới bởi sự hiệu quả trong kiểm soát dịch (số ca nhiễm, số ca tử vong), bởi sự nỗ lực cứu sống nhiều ca bệnh tưởng chừng không còn hi vọng sống.
Những ngày qua, bằng sự chạy đua khoanh vùng, truy vết, xét nghiệm, cách ly với một tinh thần “thần tốc chống dịch” của cả hệ thống chính trị, chúng ta hoàn toàn có niềm tin vào lời hứa “dập dịch trong vòng 10 ngày tới” như Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã nói.
Và để làm được điều đó rất cần sự chung tay, một thái độ nghiêm túc “chung sống an toàn với đại dịch” của mỗi người dân với bài học 5K (khẩu trang – khử khuẩn – khoảng cách – không tụ tập – khai báo y tế). Có như thế, dịch bệnh có căng thẳng đến mấy vẫn có cơ hội khống chế, dập tắt.
'Chúng tôi hứa là 10 ngày dập dịch, chiều 29-1 còn 8 ngày, vẫn khẳng định vậy'
'Làm sao đến ngày 'tiễn ông Công, ông Táo' thì cơ bản việc dập dịch gần ổn. Số ca bệnh có thể tăng thêm nhưng Thủ tướng và ngươi dân yên tâm là chúng ta đang kiểm soát tốt' - Phó thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định.
Video đang HOT
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nêu quyết tâm dâp dich trong 10 ngay Sáng 30-1, thêm 34 ca COVID-19 mới, đều lây trong cộng đồng, 32 ca ở Chí Linh Tạm ngừng tổ chức lễ hội, karaoke, vũ trường ở nơi có dịch COVID-19 bùng phát
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi về tình hình chống dịch tại cuộc họp ngày 29-1 - Ảnh: VIỄN SỰ
Chúng tôi tự hứa là 10 ngày dập dịch, đến chiều 29-1 là còn 8 ngày, vẫn khẳng định như vậy. Phó thủ tướng VŨ ĐỨC ĐAM
Chiều 29-1, ngay sau khi kết thúc ngày làm việc thứ 5 của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã triệu tập và chủ trì cuộc họp của Chính phủ về phòng chống COVID-19 bên trong Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình - nơi diễn ra đại hội.
Báo cáo với Thủ tướng, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết đến thời điểm này khẳng định đã điểm trúng "huyệt" để dập dịch.
"Cách đây 2 ngày, chúng tôi tự hứa là 10 ngày dập dịch. Đến chiều nay là còn 8 ngày, vẫn khẳng định như vậy. Làm sao đến ngày "tiễn ông Công, ông Táo" thì cơ bản việc dập dịch gần ổn. Số ca bệnh có thể tăng thêm nhưng Thủ tướng và ngươi dân yên tâm là chúng ta đang kiểm soát tốt" - Phó thủ tướng khẳng định.
Đang kiểm soát tốt tình hình
Thông tin tai cuôc hop, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết "có thể khẳng định đã khoanh trúng ổ dịch".
Theo ông Long, dù còn có thể xuất hiện ca mắc rải rác nhưng khẳng định sẽ dập được dịch. Ông cho biết tất cả các hoạt động Bộ Y tế thực hiện đều được kích hoạt rất nhanh, đã khoanh vùng dập dịch sớm nhất có thể đối với Hải Dương. Hiện huy động 1.200 người đến Hải Dương dập dịch.
Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng cho biết Hải Dương đã phản ứng nhanh khi có dịch và cách ly 3.000 ca F1. Hiện ngoài ổ dịch Chí Linh còn có rất nhiều F1 tại ba huyện Kinh Môn, Nam Sách, Kim Thành và có thể thêm địa điểm khác.
Ông Thăng đề nghị Bộ Y tế tăng cường hỗ trợ xét nghiệm. Hải Dương cũng thiếu địa điểm cách ly, do đó đề nghị Bộ Quốc phòng hỗ trợ một số địa điểm quân đội để cách ly. Trước đề nghị này, Thủ tướng quyết ngay: "Đồng ý! Các cơ sở quân đội sẽ nhường chỗ cho người cần cách ly".
Trả lời đề nghị của Hải Dương và yêu cầu của Thủ tướng, trung tướng Vũ Hải Sản - thứ trưởng Bộ Quốc phòng - cũng khẳng định quân đội sẽ chuẩn bị đủ chỗ cách ly khi cần. Nếu bà con phải đón tết trong doanh trại quân đội thì quân đội sẽ đảm bảo cho bà con có cái tết đầm ấm.
Tiếp đó, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký cho biết ổ dịch Vân Đồn đến nay hoàn toàn yên tâm sẽ dập được. Hiện đã truy vết được 10.000 người, đang tích cực lấy mẫu và sẽ có kết quả toàn bộ vào ngày 30-1.
Quảng Ninh kiến nghị các địa phương thông suốt thông tin với nhau để vừa chống dịch vừa đảm bảo các vấn đề khác, trong đó có hàng hóa. Cũng theo ông Ký, có thể tỉnh sẽ phải cách ly thêm vài xã nữa ở thị xã Đông Triều tùy tình hình.
