Niềm hạnh phúc của thầy cô ở trường dạy trẻ em khuyết tật
“Còn nhớ ngày 20/11 cách đây 3 năm, một học sinh đã vẽ bông hoa vào tờ giấy, rồi đem tặng tôi và nói ba mẹ em ở xa nên em chỉ có bông hoa này tặng cô thôi. Trong tôi trào lên cảm giác hạnh phúc, rồi nghẹn ngào vì thương học trò của mình…”.
Đó là lời tâm sự xúc động của cô Trần Thị Thanh Thủy, dạy lớp 1 khiếm thính ở Trường Phổ thông Chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu (Q.Liên Chiểu, TP Đà Nẵng).
Học trò Trường Phổ thông Chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu (Q.Liên Chiểu, TP Đà Nẵng).
“Dạy ở đây vất vả lắm”
Trường Phổ thông chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu (Q.Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) hiện có 53 giáo viên (GV), đang nuôi dạy hơn 170 học sinh (HS) khuyết tật, bao gồm tất cả các dạng tật: Khiếm thị, khiếm thính, chậm phát triển trí tuệ, tự kỷ, vận động, đa tật. Dạy học trò ở đây nếu không có tấm lòng yêu thương cao cả, và sự kiên trì nhẫn nại thì khó có thể dạy và gắn bó lâu dài được.
Đến thăm trường, chúng tôi gặp cô Trần Thị Thanh Xuân, người đã có 13 năm gắn bó với trường. Cô Xuân đang dạy lớp chậm phát triển, là lớp phải dạy và chăm sóc các em vất vả và mệt nhất trong các lớp ở trường. HS của cô có nhiều loại tật: vận động, tăng vận động, tự kỉ, bại não, chậm phát triển… Một ngày làm việc của cô bắt đầu từ 6h45 phút sáng, ngoài công việc giảng dạy, cô còn phải bày dạy, chăm sóc cho học trò “từng ly, từng tý”. Cô dạy cho học trò từ cách đi làm sao cho vững, cách tự ăn, cách mặc quần áo, đi vệ sinh… Cô Xuân tâm sự: “Dạy ở đây vất vả lắm, tôi từng dạy một em biết tự cầm muỗng xúc cơm ăn mà phải mất một năm rưỡi, rồi dạy một em có ý thức tự đi nhà vệ sinh mất hơn một năm”.
Đặc biệt, còn có những HS có những hành vi cứ xô bạn ngã, cắn bạn, rồi cắn cả cái chổi quét nhà. Cô Xuân luôn phải trăn trở, tìm ra những những phương pháp dạy thích hợp với từng kiểu học trò.
Còn đối với thầy Đỗ Trọng Tư, GV dạy môn Thể dục, việc được dạy ở Trường Phổ thông chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu xem như là một điều may mắn đối với thầy. Sau khi kết thúc khóa dạy ở miền núi, thầy được Sở GD phân về trường năm 2009.
Video đang HOT
“Mình chưa từng nghĩ là sẽ dạy ở trường trẻ em khuyết tật, mà sẽ dạy ở trường tư thôi, bởi mình chưa từng được học chuyên môn để dạy các em ở đây”, thầy Tư cho biết.
HS của thầy cũng có nhiều loại tật khác nhau. Năm đầu dạy ở trường, thầy rất chán nản, không biết làm cách nào để tiếp xúc được với các em, bày dạy thì các em không nghe. Nhưng thầy luôn nghiên cứu tìm các phương pháp dạy phù hợp với từng loại bệnh của các em, và giờ thầy rất hạnh phúc với công việc của mình. Niềm vui của thầy là dẫn dắt các em đi thi đấu các môn thể thao dành cho người khuyết tật trên toàn quốc và giành được giải cao. Và đã có lần, học trò khiếm thị của thầy giành giải nhất môn Bóng đá dành cho người khiếm thị trên toàn quốc.
Khác với cô Xuân và thầy Tư, là những thầy cô dạy HS có nhiều dạng tật khác nhau, thì cô Bùi Thị Diệp Anh chỉ dạy riêng những HS bị khiếm thị. Cô Diệp Anh đã trải qua hai năm dạy môn Văn cho HS khiếm thị tại trường. HS khiếm thị rất khó khăn trong việc tiếp cận tri thức, các em không có nhiều sách chữ nổi để học. Vì HS của mình học chữ nổi nên cô Diệp Anh luôn băn khoăn làm thế nào để tìm ra phương pháp giúp các em nắm vững được kiến thức cơ bản, và áp dụng vào làm nhiều loại bài tập khác nhau.
Cô Bùi Thị Diệp Anh, giáo viên lớp khiếm thị, đang xem bài để dịch cho học trò.
