Nick Vujicic được bảo vệ nghiêm ngặt quá mức cần thiết
Từ sân bay cho đến buổi giao lưu đầu tiên, người hâm mộ và phóng viên gần như không thể tiếp cận được với Nick Vujicic.
Nhiều bạn trẻ đến sân bay Tân Sơn Nhất trước hai tiếng đồng hồ để chào đón Nick.
Chiều ngày 22/5, nhiều bạn trẻ đến sân bay Tân Sơn Nhất trước hai tiếng đồng hồ để chào đón Nick. Những tiếng hô vang “Nick Vujicic, I love You” ( Nick Vujicic, chúng tôi yêu anh) không ngừng vang lên trước cổng khu vực VIP của ga quốc tế.
Mặc dù đã có tên trong danh sách tác nghiệp tại sự kiện, phóng viên các báo đài vẫn bị ngăn lại ở cổng ngoài. Nguyên nhân được cho là phía BTC đã… quên gửi danh sách phóng viên cho lực lượng bảo vệ Cảng vụ hàng không miền Nam.
Chiếc xe đón Nick cố ý đỗ chắn ngang lối ra, các phóng viên bên ngoài không thể quan sát và chụp hình.
Khi đoàn xe rời sân bay, người hâm mộ và cánh phóng viên lập tức vây lấy xung quanh để mong được nhìn thấy Nick Vujicic.
Tuy nhiên, tất cả đành nản lòng vì xe chở Nick sử dụng kính tối chắn sáng, hầu như không thể thấy được bên trong.
Video đang HOT
Một người trong BTC có hành vi cản trở thô bạo phóng viên tác nghiệp, khiến thiết bị của họ bị hư hại.
Đến đêm, tại Trung tâm hội nghị White Palace, quận Phú Nhuận, TP HCM, phóng viên tiếp tục bị ngăn cản tiếp cận Nick Vujicic.
Bảo vệ dàn hàng ngang, dùng dùi cui ngăn cản đám đông.
Phóng viên nước ngoài cũng bị cản trở tác nghiệp.
Hỗn loạn bên ngoài khu vực gửi xe.
Theo xahoi
Nick Vujicic đến VN: Có xứng 32 tỷ?
Nick Vujicic đến Việt Nam đang được chào đón rầm rộ. Để mời Nick đến nói chuyện, người Việt bỏ ra số tiền khổng lồ lên tới 32 tỷ đồng. Nick có xứng đáng không?
Những ngày này, sự kiện người khuyết tật Nick Vujicic đến Việt Nam đang được công chúng chào đón rầm rộ. Thậm chí, để mời Nick, những doanh nhân người Việt giàu có được cho là đã phải bỏ một số tiền khổng lồ lên tới 32 tỷ đồng.
Quanh sự kiện này, có nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều người cho rằng, doanh nghiệp Việt đang bỏ ra số tiền lớn để làm việc vô bổ.
Chủ tịch Hội người khuyết tật Thành phố Hà Nội, bà Dương Thị Vân cho rằng, hình ảnh Nick được vinh danh một cách trang trọng gây xúc động cho cộng đồng người khuyết tật.
"Các doanh nhân người Việt giàu có đã phải bỏ một số tiền khổng lồ lên tới 32 tỷ đồng để mời Nick chứng tỏ sức lan tỏa từ con người Nick. Hiệu ứng tích cực từ Nick đến cộng đồng thế giới nói chung và cộng đồng Việt Nam nói riêng là điều không thể phủ nhận", người đứng đầu Hội người khuyết tật Hà Nội cho hay.
Theo bà Vân, Nick được chào đón bởi cộng đồng đã nhìn nhận được hết giá trị của người khuyết tật. Cộng đồng nhìn vào khả năng của người khuyết tật chứ không phải là vào sự khuyết tật của họ.
Để mời Nick đến nói chuyện, người Việt bỏ ra số tiền khổng lồ lên tới 32 tỷ đồng.
Bà Vân nói: "Người khuyết tật đã được sống bình đẳng như bao con người không khuyết tật khác trong cộng đồng. Nói một cách ngắn gọn, người khuyết tật đã được thực hiện quyền con người đúng với nghĩa của nó".
Vị nữ chủ tịch Hội chỉ ra giá trị lớn nhất của Nick trong chuyến đến Việt Nam là truyền cảm hứng cho các cuộc tranh luận, gợi mở ra rất nhiều điều xung quanh vấn đề người khuyết tật.
Nhờ có sự xuất hiện của Nick mà cộng đồng mới chợt lắng lại để suy nghĩ về những người khuyết tật ở Việt Nam. Qua đó mới hiểu thêm những giá trị của họ mà bấy nay mà bị bỏ quên, chưa được khai thác kĩ càng như Nick.
Quan trọng hơn, nhờ Nick, chúng ta mới nghĩ đến chuyện cần phải làm những gì giúp họ vượt qua được trở ngại bệnh tật để hòa nhập vào cộng đồng, được bình đẳng như người không khuyết tật.
Tại sao Việt Nam không có " Nick Vujicic"
Trong cuộc trò chuyện với vị nữ chủ tịch Hội người khuyết tật Hà Nội, PV đặt vấn đề: Việt Nam cũng có những người cùng trạng thái khuyết tật như Nick, nhưng sao lại không được như Nick?
