Niềm hi vọng sau lỗi lầm
Dù nhiễm HIV nhưng nếu bạn vẫn có thể có được cuộc sống vợ chồng bình thường.
Tình yêu giới tính tiếp tục nhận về những lời tâm sự, chia sẻ và giải pháp để giúp nhân vật trong bài viết Ngủ với gái làng chơi mang nỗi hận một đời. Eva.vn xin trích bức thư để đọc cùng đọc và suy ngẫm:
“Gửi bạn!
Tôi chưa từng viết bình luận cho các bài viết trên các trang báo, tôi chỉ đọc và chiêm nghiệm, nhưng bài viết của bạn làm tôi day dứt quá. Tôi rất thông cảm với hoàn cảnh của bạn. Lúc này bạn đang mất phương hướng, đang đấu tranh với bản thân mình, dằn vặt và đau khổ khi đối diện với hiện thực của mình, phải không? Tôi xin chia sẻ với bạn về sự hối hận của bạn. Nhưng quá khứ đã xảy ra rồi, bạn không thể làm lại được nữa, thay vào đó bạn phải đối diện với sự thật ấy thôi, dẫu không hề đơn giản.
Theo tôi, bạn không thể giấu người yêu bạn mãi được vì cô ấy có quyền biết lý do. Bạn phải trao đổi thẳng thắn với cô ấy và để cho cô ấy quyền lựa chọn: một là cô ấy sẽ rời xa bạn, hai là cô ấy sẽ can đảm tiếp tục cuộc hôn nhân với bạn. Bởi bây giờ y học cũng tiến bộ rồi, bạn chỉ cần đi khám bệnh, uống thuốc đúng liều, đúng giờ là sức khỏe của bạn sẽ ổn thôi. Đến thời điẻm hai bạn muốn sinh con, bác sĩ sẽ canh ngày giờ để các bạn có thể quan hệ và có con. Bạn hãy coi việc mình bị nhiễm HIV chỉ là một căn bệnh mãn tính thôi và tuổi thọ của bạn sẽ ít hơn người bình thường khoảng 5-10 năm thôi.
Sự tự tin và biết cách sống chung với căn bệnh HIV sẽ khiến cho người bệnh vẫn có thể có một đời sống vợ chồng bình thường như bao người khác (Ảnh minh họa)
Trong khoảng thời gian bạn sống chung với căn bệnh này, bạn hãy sống ý nghĩa hơn, yêu thương người thân yêu của mình hơn và sống có ích với cộng đồng. Mạnh dạn lên bạn nhé, bệnh tật là do không may mắn mà, bạn có ân hận thì cũng không thể thay đổi được. Có thể bạn gái bạn sẽ sốc và cô ấy rất đau khổ khi biết được sự thật nhưng mình tin với một cô gái đức hạnh, hiểu biết và yêu thương bạn thật lòng, cô ấy sẽ nguôi ngoai đi để đồng hành cùng bạn trong nối đau này, bởi bạn cũng đã quá đau khổ và mặc cảm với căn bệnh này rồi.
Video đang HOT
Hiện nay thì sự kỳ thị với căn bệnh đã giảm đi rất nhiều nhưng vẫn còn không ít người, nhất là những người lớn tuổi sẽ rất khó chấp nhận nên hai bạn trước mắt nên giấu kín vì nếu uống thuốc đều đặn sẽ khó ai phát hiện ra bệnh của bạn. Tuy bạn sẽ có triệu chứng sụt cân và một số tác dụng phụ khi uống thuốc.
Hãy can đảm lên bạn nhé, vì cuộc sống không chối bỏ ai có nhu cầu sống và cống hiến đâu bạn. Chúc bạn sớm có cuộc trao đổi thẳng thắn với người yêu để tìm ra hướng đi tốt nhất cho bản thân và cuộc đời của mình, nhưng mình khuyên bạn nên đi đến các trung tâm cùng người yêu để họ có thể tư vấn tâm lý cho các bạn có một cuộc sống như các cặp vợ chồng bình thường khác.”
Theo Eva
Cần một cơ chế quản lý đặc thù cho ngành giáo dục
Để thực hiện được đổi mới toàn diện, triệt để nền giáo dục hiện nay thì cần phải làm nhiều việc. Tuy nhiên, có hai vấn đề cấp bách cần phải giải quyết sớm, đó là xây dựng cơ chế quản lý đặc thù cho ngành giáo dục và đổi mới các kì thi hiện nay.
