Nhuyễn thể hai mảnh vỏ hút thị trường khó tính
Dịch bệnh COVID-19 đã tác động đến nhiều ngành kinh tế trong nước, tuy nhiên sản phẩm nhuyễn thể hai mảnh vỏ, đặc biệt là con nghêu dường như lại ít bị chịu tác động.
Chính vì vậy, loại sản phẩm này là yếu tố góp phần cho xuất khẩu thủy sản thêm ổn định. Thêm vào đó, nguồn nguyên liệu trong nước dồi dào là lợi thế để nhuyễn thể hai mảnh vỏ thu hút được các thị trường khó tính trong năm 2022.
Nghêu là một trong những loài nhuyễn thể có nhiều tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam. Ảnh tư liệu: Hoàng Hải/TTXVN
Xuất khẩu tăng 24%
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, quý I/2022, xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ của cả nước tăng 24% đạt trên 30 triệu USD; trong đó riêng nghêu ước đạt gần 20 triệu USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2021.
Các chuyên gia ngành thủy sản dự báo, xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tới, theo đó ước xuất khẩu trong tháng 4/2022 đạt trên 12 triệu USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2021.
Sự tăng trưởng xuất khẩu của sản phẩm nhuyễn thể này chính là sự tiếp nối năm 2021. Theo đó, xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ sang hầu hết các thị trường chính đều tăng trưởng 2 con số. Trong số đó, xuất khẩu sang Mỹ tăng mạnh nhất 93%, đạt 23,6 triệu USD. Xuất khẩu sang 3 thị trường lớn của châu Âu gồm Tây Ban Nha, Italy và Bồ Đào Nha tăng từ 37,5 – 43,7%, đạt lần lượt 26 triệu USD, 24,6 triệu USD và 20,9 triệu USD.
Riêng với sản phẩm nghêu thì Tây Ban Nha, Italy và Bồ Đào Nha là 3 thị trường lớn nhất, chiếm lần lượt 25%, 24% và 20% giá trị xuất khẩu. Mỹ đứng thứ 4 với 14%. Xuất khẩu nghêu sang tất cả các thị trường đều tăng 2-3 con số.
Theo ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhuyễn thể hai mảnh vỏ có tiềm năng lợi thế phát triển vẫn còn rất lớn, với nhiều loài có giá trị kinh tế cao như nghêu, sò điệp, ốc hương, hàu, vẹm, tu hài…. Các sản phẩm này đóng góp tích cực vào tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản. Hiện sản phẩm nhuyễn thể của Việt Nam đã xuất khẩu ra thị trường 67 quốc gia và vùng lãnh thổ. Để ngành hàng nhuyễn thể phát triển bền vững, trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng cộng đồng doanh nghiệp cần đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng con giống, thực hiện việc nuôi, sơ chế, chế biến nhuyễn thể đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.
Video đang HOT
Thị trường khó tính ưa chuộng
Sở dĩ sản phẩm nhuyễn thể hai mảnh vỏ có nhiều lợi thế trong xuất khẩu và thu hút thị trường khó tính vì đây là sản phẩm dễ sử dụng, đặc biệt là sản phẩm chế biến đóng hộp có hương vị phù hợp với thị hiếu nhiều khách hàng.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam thống kê, trong năm 2021, cả nước có 20 địa phương có nghêu xuất khẩu. Trong số đó, dẫn đầu là tỉnh Thanh Hóa chiếm trên 30% kim ngạch xuất khẩu nghêu với 24,5 triệu USD, chủ yếu là sản phẩm nghêu xuất khẩu của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa.
Tỉnh có kim ngạch nghêu xuất khẩu lớn thứ 2 là Bến Tre với 17,8 triệu USD, chiếm 22% với 3 công ty xuất khẩu gồm Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre, Công ty cổ phần thủy sản Bến Tre và Công ty cổ phần thủy sản Hưng Trường Phát. Đứng thứ 3 là tỉnh Nam Định với 12% tỷ trọng, giá trị gần 10 triệu USD với Công ty TNHH Thủy sản Lenger Việt Nam.
Bà Lò Thị Kim Dung, đại diện Công ty TNHH Thủy sản Lenger Việt Nam cho biết, hiện công ty đã có nhiều đơn hàng xuất khẩu thịt nghêu sang thị trường châu Âu. Công ty đang nỗ lực chuẩn bị nguồn nguyên liệu để thực hiện xuất khẩu trong năm 2022 theo đơn đặt hàng của đối tác.
