‘Ni cô Huyền Trang’ kể chuyện về ‘Biệt động Sài Gòn’
Nghệ sĩ ưu tú Thanh Loan – người vào vai ni cô Huyền Trang – chia se nhưng kỷ niệm chưa bao giờ tiết lộ trong qua trinh thưc hiên bô phim nay.
- Cơ duyên nào đưa chị đến với bộ phim nổi tiếng này?
- Trước khi đóng bộ phim Biệt động Sài Gòn, tôi đã đóng phim Người về đồng cói, sau đấy tôi chuyển về làm phát thanh viên của Truyền hình Công an nhân dân và tình cờ tôi đi công tác ở miền Nam, trong khi bộ phim quay được một năm, nhưng chưa tìm được người ưng ý cho vai ni cô Huyền Trang.
Đúng lúc đấy thì tôi vô tình gặp họa sĩ Nguyễn Trịnh Thái, người thiết kế của bộ phim này, và họa sĩ đã giới thiệu tôi cho đạo diễn Long Vân. Sau đó tôi đề nghị cho tôi xem kịch bản trước xem có phù hợp, có đất cho diễn viên diễn không.
Khi cầm kịch bản trên tay tôi đã đọc một lèo và thấy rằng đây là một kịch bản hay, rất có nhiều đất cho diễn viên thể hiện cá tính. Chính vì vậy mà tôi đã nhận lời.
Nghệ sĩ Thanh Loan trong vai ni cô Huyền Trang. Ảnh: Tư liệu
Thời gian đóng phim phải mất gần 4 năm, vì tập đầu tiên vai của tôi ít xuất hiện nên tôi không phải tham gia nhiều, còn sau đấy từ tập 2 trở đi ni cô Huyền Trang xuất hiện nhiều nên tôi phải xa nhà nhiều hơn. Mỗi lần đi đóng phim thế, tôi phải mất ít nhất từ 4 tháng đến 6 tháng để bay vào Sài Gòn đóng phim.
- Với thời gian đóng phim dài như vậy, chắc chắn có quá nhiều kỷ niệm để chị có thể chia sẻ?
- Đúng là có quá nhiều kỷ niệm trong quãng thời gian dài như vậy. Tuy nhiên giờ bảo ngồi nhớ lại thì cũng không thể nhớ chi tiết được. Có một cảnh quay mà tôi nhớ mãi đó là khi ni cô Huyền Trang được bố trí cho gặp người chồng của mình, nhưng tổ chức lại không hề cho biết là gặp ai, mà chỉ báo tối nay giờ này, hẹn đến địa điểm sau chùa.
Chính vì vậy, đoạn này đòi hỏi Huyền Trang phải thể hiện sự mâu thuẫn, giằng xé nội tâm rất nhiều. Sự hồi hộp vì không biết gặp ai, và khi gặp rồi lại là sự yêu thương đong đầy khi được ở bên người mình yêu, rồi sự chia lìa khi biết gặp đây rồi lại phải chia tay với chồng. Chỉ một cảnh quay mà có rất nhiều mâu thuẫn, đan xen lẫn nhau.
Nên tôi yêu cầu đạo diễn là khi diễn nội tâm như vậy, mọi người phải lui hết, chỉ còn những người có nhiệm vụ mới ở lại. Về sau này có nhiều khán giả nói với tôi, cái cảnh chia tay người chồng trong đêm tối đó của ni cô Huyền Trang đã làm họ phải rơi nước mắt. Và nói rằng diễn viên Thanh Loan lúc đóng đạt quá, hoàn toàn nhập vai, không còn là Thanh Loan ngoài đời nữa mà đó là cuộc đời thật của ni cô Huyền Trang rồi.
- Với ni cô Huyền Trang, chị đã để lại ấn tượng sâu sắc từ những cảnh quay nguy hiểm đến những cảnh quay diễn nội tâm. Và để có được những thành công đó, chị đã phải làm thế nào?
