Nhút tép làng quê Lệ Thủy ngon đã đành, còn là ăn thương, ăn nhớ
Lệ Thủy ( Quảng Bình) được thiên nhiên ưu đãi cho loài hải sản nước ngọt đặc biệt mà không phải vùng, miền nào cũng có là tép. Bao đời nay, người dân nơi đây đã chế biến con tép thành thứ thực phẩm ngon nức tiếng xa, gần: nhút tép quê.
Nhút – tiếng địa phương gọi là dút – được làm từ tép. Mỗi năm đến khoảng tháng 11 âm lịch , khi ngoài đồng rút nước chuẩn bị vụ đông xuân cũng là lúc vào vụ tép.
Có nhiều cách để bắt tép, nhưng cách bắt tép thông dụng nhất đó là cất te. Vốn con tép quá nhỏ, không thể lưới được, cũng không thể kéo vó được, cũng không thể đánh rập được vì chúng sẽ lọt hết, nhưng cất te thì lại rất hiệu quả.
Dụng cụ để cất te bắt tép gồm một bó vài chục đến vài trăm cái te, một cái que tre dài dùng để đặt te xuống và cất (nâng) te lên và một cái rá tre dùng để đựng tép.
Để làm nhút tép ngon, phải lựa loại tép đồng thật đều, tươi.
Cái te cất tép trông rất giống cái vó nhưng nhỏ hơn nhiều, gồm hai nan tre vót mảnh dài cỡ 2 mét buộc chéo nhau ở giữa, phía dưới bốn đọt nan tre được buộc vào một mảnh vải mùng hình vuông, mỗi cạnh dài cỡ 8 tấc, không quá thưa để tép lọt qua, cũng không quá dày sẽ cản nước, cất lên chậm, tép sẽ nhảy hết ra ngoài.
Thường một người đi cất te có từ vài chục cái te trở lên. Trước khi đi cất tép, mọi người thường dùng cám trộn với mỡ heo rang lên thật thơm để làm mồi nhử tép.
Video đang HOT
Chọn một đám ruộng, ao hồ hay mép sông, rào nào đó, dùng tay vén sạch cỏ rác, rong rêu rồi đặt te xuống, chờ đáy te chìm sát đáy thì nhón một nhúm cám rang ném vào giữa te dụ tép. Đặt xong cái này thì đặt qua cái khác, đặt đến cái cuối cùng thì bắt đầu quay lại nhấc cái đầu tiên lên để đổ tép, cứ lặp đi lặp lại đến khi ra về.
Tép khi đem về, được rửa sạch và phân loại: Tép to, người ta thường phơi khô và cho vào bao bì cất ở gác bếp làm thức ăn hàng ngày, còn tép nhỏ thì chế biến thành nhút.
Cách chế biến món nhút tép đồng này khá công phu. Đó là phải lựa loại tép đồng thật đều, tươi rói, đang còn nhảy tanh tách. Đem rửa thật sạch, để ráo, sau đó ủ vào vại sành theo thứ tự lớp tép, lớp muối. Nhút tép đồng muốn ngon phải lựa cái vại sành loại tốt. Vại sành được làm từ đất sét nung lửa.
Một cái vại tốt thì thành vại phải đều, mặt láng mịn, độ dày mỏng không chênh nhau, không bị nung cháy quá. Khi gõ ngón tay lên thành vại, phải có tiếng kêu vang và trong. Loại muối dùng muối tép đồng phải là loại muối hạt trắng tinh, sạch sẽ, không có tạp chất. Lượng muối dùng để ủ tép phải vừa đủ. Thiếu, nhút sẽ không chín. Thừa, nhút sẽ quá mặn, nặng mùi.
Sau khi đã ủ tép vào vại xong, dùng nẹp tre và đá lèn phía trên mặt cho thật chặt, sau đó đem ra phơi nắng một thời gian cho tép chín. Khi tép đã chín tới, người ta thường bỏ vào rá tre rồi dùng tay chà cho thật mịn. Tiếp đó người ta đem trộn tép với thính gạo hoặc bắp rang vàng giã mịn.
Trộn hỗn hợp đó thật đều, thêm vào một số loại gia vị khác như ớt bột, riềng củ, gừng củ cắt chỉ… Cho hỗn hợp đó vào chai, lọ thủy tinh hoặc thố sành loại nhỏ rồi tiếp tục đem ra phơi nắng cho đến khi chín ngấu, màu của nhút chuyển thành màu đỏ au, thơm nức, khi nếm có vị thanh, vị ngọt của con tép đồng là dùng được.