Đó là quan điểm của NGƯT. TS Nguyễn Tùng Lâm - Phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Hà Nội về vấn đề đổi mới căn bản giáo dục toàn diện.
Cần một cơ chế đặc thù
TS Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, ngành giáo dục phải được ưu tiên đầu tư về tiền của và nhân lực nhưng quan trọng hơn cả là phải được đầu tư về công tác quản lý và chỉ đạo. Đặc biệt các cơ sở GD-ĐT phải được tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội về chất lượng đào tạo. Phải đoạn tuyệt hẳn với cơ chế quản lý bao cấp; cơ chế "xin cho".
Các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về giáo dục bao giờ cũng đúng cũng hay. Nhiều khẩu hiệu có sức hấp dẫn lớn như "Giáo dục là quốc sách hàng đầu", "đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển", nhưng trên thực tế hiệu quả mà ngành giáo dục thu được lại không được như mong muốn. Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cũng như các vấn đề hạn chế, lạc hậu của giáo dục Việt Nam hôm nay, đã phản ánh vấn đề giáo dục chưa được đặt lên để lãnh đạo giải quyết như những vấn đề nóng bỏng khác.
Ngành giáo dục cần một cơ chế đặc thù để có thể tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Các đồng chí lãnh đạo cao cấp của ngành giáo dục lâu nay đều là những người tâm huyết, học cao hiểu rộng, đều trưởng thành từ các cơ sở giáo dục tiên tiến, do đó không thể nói các đồng chí không hiểu gì về giáo dục. Vậy sao tình trạng lạc hậu của giáo dục vẫn kéo dài? Phải chăng đó là vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm cá nhân của những người đứng đầu ngành giáo dục đã không thể hiện rõ? Trăm dâu chúng ta lại đổ đầu tằm "cơ chế" thế là không truy trách nhiệm cho ai cả. Vậy cơ chế quản lý đặc thù cho giáo dục chính là cơ chế trao trách nhiệm cá nhân cho các nhạc trưởng, thuyền trưởng của giáo dục.
Giáo dục cả nước cũng như các địa phương phải do chính người đứng đầu chỉ đạo và chịu trách nhiệm. Muốn đất nước mình, địa phương mình phát triển đến đâu thì phải tìm cách để giáo dục đáp ứng yêu cầu nhân lực đến đó. Và người đứng đầu phải được toàn quyền và hoàn toàn chịu trách nhiệm về các chỉ tiêu phát triển giáo dục cho từng giai đoạn, không ai chịu trách nhiệm thay những người đứng đầu nhà nước, đứng đầu địa phương về giáo dục. Nêu để giáo dục ở địa phương cũng như cả nước chậm phát triển thì họ phải nhường quyền cho người khác thay thế.
"Tất nhiên để được trao quyền tự chủ toàn diện cho cơ sở phải có lộ trình, phải có tiêu chuẩn và phải bổ sung Luật Giáo dục. Chỉ có cơ chế quản lý đặc thù này, giáo dục mới phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trường" - TS Nguyễn Tùng Lâm nói.
Đổi mới các kì thi: Mấu chốt của việc thay đổi cách học
Cũng theo TS Nguyễn Tùng Lâm, thi không phản ánh đúng chất lượng giáo dục phổ thông là do chúng ta tổ chức thi thiếu nghiêm túc, cách tổ chức không khoa học, thiếu thực tiễn, chỉ đáp ứng phục vụ cho "bệnh thành tích". Hiện nay ở Việt Nam vẫn còn tình trạng thi thế nào, học thế. Không thi là không học. Hình thức thi quyết định hình thức học.
Đã học là phải kiểm tra, phải thi mới đánh giá được chất lượng nhưng tổ chức thi như thế nào cho khoa học, phù hợp thực tế giáo dục hiện nay là việc làm không dễ nhưng quyết tâm chắc chắn sẽ làm được và phải tiến hành ngay từ đầu năm học.
Để giải quyết bài toán này TS Lâm cho rằng, trước hết phải thay đổi nhận thức của toàn xã hội. Không chỉ đổ riêng cho ngành giáo dục. Từ bỏ triệt để "bệnh thành tích", nói phải đi đôi với làm, phê phán ngành giáo dục thì dễ nhưng bắt tay cùng làm với giáo dục mới khó.