Người đứng đầu hội người Khuyết tật Hà Nội bắt đầu câu chuyện từ một người Việt Nam đang sống ở Úc có vài nét chấm phá khiến ta có thể hình dung qua về điều kiện sống của người khuyết tật bên đó:
Nick ở với gia đình thì được chính phủ trợ cấp, người trong gia đình chăm sóc Nick cũng được phụ cấp vì nếu Nick vào sống trong nhà bảo trợ thì chính phủ sẽ phải trả tiền nhiều hơn cho việc này.
Tôi đã đi 46 quốc gia, cộng với Việt Nam là 47. Tôi được gặp 8 vị tổng thống và gặp 110 ngàn người. (Nick Vujicic nói trong buổi diễn thuyết ngày 22/5 tại TP. HCM)
Nick cần khám chữa bệnh sẽ không phải đóng tiền trước hay thanh toán viện phí. Cuối tuần sẽ có xe buýt tới nhà đưa Nick đi chơi cùng với người chăm sóc. Nick muốn tới trường thì sẽ được học miễn phí tới năm 16 tuổi, muốn vào đại học thì cũng không phải trả học phí mà sẽ trả sau khi học xong, có việc làm.
Nếu Nick muốn ra ngoài đường một mình, sẽ có lối dành riêng cho những người như Nick trên vỉa hè, các bậc lên xuống nơi shopping hay nơi công cộng khác. Muốn ngồi xe bus ngắm phố thì bác tài xế sẽ hạ tấm ván, bắc cho xe lăn của Nick lên dễ dàng, xe nào cũng dành riêng khu vực cho người như Nick.
Trong khi đó ở Việt Nam, muốn hòa nhập được vào cộng đồng, được tham gia bình đẳng vào mọi lĩnh vực trong cộng đồng, người khuyết tật gặp biết bao nhiêu là rào cản. Trong đó, có những tấm rào cản vô hình và hữu hình.
Nick được chào đón bởi cộng đồng đã nhìn nhận hết giá trị của người khuyết tật.
Rào cản vô hình là sự kì thị, sự phân biệt đối xử. Rào cản hữu hình là công trình xây dựng không đảm bảo các tiêu chuẩn tiếp cận khiến cho người khuyết tật gặp khó khăn... Ngoài ra, còn rào cản về việc làm, về truyền thông và thông tin...
Theo bà Dương Thị Vân, nước ta cũng có những người khuyết tật có nghị lực phi thường như thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng, vận động viên khuyết tật Phạm Thị Thu...
Bà Vân cho rằng, những người trên, cũng giống như Nick, đều truyền được cảm hứng sống đến cho mọi người. Mỗi người đóng một vai trò khác nhau, như Nick đóng vai một "nhà truyền giáo", còn Hùng đóng vai một "người hành động"...
Người đứng đầu Hội người khuyết tật Hà Nôi cũng nhận định, Nick đã làm rất tốt vai trò của mình nhờ vào sự giúp sức từ một "công nghệ lăng xê" đầy bài bản nên hiệu ứng lan tỏa rất rộng.
"Giá như vai trò của Hùng mà cũng nhận được sự hậu thuẫn giống như Nick thì chắc cũng chẳng thua kém gì. Nhiều người bảo "Bụt chùa nhà không thiêng" cũng có lí do của nó", bà Vân nói.
Từ đó, theo đại diện Hội người khuyết tật Hà Nội, cần có các Chiến dịch truyền thông với một bộ máy làm việc chuyên nghiệp để xây dựng hình ảnh của những con người được gọi là phi thường này.
Theo bà Vân, muốn làm được, từ các phía cộng đồng, nhà nước, các Hội người khuyết tật cùng chính bản thân người khuyết tật phải cùng nhau chung tay góp sức.
Vì sao, Nick Vujicic được mọi người chào đón ở 46 nước? Dù ở nước nào cũng có tấm gương người khuyết tật vượt lên hoàn cảnh, nhưng ít ai có khả năng truyền cảm cho đám đông như Nick Vujicic. Chính vì vậy, trước khi đến Việt Nam anh đã được 46 nước mời diễn thuyết trước tổng số hàng trăm nghìn người khắp 5 châu lục. Không chỉ nói về vấn đề của tuổi mới lớn, Nick còn được mời diễn thuyết trước các cộng đồng doanh nhân, tổ chức, trường học...Nick từng gặp gỡ 8 vị tổng thống, như Tổng thống Mỹ George W. Bush, vợ chồng Tổng thống Hungary Janos Ader, lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu... Nick có nhiều cách để truyền cảm hứng cho mọi người. Không chỉ diễn thuyết, anh còn viết sách, đóng phim và hát để qua đó người đọc, người xem thấy được bản lĩnh sống hơn người và khả năng làm rung động trái tim người khác. Những cuốn sách như Life Without Limbs: Inspiration for a Ridiculously Good Life (tạm dịch: Cuộc sống không có chân tay: Cảm hứng cho cuộc sống tốt đẹp một cách buồn cười), bộ phim tài liệu ngắn Life's Greater Purpose (Mục đích cao đẹp hơn của cuộc sống) khắc họa cuộc sống thường ngày Nick, hay phim ngắn The Butterfly Circus (Gánh xiếc bươm bướm) đều chạm tới trái tim của bao người trên thế giới.
Theo 24h
Nick: "Chú cháu mình chạy thi nhé" Giữa buổi diễn thuyết tối qua (23/5) của Nick Vujicic, trong một khoảnh khắc, sân vận động quốc gia Mỹ Đình như lắng xuống, rồi vỡ òa khi một cô bé không tay, không chân người Việt được mẹ bế lên khán đài theo lời mời của Nick. "Chú cháu mình sẽ chạy thi nhé" Kết thúc phần diễn thuyết, Nick Vujicic bất...