Nay, cũng có một số nơi làm nhút tép, nhưng để có vại nhút tép ngon, đặc biệt, chỉ có thể có ở miền quê Lệ Thủy.
Ngày xưa, nhút tép là thức ăn chính trong ngày rét của người nông dân. Ngày nay, nhút tép đã trở thành đặc sản có thương hiệu, được du khách tìm mua làm quà mỗi khi đến Lệ Thủy.
Theo Phạm Hà (Báo Quảng Bình)
Quảng Bình: Xác lợn nặng cả tạ, chặt khúc nổi lềnh bềnh trên kênh
Xác lợn nặng cả tạ, chặt từng khúc, bốc mùi hôi thối, tiếp tục nổi lềnh bềnh trên kênh Rào Đá (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình).
Sau khi báo Dân Việt phản ánh về tình trạng xác lợn, chó, mèo nổi lềnh bềnh trên kênh Rào Đá (thuộc địa phận huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình). Đến thời điểm hiện tại, tình trạng trên vẫn tái diễn.
Xác lợn nặng cả tạ nổi lềnh bềnh trên kênh Rào Đá (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình).
Những ngày qua, phóng viên Dân Việt có mặt tại vị trí kênh Rào Đá (thuộc địa phận huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) lại chứng kiến nhiều xác lợn nặng cả tạ, bốc mùi nồng nặc nổi trên kênh.
Nguy hiểm hơn, xác lợn được xẻ từng khúc, ruồi nhặng bủa vây, được vứt xuống kênh, nổi lềnh bềnh trôi theo dòng nước.
Một công nhân (thuộc Chi nhánh thủy nông huyện Quảng Ninh) bức xúc: "Trong khi dịch tả lợn châu Phi vừa được phát hiện tại địa phương mà xác lợn vứt xuống kênh rất nhiều. Có con lợn xẻ từng khúc trôi theo dòng kênh khiến chúng tôi vớt gặp khó khăn và rất khổ".
Xác lợn xẻ từng khúc vứt xuống kênh.
Xem những hình ảnh PV ghi nhận được, ông Nguyễn Xuân Kỷ - Trưởng Phòng NNPTNT huyện Quảng Ninh cho biết: "Tôi sẽ cho người đến kiểm tra. Sau khi dịch tả lợn châu Phi phát hiện, chúng tôi cũng đã thành lập đoàn liên nghành đến các xã có kênh Rào Đá đi qua, tuyên truyền không vứt xác động vật bừa bãi và phun hóa chất khử trùng".
Ông Nguyễn Viết Giai - Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quảng Ninh chia sẻ: "Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi được phát hiện và có nguy cơ lan rộng tại địa phương, chúng tôi đã tuyên truyền sâu rộng đến người dân không vứt bừa bãi xác động vật ra môi trường. Tuy nhiên, người dân còn thơ ơ và thiếu ý thức trong việc bảo vệ môi trường. Nếu bắt được ai vứt chúng tôi sẽ xử lý nghiêm".
Nguyên cả con lợn nổi lềnh bềnh trên kênh Rào Đá.
"Hiện toàn huyện đang tập trung chống dịch tả lợn châu Phi. Phòng Tài nguyên và Môi trường cũng tham mưu biện pháp chôn lấp, phát hiện chỗ nào có lợn chết là xử lý ngay", Ông Giai nói.
Trong thời điểm dịch tả lợn châu Phi bùng phát, diễn biến phức tạp trên địa bàn huyện Quảng Ninh (tỉnh Quảng Bình). Việc lợn chết xẻ từng khúc vứt ra kênh tiềm ẩn nguy cơ phát tán, lây lan dịch.
Theo Danviet
Tâm bão số 2 nhắm thẳng Quảng Ninh-Thanh Hoá, bắt đầu mưa to, gió giật nhiều nơi Bão số 2 với sức gió giật cấp 10 đang tiến về phía đất liền các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa gây mưa to, gió giật mạnh ở nhiều nơi. Vị trí và hướng di chuyển tiếp theo của bão số 2 - Mun. Ảnh Trung tâm Dự báo KTTVQG. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia,...