- Điều đầu tiên tôi muốn nói là người diễn viên phải đọc kịch bản, thuộc lời từ đầu đến cuối, và tự tưởng tượng, vẽ ra lý lịch, cuộc đời của nhân vật. Có như vậy khi diễn mới nhập tâm. Thứ hai, tôi phải xem những cảnh quay khó ở những trường hợp tương tự, ví dụ với cảnh bị gí điện, điện giật người ta sẽ phải thể hiện thế nào. Rồi cảnh vào chùa đóng giả là ni cô để hoạt động tình báo, tôi cũng thâm nhập thực tế bằng cách sống trong chùa một tuần.
Chia sẻ với sự trụ trì để họ dạy cho một ni cô thì cách lấy thức ăn, đi, đứng, nói năng ra sao. Ngay cả việc đi khất thực của ni cô thì cần phải bước đi thế nào, mắt nhìn xuống chứ không được đảo qua lại, khuôn mặt như thế nào… tất cả những cái đó tôi đều học, tham khảo trước khi cần phải quay cảnh đó.
- Có thể nói Biệt động Sài Gòn là bộ phim kinh điển của điện ảnh Việt Nam khi nói về giải phóng Sài Gòn. Là người trong nghề, chị có thể chia sẻ lý do nào mà những phim về sau này như “Giải phóng Sài Gòn” hay là phim truyền hình “Những đứa con Biệt động Sài Gòn” lại không thành công và tạo được ấn tượng như “Biệt động Sài Gòn”?
- Tôi nghĩ ngày xưa phim điện ảnh được làm kỹ hơn, diễn viên cũng diễn “tới” hơn bây giờ. Ngày nay phim cả điện ảnh lẫn truyền hình, đề tài rất phong phú và đa dạng. Dàn diễn viên cũng trẻ, trai xinh, gái đẹp đấy, nhưng có thể họ diễn chưa tới, diễn sâu thì chưa đạt.
Trong khi đó cốt truyện, kịch bản của phim thì còn quá mỏng. Với bộ phim truyền hình Những đứa con biệt động Sài Gòn thì cốt truyện có vẻ na ná câu chuyện hiện đại bây giờ, con nhà giàu thì hư hỏng, con nhà nghèo thì có chí vươn lên. Hơn nữa bây giờ có quá nhiều hình thức giải trí khác, nên khán giả có nhiều cách lựa chọn.
Một lý do nữa mà tôi đã đề cập ở trên đó là diễn viên ngày xưa đều thuộc lời kịch bản. Trong khi các bạn diễn trẻ bây giờ đa số không thuộc, khi diễn đều có người nhắc lời bên cạnh, sẽ khó để nhập vai hay thăng hoa với cảnh quay đó.
Theo Thanh Ha/Dân Việt
Những bức ảnh khó quên về chiến tranh Việt Nam (1)
Một người cha bế trên tay thi thể đứa con nhỏ chất vấn binh sỹ chính quyền Sài Gòn, lính Mỹ hoang mang, mệt mỏi sau một cuộc đụng độ với quân du kích, tướng cảnh sát chính quyền Sài Gòn bắn người trên phố... là những hình ảnh khó quên về chiến tranh Việt Nam.
Một binh sỹ chính quyền Sài Gòn cầm súng ngắn thẩm vấn hai người bị nghi là du kích của bộ đội miền Bắc, bị bắt tại đồng bằng sông Cửu Long cuối tháng 8 năm 1962.
Video đang HOT
Phi công Mỹ tháo chạy khỏi chiếc trực thăng vận tải CH-21 Shawnee bị rơi tại Cà Mau ngày 11/12/1962. Có hai chiếc trực thăng đã bị rơi trong trận càn này, và chúng bị phá hủy để tránh bị rơi vào tay đối phương.
Một binh sỹ Mỹ ngồi trên trực thăng tuần tiễu khu vực sông Mekong ngày 2/1/1963. Lực lượng du kích đã bắn hạ 5 trực thăng của Mỹ, tiêu diệt một sỹ quan và bắn bị thương 3 lính Mỹ khác.
Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu trên đường phố Sài Gòn ngày 11/6/1963 để phản đối chính quyền Sài Gòn.