Sau container xuất khẩu đầu tiên thăm dò thị trường châu Âu hồi tháng 11/2021, Công ty TNHH Thuỷ sản Lenger Việt Nam tiếp tục hoàn thiện dây chuyền sản xuất, tích cực tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho sản phẩm thịt nghêu đóng hộp này ở các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên bang Nga…
Bên cạnh Công ty TNHH Thủy sản Lenger, nhiều doanh nghiệp khác cũng đang đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nhuyễn thể hai mảnh vỏ đi thị trường khó tính. Hiện các công ty đang tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước, gia tăng xuất khẩu sang các thị trường, đặc biệt là thị trường châu Âu.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đánh giá, nhu cầu của các thị trường tăng và sản xuất nghêu ổn định là những yếu tố hỗ trợ cho xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ sang châu Âu tăng. Một số doanh nghiệp ở miền Bắc và miền Trung vẫn giữ được tăng trưởng dương trong xuất khẩu nhuyển thể hai mảnh vỏ thời gian vừa qua do ít bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Thêm vào đó, ưu đãi thuế từ Hiệp định EVFTA cũng góp phần thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm nhuyễn thể hai mảnh vỏ Việt Nam sang châu Âu. Khi thị trường khó tính như châu Âu tin tưởng lựa chọn sản phẩm nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Việt Nam, thì sản phẩm này sẽ còn nhiều cơ hội để thâm nhập các thị trường khó tính khác, nâng cao giá trị của chính sản phẩm.
Các giải pháp cấp bách để vực dậy ngành thủy sản
Ngành thủy sản cần được ưu tiên tiêm vaccine và các chính sách hỗ trợ để có thể phục hồi.
Ngành thủy sản có vai trò rất quan trọng, chiếm khoảng 35% trong tổng giá trị của ngành nông nghiệp và là lĩnh vực còn nhiều dư địa để tăng trưởng. Tuy nhiên, nếu các địa phương tiếp tục kéo dài giãn cách nghiêm ngặt thì các đơn vị kinh doanh trong ngành này khó có thể trụ lâu thêm và khó phục hồi.
Nhiều công ty thủy sản đề nghị sớm mở lại sản xuất để có thể thu ngoại tệ về từ xuất khẩu. Ảnh: QUANG HUY
Công suất chế biến thủy sản giảm 70%
Một khảo sát của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) vừa công bố cho thấy tính đến cuối tháng 8-2021, chỉ có khoảng 30%-40% doanh nghiệp (DN) thủy sản tại các tỉnh, thành phía Nam hoạt động được với mô hình "ba tại chỗ". Khoảng 30%-40% đơn vị không đủ điều kiện thực hiện "ba tại chỗ" đã phải ngừng sản xuất, số còn lại đã tạm dừng sản xuất để tổ chức lại nhà máy thực hiện "ba tại chỗ".
Đáng chú ý, ngay cả với những nhà máy thực hiện được phương án này thì lượng công nhân có thể huy động được chỉ khoảng 30%-50% tổng số lượng lao động; số còn lại nghỉ việc hoặc nghỉ không lương. Ước tính, công suất chung của vùng ĐBSCL đã giảm 60%-70%.
Khảo sát cho thấy hiện nay ngành thủy sản hiện đang phải đối mặt với nhiều áp lực. Thứ nhất, tại các tỉnh, thành phía Nam có khoảng 70% nhà máy phải dừng sản xuất do các vấn đề liên quan đến dịch bệnh; số nhà máy còn lại thì lượng công nhân đi làm cũng chỉ còn khoảng 20%-40%.
Thứ hai, việc kéo dài thời gian giãn cách liên tục khiến nhiều bạn hàng mất kiên nhẫn. Thứ ba, các nguyên liệu, phụ liệu, vật tư đầu vào của ngành thủy sản khan hiếm, khó tiếp cận do mỗi địa phương có chính sách chống dịch khác nhau, gây khó khăn cho công tác vận chuyển. Hạn chế này không được tháo gỡ sẽ khiến DN không thể duy trì sản xuất lâu.
Thứ tư là các công ty vẫn phải chi trả cho lượng nhân công nghỉ dịch, còn với những người làm việc "ba tại chỗ" thì chi phí phải trả lớn hơn 50% thông thường bởi ngoài lương còn có tiền phụ thêm, chi phí ăn ở tại chỗ...