Cô Diệp Anh rưng rưng nước mắt khi kể lại kỉ niệm cùng học trò Minh Nhật của mình. Cô nhớ rõ hôm đó là ngày 26/5/2011, cô cùng em Nhật đi dự lễ trao phần thưởng học sinh giỏi toàn quốc. Trong buổi lễ, có một tiết mục múa của các em thiếu nhi rất hay, và sau khi kết thúc, mọi người vỗ tay rất to. Và học trò Minh Nhật đã hỏi cô một câu: “Làm gì mà vỗ tay vậy cô?”. Câu nói này luôn chập chờn trong tâm trí cô, cô càng thương các em hơn. Chính vì thế mà cô luôn cố gắng tìm ra những phương pháp dạy để giúp các em dễ dàng trong việc tiếp cận với tri thức.
Em Minh Nhật, học trò lớp cô Diệp Anh, đang học viết chữ nổi.
Một bài viết của học trò đã được cô Diệp Anh dịch ra.
Luôn trăn trở vì học trò
Các em ở trường bản thân đã bị khiếm khuyết về thân thể, rồi đa số các em lại thuộc diện những gia đình khó khăn đặc biệt, quê thì lại xa. Nên nhà trường cũng phải luôn tìm kinh phí cho việc đào tạo thường xuyên.
Trao đổi với cô Đặng Thanh Tùng – phó hiệu trưởng nhà trường, cô cho hay, phương châm đào tạo của nhà trường là “Mới và luôn luôn đổi mới”. Nhà trường luôn học tập những phương pháp mới để nâng cao hiệu quả trong công tác giảng dạy các em. Đó là tiếp thu, học hỏi những phương pháp giảng dạy của nước ngoài. Năm nào nhà trường cũng cho GV đi tập huấn thường xuyên.
Cô Nguyễn Thị Diễm Thúy, GV lớp chậm phát triển, có thâm niên 16 năm ở trường chia sẻ, lớp cô có 16 HS, số lượng đông nhất trong các lớp ở trường. Học trò trong lớp là những em có đầu óc và những hành động bất bình thường, nên tìm được cách quản lý và dạy dỗ các em là một vấn đề lớn. Ngày xưa vì hay phải la hét các em nên cô thường xuyên bị viêm họng, về nhà thì cô ăn không nổi, nước mắt cứ chảy ròng ròng, vì không biết làm cách nào để giúp học sinh học vừa để giúp mình dạy tốt hơn. Rồi cô nhận ra phải dỗ dành, chứ không thể la hét các em mãi được, không lẽ vì bực tức quá mà đánh các em thì càng không nên. Mỗi ngày, cô như đóng kịch, đóng nhiều vai khác nhau, lúc là ông bà, cha mẹ, lúc là anh, chị…, để gần các em, giúp các em đỡ mệt mỏi, có hứng thú với việc ở trường. Các em học thì không được bao nhiêu, nhưng chỉ cần thấy các em nhớ và viết được chữ là cô đã rất vui rồi.
Còn với cô Trần Thị Thanh Thủy, giáo viên dạy ở lớp HS khiếm thính, cô luôn học tập và tìm ra cách dạy mới, như là áp dụng phương pháp giáo dục trực quan, dùng những hình ảnh, những vật cụ thể để HS có được hình ảnh cụ thể về những điều đã được học, từ đó trẻ sẽ mau hiểu hơn.
“Những ngày 20/11, mình không nhận được một cành hoa, không nhận được một lời chúc của học trò. Đi về ra đường gặp người khác cũng là giáo viên như mình, nhưng có hoa ôm đầy tay, nhìn mà tủi thân. Nhưng học sinh của mình toàn là những em khiếm thị, mỗi em có một hoàn cảnh khó khăn đặc biệt. Nhiều lúc thương các em mà rơi nước mắt, nên làm sao mà đi so sánh với người ta được” – cô Thanh Thủy tâm sự.
Lắng nghe thầy cô Trường Phổ thông Chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu kể chuyện, tâm sự mới thấy được GV nơi đây không chỉ tâm huyết, hết lòng với nghề mà còn dành cả tình yêu thương, sức lực, thời gian cho những học trò kém may mắn. Bằng sự kiên trì, bền bỉ từng ngày, thầy cô đã giúp học trò khuyết tật hòa nhập vào cuộc sống. Cảm phục biết bao tấm lòng của thầy cô nơi đây!
Nguyễn Dương
Theo dân trí
Một xã có hơn 100 người hiến giác mạc
Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng là xã thuần nông. Người dân nơi này quanh năm "bán mặt cho đất bán lưng cho trời". Thế nhưng, những nông dân ấy lại có một ý nguyện cao cả là được hiến giác mạc của mình sau khi qua đời. Cả xã đã có hơn 120 người tình nguyện đăng ký hiến giác mạc trong gần ba năm nay, đồng nghĩa họ sẽ mang lại ánh sáng cho hàng trăm người mù lòa.