Máy bay vận tải C-123 của Mỹ phun chất khai quang dọc theo một đường dây điện nối Sài Gòn và Đà Lạt đầu tháng 8/1963. Khu vực này được Mỹ tin là nơi xâm nhập của lực lượng miền Bắc.
Một lính chính quyền Sài Gòn bị thương nặng sau một cuộc giao tranh tại một cánh đồng mía tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Một trung đội 30 lính chính quyền Sài Gòn tham gia một trận càn đã bị bắn trả, khiến một người chết tại chỗ và 4 người khác bị thương.
Một ông bố bế thi thể đứa con ra phía xe thiết giáp của quân đội chính quyền Sài Gòn ngày 19/3/1964. Em bé thiệt mạng trong khi lực lượng của chính quyền Sài Gòn tấn công một ngôi làng gần biên giới Campuchia.
Tướng Mỹ William Westmoreland tới thị sát một đơn vị thuộc lữ đoàn 2, sư đoàn 1 của Mỹ tại căn cứ gần Biên Hòa, năm 1965.
Binh lính chính quyền Sài Gòn cùng các cố vấn Mỹ mệt mỏi sau một đêm mai phục bất thành tại thị trấn Bình Giã, cách Sài Gòn 65 km về phía Đông, đầu tháng Giêng 1965.
Trực thăng Mỹ nã đạn xối xả về phía một hàng cây, để yểm trợ cho binh lính chính quyền Sài Gòn tấn công một căn cứ của bộ đội miền Bắc tại khu vực cách Tây Ninh chừng 30 km về phía Bắc, một ngày tháng 3/1965.
Nhiều người bị thương nằm trên phố, sau khi đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn bị đánh bom ngày 30/3/1965. Ít nhất 2 người Mỹ và một số người Việt Nam đã thiệt mạng.
Cố vấn Mỹ, trung sỹ Philip Fink, thẫn thờ và mệt mỏi sau trận chiến giành thị xã Đồng Xoài ngày 12/6/1965.
Phóng viên ảnh của hãng tin AP nằm rạp người trên một ruộng lúa trong khi tác nghiệp tại đồng bằng sông Cửu Long, khoảng một tháng trước khi thiệt mạng trên chiến trường.
Binh sỹ lực lượng kỵ binh Mỹ đổ bộ xuống bãi biển Quy Nhơn tháng 9/1965.
Nhiều lính dù Mỹ bị thương được đồng đội đưa ra trực thăng di tản, trong trận chiến ngày 5/10/1965, tại khu vực rừng núi khu "D", cách Sài Gòn chừng 40 km.
Nhiều học sinh, sinh viên Mỹ tham gia biểu tình phản đối sự can dự của Mỹ vào chiến tranh ở Việt Nam tại Boston, ngày 16/10/1965.
Một máy bay B-52 của Mỹ trút mưa bom xuống một khu vực ven biển của Việt Nam ngày 5/11/1965.
Bom xăng bùng cháy thành cầu lửa trong một trận càn của lính Mỹ tại miền Nam Việt Nam năm 1966.
Nhiều trẻ em và phụ nữ ẩn nấp trong một mương nước để tránh cuộc giao tranh tại Long An tháng 1/1966.
Lính Mỹ bò ra khỏi công sự, lo lắng, hoang mang sau 3 ngày giao tranh với bộ đội miền Bắc ở khu phi quân sự, năm 1966. Một chiếc trực thăng bị bắn cháy ngay khi tới tiếp viện.
Những hố bom chi chít trên mặt ruộng sau khi B-52 ném bom một khu vực phía Tây Sài Gòn năm 1966.
Binh sỹ Mỹ Lacey Skinner, đến từ thành phố Birmingham, bang Alabama bò rạp người trên cánh đồng lúa, một ngày tháng Giêng 1966, để tránh hỏa lực của lực lượng miền Bắc.
Các cuộc biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam nổ ra ngày một nhiều tại Mỹ trong những năm 1965-1966. Trong ảnh là một cuộc biểu tình tạiPhiladelphia ngày 26/3/1966.