Đối với TP Hà Nội, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết sẽ tiếp thu đề nghị của Bộ Y tế, xét nghiệm toàn bộ nhân viên tại sân bay Nội Bài. Ông Dũng kiến nghị Bộ Y tế tính đến tình huống dự phòng là nếu Hà Nội có nhiều ca dương tính thì hỗ trợ Hà Nội về mặt chuyên môn, xét nghiệm.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chỉ đạo triển khai các biện pháp chống dịch COVID-19 tại Hải Dương, Quảng Ninh chiều 29-1 - Ảnh: TTXVN
"Phải có một tinh thần Việt Nam mạnh mẽ, kịp thời chống dịch, dập dịch hiệu quả trước tết. Thủ tướng NGUYỄN XUÂN PHÚC
"Còn biện pháp nào mạnh hơn không?"
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc một lần nữa nhấn mạnh tinh thần "thần tốc với các biện pháp quyết liệt, đồng bộ ngay khi các ổ dịch được phát hiện" va đăt yêu cầu: "Chúng ta kiểm điểm xem còn biện pháp nào mạnh hơn không?".
Thủ tướng cho biết lãnh đạo một số tỉnh, TP đang tham dự Đại hội Đảng đã xin ý kiến và được Đoàn chủ tịch cho phép rời đại hội về trực tiếp chỉ đạo chống dịch như bí thư, chủ tịch tỉnh Hải Dương.
Ngành y tế đã cử nhiều cán bộ chuyên môn của các bệnh viện, trường đại học để hỗ trợ địa phương. Ngoài ra, nhiều tỉnh thành cũng kết nối họp trực tuyến từ Hà Nội về địa phương để chỉ đạo chống dịch.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng trước diễn biến mới này, khẩu hiệu "Chống dịch như chống giặc" còn nguyên giá trị. Virus chủng mới lây lan nhanh thì cần phải nhanh hơn, thần tốc truy vết. Thủ tướng yêu cầu các địa phương không được lơ là, đẩy mạnh thực hiện chỉ thị 05. Cần chuẩn bị tất cả các tình huống đối phó với COVID-19, không để xảy ra như Myanmar, Thái Lan.
Thủ tướng đồng ý việc kích hoạt lại hệ thống bệnh viện dã chiến, đào tạo cho cán bộ y tế về kỹ năng chống dịch.
"Việc khoanh vùng bao nhiêu là vừa phải giao cho lãnh đạo địa phương nắm tình hình, trao đổi với Bộ Y tế và các bộ ngành quyết định. Tinh thần không làm quá rộng nhưng không chủ quan làm quá hẹp" - Thủ tướng yêu cầu.
Với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt biên giới, xuất nhập cảnh. Tinh thần đi từng ngõ, gõ từng nhà để rà soát từng người lạ đến địa phương. Đồng thời yêu cầu hạn chế tập trung các hoạt động đông người.
Thủ tướng nhấn mạnh cuộc họp này không phải chỉ để trao đổi với các tỉnh đang có dịch, mà với tất cả các tỉnh thành.
"Phải có một tinh thần Việt Nam mạnh mẽ, kịp thời chống dịch, dập dịch hiệu quả trước tết. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng của chúng ta với nhân dân" - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu.
Phải có vắcxin trong quý 1
Trao đổi về vắcxin, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết hiện nay đã có công ty nước ngoài cam kết bán cho Việt Nam 30 triệu liều. Phía Nga cũng đã có thiện chí cung cấp vắcxin cho Việt Nam và đang xúc tiến.
Với vắcxin Việt Nam, theo ông Long, hiện đang thử nghiệm hai loại. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trong khu vực tự nghiên cứu, thử nghiệm vắcxin trên người.
Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết trong quý 1 dự kiến có những liều vắcxin đầu tiên để tiêm. Tuy nhiên 30 triệu liều phải chia từng đợt đưa về. Trước thông tin này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu sớm trình phương án để trong quý 1 phải có vắcxin đợt đầu cho người dân.
Trong khi đo, theo thông tin từ Bộ Y tế, Hội đồng tư vấn cấp giấy phép đăng ký lưu hành vắcxin và sinh phẩm y tế đã họp và thống nhất đề nghị bộ trưởng Bộ Y tế cho phép nhập khẩu vắcxin của Công ty dược AstraZeneca.
Trước mắt sẽ sử dụng cho những người có nguy cơ cao, y bác sĩ điều trị bệnh nhân COVID-19, những lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch... Vắcxin của AstraZeneca (theo hồ sơ) tương đối an toàn với người dưới 60 tuổi, tỉ lệ sinh kháng thể bảo vệ để ngừa bệnh COVID-19 sau tiêm đạt yêu cầu. V.S. - T.L. - L.ANH
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nêu quyết tâm dập dịch trong 10 ngày 'Phong tỏa bất tiện vô cùng, nhưng phải kiên quyết từ đầu, nếu ngại khó ngại khổ sau này dập dịch sẽ rất khó', Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam trả lời báo chí trong phiên họp chiều 28-1 tại Bộ Y tế về ngăn chặn ổ dịch ở Quảng Ninh và Hải Dương -...