Ông Trần Công Tương, Chi hội trưởng Chi hội Chữ thập đỏ thôn Thanh Nham Tây, xã Hòa Nhơn nhớ lại: "Ý tưởng hiến giác mạc sau khi qua đời còn quá lạ lẫm với người dân nơi đây. Chính vì thế, vào năm 2009, khi Hội Chữ thập đỏ TP. Đà Nẵng phát động phong trào tình nguyện hiến giác mạc thì chẳng có ai hưởng ứng, bởi dễ dàng chi thay đổi được nếp ý nghĩ của họ".
Lúc phát động, ông nhận được những... phớt lờ. Họ nói hiến đi giác mạc chẳng khác nào không được toàn thây khi chết. Mà như thế thì khi đầu thai sang kiếp khác sẽ gặp khó khăn. Vắt óc, ông Tương phát hiện... tia sáng cuối đường hầm: vận động chính người trong gia đình tự nguyện hiến giác mạc. Thế rồi, vợ chồng ông là người tiên phong ở Hòa Nhơn tình nguyện hiến tặng giác mạc sau khi qua đời. Sau đó, cảm phục ý nguyện của vợ chồng ông Tương, ở độ tuổi ngoài sáu mươi vẫn còn mong ước được làm việc có ích cho đời, hàng xóm đã thuận tình theo ý ông. Ban đầu là những hộ gia đình kế cận nhà ông Tương, dần dà phong trào tình nguyện hiến giác mạc lan rộng ra cả xã.
Nguồn giác mạc hiện rất khan hiếm. (Ảnh Internet)
Ông Hồ Tiến, nay đã ngoài 60 tuổi, nghe hỏi, cười vồn vã: "Nghe đến hiến giác mạc, vợ chồng tui sợ lắm. Cứ nghĩ rằng đôi mắt của mình bị người ta móc đi, mình chết mà không được toàn thây. Thôi, ai tình nguyện thì kệ họ, dù rằng mình biết nó sẽ mang lại ánh sáng cho người mù". Bà Như vợ ông xen vào: "Tui chỉ sợ khi chết mà không còn đôi mắt thì cũng coi như là mình sẽ bị mù lòa, sẽ không còn biết người thân đang sống sẽ như thế nào".
Khi biết ông Tương cùng vợ tình nguyện hiến trước, ông Tiến không khỏi băn khoăn: "Mình chết đi rồi mà còn giúp được người khác, chẳng phải là để đức cho con cháu hay sao?". Nhưng, khi vợ chồng ông lập di chúc với tâm nguyện được hiến tặng giác mạc thì lại gặp sự phản ứng của ba người con. Các con nhất quyết không đồng ý cho bố mẹ hiến tặng giác mạc. "Tụi tui phải thay nhau thuyết phục các con, cho chúng nó hiểu đây là việc làm nhiều ý nghĩa, chẳng những mang lại ánh sáng cho người mù mà còn đem lại cho họ cả tương lai tươi sáng hơn" - ông Tiến nói. Hiểu được lòng cha mẹ, ba người con đồng ý và họ... cũng đăng ký theo. Gia đình ông Tiến trở thành điển hình đầu tiên "cả nhà cùng hiến" của xã Hòa Nhơn.
Bà Võ Thị Thanh, 76 tuổi, sẻ chia: "Mình cho đi giác mạc sau khi đã mất và chắc chắn sẽ có người nhờ đó mà thay đổi cuộc sống với đôi mắt sáng. Nghĩ đến đó là tôi cảm thấy hạnh phúc lắm". Trong tâm khảm của những dân nghèo nơi đây, cho đi giác mạc là tiếp nối nguồn sáng cho bao người mù lòa đang rất cần đến ánh sáng. "Nếu một mai gia đình mình có người mù, nếu không ai đồng ý cho giác mạc thì làm sao có được ánh sáng. Mà người mù thì sống cực khổ lắm", bà Thanh nói thêm.
Từ ngày tình nguyện đăng ký hiến giác mạc, họ bắt đầu khép mình trong quy trình... giữ mắt. Họ chăm sóc đôi mắt chu đáo theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Xem ti vi, làm việc gì khiến đôi mắt căng thẳng họ đều cân nhắc, bởi đôi mắt ấy bây giờ không chỉ còn là của riêng họ, mà còn dành cho người nhận - những người đang đón chờ ánh sáng vào một ngày nào đó.
Theo 24h
Thi sĩ mù lấy vợ bằng... thơ Hai số phận kỳ lạ của 2 thi sĩ mù xứ Nẫu (tên gọi khác chỉ vùng đất Bình Định, Phú Yên đã đi vào ca dao tục ngữ từ lâu). Một người mới 2 tuổi đã mù mắt, mù chữ. Một bị mù khi đang ngồi trên ghế giảng đường đại học. Họ sáng tác hàng trăm bài thơ, cùng nhiều tài...