Một trực thăng vận tải CH-46 của lính thủy đánh bộ mỹ bị rơi sau khi trúng đạn trong chiến dịch Lam Sơn 289, tại Quảng Trị ngày 15/7/1966. Trực thăng sau đó nổ tung làm một phi công và 12 lính Mỹ thiệt mạng. 3 thành viên phi hành đoàn khác bị bỏng nặng.
Một binh sỹ Mỹ xách một em bé đang khóc trong một trận càn để truy tìm lính bắn tỉa của đối phương gần một đồn điền cao su ở Tây Bắc Sài Gòn. Khoảng 40 người dân đã bị lùa ra khỏi nhà trước khi đạn pháo san phẳng khu vực này.
Chiến đấu cơ F-105 của Mỹ bị bắn cháy, khiến phi công phải nhảy dù trong bức ảnh được chụp tháng 9/1966 gần Vĩnh Phúc, phía Bắc Hà Nội. Phi công bị bắt giữ làm tù binh từ năm 1966 tới 1973.
Tổng thống Mỹ Lydon B. Johnson duyệt đội danh dự tại căn cứ Cam Ranh, trong chuyến thăm miền Nam Việt Nam ngày 26/10/1966.
3 lĩnh Mỹ ngủ thiếp đi trên những hòm đạn, trong trận chiến tại Gio Linh, tỉnh Quảng Trị ngày 2/4/1967.
Một hầm chứa đạn pháo 175mm của quân đội Mỹ bị pháo 122mm của bộ đội Việt Nam bắn trúng trong trận chiến tại Gio Linh, tháng 9/1967.
Nhà hoạt động vì hòa bình Martin Luther King Jr.dẫn đầu một cuộc biểu tình với 125.000 người tham dự trước trụ sở Liên Hợp Quốc, để phản đối Mỹ tham chiến tại Việt Nam ngày 15/4/1967, với khẩu hiệu "Dừng ngay việc ném bom".
Tàu chiến của quân đội chính quyền Sài Gòn tuần tiễu trên sông Bến Tre tại khu vực cách Sài Gòn chừng 80 km về phía Nam ngày 11/7/1967. Tàu đã nhiều lần bị trúng đạn của lực lượng du kích.
Phi công Mỹ William Morgan Hardman bị thẩm vấn trước bệnh viện Hoàn Kiếm ở Hà Nội ngày 24/8/1967.
Binh sỹ Mỹ di chuyển tại khu vực Dak Tô, tháng 11/1967. Sau 21 ngày giao tranh, 285 lính Mỹ đã tử trận tại đây.
Tướng Nguyễn Ngọc Loan, tổng giám đốc cảnh sát chính quyền Sài Gòn, ngang nhiên bắn chết chiến sỹ Cộng Sản Nguyễn Văn Lém, hay còn gọi là Bảy Lớp, chỉ huy đội 3 Biệt động Sài Gòn ngay trên đường phố Sài Gòn trước ống kính phóng viên ngày 1/2/1968.
Sài Gòn tan hoang sau cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân, ngày 5/2/1968. Lựu đạn, rocket cùng với hỏa hoạn đã biến cả một khu phố thành bình địa. Chùa Ấn Quang (phía trên bức ảnh), trên đường Sư Vạn Hạnh, chính là một cứ điểm quan trọng của lực lượng bộ đội miền Bắc.
(Còn tiếp)
Thanh Tùng
Theo Dantri/ AP
Huyền thoại nữ biệt động Sài Gòn: Tình yêu làm nên điều kỳ diệu! Trở về từ "địa ngục trần gian" với những màn tra tấn dã man, bỉ ổi của địch, ước mơ làm vợ, làm mẹ của Mai tưởng chừng đã khép lại. Nhưng tình yêu cháy bỏng giữa Mai và chàng chiến sĩ biệt động cùng đơn vị đã tạo nên điều kỳ diệu. Chuyện tình lính biệt động Nữ chiến sĩ biệt động...