Nhưng người học phải thay đổi đầu tiên. Người học không chịu học, chỉ chờ xin điểm, chờ quay cóp mà có điểm thì thầy có dạy giỏi mấy cũng không làm cho giáo dục có chất lượng được. Trò phải biết cách tự học, thường xuyên quyết tâm chăm lo đến kết quả thực chất của quá trình học tập của mỗi người. Nếu thi cuối kỳ, cuối năm không đủ điểm phải chấp nhận lưu ban để học lại. Chỉ có đạt chất lượng của từng năm học mới có chất lượng của cả cấp học.
Đổi mới các kì thi đồng nghĩa thay đổi cách học thụ động hiện nay.
"Hiện nay kỹ năng tự học của HS các cấp đều rất yếu, các nhà trường phải giúp HS: Thích học, biết cách học, có nề nếp học và học có kết quả; chúng ta phải bền bỉ làm nhiều năm mới đảm bảo giáo dục có chất lượng một cách thực chất" - TS Nguyên Tùng Lâm phân tích.
Sau khi tổ chức được học thật thì lúc đó tiến hành kiểm tra đánh giá cho khoa học, phản ánh chính xác kết quả học tập. Muốn vậy phải thay đổi tận gốc cách làm. Bộ GD-ĐT nên đưa ra tiêu chuẩn HS học xong lớp 12 là coi như tốt nghiệp THPT nếu không nghỉ học quá 45 ngày, điểm trung bình các bộ môn đạt 5.0, không môn nào dưới 3,5 thì được thi tốt nghiệp THPT để nhận bằng. Như vậy HS nào dự thi cũng biết mình đã tốt nghiệp THPT nhưng phải dự thi để có điểm thi tuyển vào các trường đại học. Mỗi HS sau khi thi sẽ được phát phiếu điểm, ghi rõ điểm thi các môn tốt nghiệp THPT. Sau đó các trường ĐH chỉ lấy những HS có điểm thi trung bình các môn từ 5 điểm trở lên để xét tuyển, các trường Cao đẳng xét điểm trung bình từ 4 hoặc 3,5 điểm trở lên. Còn những HS có điểm dưới phải vào các trường nghề. HS không đủ điểm phải chờ sang năm thi lại THPT.
Để kỳ thi tốt nghiệp THPT được nghiêm túc có tỷ lệ đánh giá chính xác thì Bộ GD-ĐT phải mạnh dạn thay đổi quy chế cho thi tốt nghiệp THPT tại ngay các trường THPT. Thầy trò tự coi. Bộ GD-ĐT chỉ ra đề thống nhất nhưng coi thi phải nghiêm, các trường có HS thi tốt nghiệp THPT phải đầu tư camera để giám sát toàn bộ kỳ thi, khi gửi bài thi là gửi băng ghi hình của phòng thi đó luôn cho Hội đồng chấm. Hội đồng chấm có trách nhiệm mở băng để kiểm tra từng phòng thi của từng môn thi. Có HS, giáo viên vi phạm quy chế thi sẽ rút bài không cho tốt nghiệp THPT.
Bên cạnh đó, có thể tổ chức những Hội đồng giám sát của cộng đồng, tập trung các nhà giáo tâm huyết của Hội Khuyến học, Hội Cựu giáo chức để giám sát vòng ngoài, đảm bảo cho kỳ thi thật sự nghiêm túc. Như vậy 1 kỳ thi làm nghiêm túc có thể sử dụng kết quả cho cả việc tuyển sinh vào ĐH, CĐ. Cải tiến như vậy dân đỡ đi lại, đỡ tốn kém, một mũi tên trúng nhiều đích.
S.H (lược ghi)
Theo dân trí
Kpop fan nghi YouTube kì thị "Gangnam Style" Sáng 24/9, MV sở hữu số lượt Like nhiều nhất lịch sử YouTube - Gangnam Style - đã bất ngờ bốc hơi khỏi vị trí vốn có của nó trên bảng xếp hạng. Vị trí số 1 nghiễm nhiên về tay LFMAO với Party Rock Anthem trong khi MV này chỉ có 1,5 triệu Like, kém xa Gangnam Style tới 1 triệu lượt....