Doanh nghiệp xoay sở để phục hồi
Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, một đại gia lớn trong ngành thủy sản, cho biết tập đoàn có hai nhà máy: Một nhà máy tại Cà Mau, bình thường có 7.000 công nhân làm việc và một nhà máy tại Hậu Giang, có 6.000 công nhân. Nhưng khi thực hiện "ba tại chỗ", nhà máy tại Cà Mau chỉ còn 1.600 công nhân, nhà máy tại Hậu Giang chỉ còn 1.300 công nhân.
Đáng lo nhất là nhà máy giảm công suất hoạt động thì phải giảm mua tôm, bà con không thả tôm giống nữa nên dự kiến từ tháng 10 đến tháng 12 tới đây sẽ thiếu hụt nguyên liệu xuất khẩu. Như vậy, nếu nới lỏng giãn cách xã hội, sản xuất mở cửa trở lại thì cũng sẽ thiếu hụt nguyên liệu trầm trọng.
"Để khắc phục khó khăn trên, hiện chúng tôi đang chuyển đổi theo hướng tăng chế biến tôm có kích cỡ lớn nhằm tăng công suất trong điều kiện thiếu công nhân. Đồng thời, tập đoàn đã khuyến cáo bà con thả mật độ thưa hơn trước đây" - lãnh đạo Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú thông tin.
Đại diện nhiều công ty khác cũng cho hay hiện nhiều tỉnh, thành đang thực hiện Chỉ thị 16 cùng với việc chỉ tập trung vào mục tiêu chống dịch, do đó khả năng phục hồi sản xuất rất khó.
Do vậy, ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, cho rằng nếu TP.HCM nới lỏng giãn cách sau ngày 15-9 thì đây là tín hiệu đáng mừng vì các tỉnh, thành phía Nam, đặc biệt là miền Tây có thể sẽ mở cửa theo để đồng bộ. Nếu TP.HCM nới lỏng, mở cửa mà các địa phương khác vẫn siết chặt giãn cách thì vẫn khó cho sản xuất, kinh doanh.
"Vì vậy, nới lỏng giãn cách, tạo điều kiện phát triển kinh tế không chỉ giúp DN phục hồi sản xuất như trước đây mà còn đảm bảo việc làm cho hàng ngàn lao động và ổn định đầu ra tiêu thụ cho nhiều nông sản, người nông dân giảm thiệt hại" - ông Bình nói.
Giải pháp bền vững
Để phục hồi sản xuất một cách bền vững, VASEP và các công ty trong ngành thủy sản đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét thứ tự ưu tiên các thành phần được tiêm vaccine phòng COVID-19. Trong đó, chú ý ưu tiên tiêm vaccine cho lực lượng lao động tại các nhà máy đang áp dụng phương thức "ba tại chỗ" tại các địa phương trong tháng 9-2021, nhất là lực lượng công nhân ngành thủy sản làm việc trong môi trường khép kín và ẩm ướt rất dễ lây lan dịch bệnh.
Ngoài ra, VASEP đề xuất các địa phương không áp dụng cứng nhắc quy định sản xuất "ba tại chỗ" sau khi đã tiêm đủ vaccine phòng COVID-19. Đặc biệt, với những người đã được tiêm vaccine phòng COVID-19 thì các địa phương nên cho tham gia sản xuất bình thường với điều kiện thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch bệnh. Có như vậy mới không làm chuỗi sản xuất, cung ứng ngành thủy sản bị đứt gãy và phục hồi sản xuất được.
Cùng với đó, ngành ngân hàng nên cung cấp thêm tín dụng với mức lãi suất hợp lý cũng như khoanh nợ, giãn nợ... để DN tái đầu tư phục hồi sản xuất. Song song đó, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về giảm thuế, tiền điện, nước...
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhận định quan trọng nhất hiện nay là phải giải quyết được khâu tiêu thụ, bảo đảm nguồn cung thủy sản cho tiêu dùng và xuất khẩu. Bộ đã tổng hợp các khó khăn, kiến nghị của các địa phương, DN để trình Chính phủ.
Gỡ khó cho ngành thủy sản vượt 'bão' Covid-19 Những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 tại TP. Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành phía Nam đang đẩy ngành thủy sản lâm vào thế vô cùng khó khăn khi đứng trước nguy cơ mất thị trường xuất khẩu, đứt gãy chuỗi sản xuất. Theo thống kê của Hải quan, tính đến cuối tháng 7/2021, xuất khẩu thủy sản của...