Nicaragua hủy kế hoạch xây dựng kênh đào với công ty Trung Quốc sau 10 năm
Sau gần một thập niên, Quốc hội Nicaragua cuối cùng đã quyết định hủy xây dựng kênh đào đã được nhượng quyền thiết kế, xây dựng, vận hành và quản lý cho một công ty thuộc sở hữu của doanh nhân Trung Quốc.
Địa điểm tại Nicaragua nơi dự định thi công kênh đào. Ảnh: Getty Images
Tờ Guardian (Anh) đưa tin, dù đã có động thổ mang tính biểu tượng vào năm 2014, việc thi công con kênh nối bờ biển Đại Tây Dương và Thái Bình Dương của Nicaragua đến nay vẫn đóng băng.
Hàng nghìn nông dân Nicaragua đã phản đối việc thu hồi đất nhằm tạo đường cho dự án xây dựng kênh đào này. Năm 2019, một thẩm phán Nicaragua đã kết án 3 nhân vật lãnh đạo cuộc biểu tình của nông dân với các mức án 216 năm, 210 năm và 159 năm. Họ bị buộc tội kích động “cuộc đảo chính thất bại” chống lại chính phủ.
Video đang HOT
Các ý kiến phản đối cho rằng con kênh trị giá 50 tỷ USD, dài 278km này tác động nguy hại đến môi trường mang rủi ro buộc cộng đồng địa phương phải di dời và không thực tế về mặt tài chính. Trong khi đó, Chính phủ Tổng thống Daniel Ortega tuyên bố kênh đào sẽ tạo ra hàng chục nghìn việc làm và kích thích nền kinh tế.
Con kênh dự kiến chia cắt Hồ Nicaragua – hồ lớn nhất Trung Mỹ – và buộc khoảng 120.000 người phải di dời. Đây dự kiến là một trong những dự án xây dựng và kỹ thuật dân dụng lớn nhất thế giới, vượt qua cả kênh đào Panama.
Việc nhượng quyền thiết kế, xây dựng, vận hành, quản lý kênh đào trong 50 năm được dành cho công ty đầu tư phát triển kênh đào HK Nicaragua có trụ sở tại Hong Kong (Trung Quốc), thuộc sở hữu của doanh nhân Trung Quốc Wang Jing.
Trước đó, ông Wang không hề có kinh nghiệm về xây dựng dân dụng và đã gây dựng cơ nghiệp trong lĩnh vực viễn thông. Trong cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán Trung Quốc năm 2015, khi ông Wang được cho mất tới 85% tài sản của mình.
Xây dựng 'kênh khô' thay thế kênh đào Panama do hạn hán
Ngày 10/4, Panama đã công bố kế hoạch xây dựng "kênh khô" để vận chuyển hàng hóa giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương do mực nước ở kênh đào Panama ngày càng giảm gây ảnh hưởng đến hoạt động đường thủy tại đây.
Tàu thuyền di chuyển qua Kênh đào Panama tại Pedro Miguel. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo giới chức Panama, dự án Kênh khô đa phương thức sẽ sử dụng các cơ sở hạ tầng hiện có như các tuyến đường bộ, đường sắt, các cảng, sân bay và khu vực miễn thuế. Do đó, dự án không cần bất kỳ khoản đầu tư nào. Tổng thống Panama Laurentino Cortizo cũng đã công bố sắc lệnh đơn giản hóa thủ tục vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ qua eo đất này.
Giám đốc Viện kế hoạch phát triển nhà nước Panama Guillermo Salazar cho rằng dự án nhằm mục đích bổ sung cho kênh đào Panama và giải quyết các vấn đề mà người sử dụng kênh phải đối mặt.
Tuyến đường thủy liên đại dương này là nơi trung chuyển của khoảng 6% thương mại hàng hải toàn cầu, nhưng hạn hán do biến đổi khí hậu và hiện tượng El Nino đã buộc chính quyền địa phương phải hạn chế số lượng tàu đi qua. Hiện mỗi ngày có 27 tàu đi qua kênh đào Panama, giảm so với 39 tàu trước đây. Điều này đã gây ra tình trạng ùn tắc giao thông với một số ngày ghi nhận hơn 100 tàu xếp hàng chờ để được đi vào tuyến đường thủy dài khoảng 80 km. Để tránh bị chậm trễ, một số tàu đã trả thêm đến 4 triệu USD ngoài phí thông thường để được đi qua kênh đào.
Trong nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào kênh đào Panama, một số nước trong khu vực cũng đang lên kế hoạch cho giải pháp thay thế. Hồi tháng 12/2023, Mexico đã công bố một tuyến đường sắt xuyên đại dương được coi là giải pháp thay thế cho kênh đào. Honduras hồi tháng 2 năm nay cũng đã nêu ra một dự án đầy tham vọng về tuyến đường sắt chở hàng giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương dù nước này hiện thiếu nguồn tài chính để xây dựng.
Không giống như kênh đào Suez, kênh đào Panama là kênh nước ngọt phụ thuộc vào lượng nước từ những cơn mưa lưu trữ trong 2 hồ nhân tạo vốn cũng là nguồn cung cấp nước ngọt quan trọng, nên dễ bị ảnh hưởng trước tình trạng hạn hán. Kênh đào Panama, chủ yếu do khách hàng ở Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc sử dụng, có hệ thống âu tàu để nâng và hạ tàu. Do đó, cứ mỗi tàu đi qua kênh đào này, 200 triệu lít nước ngọt sẽ đổ ra biển.
Động lực để Trung Quốc xây kênh đào đầu tiên sau 700 năm Trung Quốc đã thi công kênh đào lớn đầu tiên của nước này trong 700 năm. Ảnh chụp từ trên cao về địa điểm thi công kênh đào Pinglu. Ảnh: chinadaily.com.cn Kênh đào này có tên Pinglu, dài 135 km trị giá 72,7 tỷ nhân dân tệ (10,1 tỷ USD), đã được xây tại khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây từ...