Nhượng quyền thu phí Vịnh Hạ Long: Tỉnh Quảng Ninh nói lại
Dư luận lầm tưởng tỉnh Quảng Ninh xem xét giao vịnh Hạ Long cho Bitexco như một dự án với thời gian 50 năm là không chính xác.
Chiều 24/7, ông Nguyễn Văn Đọc, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cho vịnh Hạ Long, cách đây hơn 1 năm tỉnh Quảng Ninh có kêu gọi doanh nghiệp tham gia đấu thầu quyền quản trị hoạt động giao dịch thu phí vịnh Hạ Long.
Chính vì thế Tập đoàn Bitexco cũng chỉ được tỉnh Quảng Ninh xem xét đồng ý theo hướng này và quyền quản lý nhà nước đối với vịnh Hạ Long vẫn thuộc về các cơ quan quản lý nhà nước.
Vịnh Hạ Long
Ông Nguyễn Văn Đọc cũng nhấn mạnh, việc tách quyền quản trị hoạt động du lịch dịch vụ trên vịnh Hạ Long ra cho doanh nghiệp là để chất lượng dịch vụ được nâng cao theo hướng chuyên nghiệp hóa.
Cũng theo ông Đọc, việc quy định về phí cũng như nộp ngân sách tất cả đều theo quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh đưa ra. Đơn vị được giao quản lý chỉ được hưởng tỷ lệ cho hoạt động quản lý của mình. Chính vì vậy như vịnh Hạ Long sẽ tập trung làm tốt công tác quản lý, bảo tồn phát huy giá trị di sản.
Ông Vũ Văn Hợp, Chánh văn phòng UBND tỉnh cũng cho hay, một số thông tin dự luận vừa rồi bám theo dự thảo đề án của Bitexco (Công ty trách nhiệm hữu hạn kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Minh) nên lầm tưởng là tỉnh Quảng Ninh xem xét giao vịnh Hạ Long cho Bitexco như một dự án với thời gian 50 năm là không chính xác.
Video đang HOT
Theo nguyên tắc đầu thầu như chủ trương của tỉnh cho phép doanh nghiệp được “nhượng” quyền quản trị hoạt động dịch vụ du lịch ở vịnh Hạ Long không bao giờ quá 10 năm.
Trước đó, hôm 22/7, Tập đoàn Bitexco đã đề xuất với UBND tỉnh Quảng Ninh về nhượng quyền thu phí và quản lý du lịch Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long trong 50 năm.
Đề xuất của Tập đoàn Bitexco ước tính, phí nhượng quyền ba năm đầu sẽ là 90 tỷ đồng, ba năm tiếp theo là 130 tỷ đồng, sau đó là 160 tỷ đồng. Việc chia lợi nhuận ròng được chia lại cho tỉnh Quảng Ninh theo tỷ lệ là sau ba năm đầu là 20%, sau sáu năm là 30% và sau 10 năm là 50%. Bitexco đưa ra viễn cảnh doanh thu du lịch từ Vịnh Hạ Long đạt ngưỡng 5 tỷ USD (so với hiện tại chỉ là 10 triệu USD).
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch lo ngại, đề xuất nhượng quyền thu phí và quản lý Vịnh Hạ Long 50 năm là quá dài. Việc đề xuất 50 năm thuê vùng đất, vùng nước phải rõ ràng và cần có quy hoạch cụ thể, chi tiết và phải được phép của Thủ tướng Chính phủ.
Theo ông Hà, nếu giao quyền quản lý Vịnh trên phạm vi lớn sẽ bị chồng lấn với các dự án mà tỉnh đã giao các đảo, hay mặt nước cho các hộ, tổ chức, doanh nghiệp được quyền đầu tư trước đó hay liên quan đến an ninh quốc phòng vùng biển đảo.
Minh Thái
Theo_Báo Đất Việt
Quảng Ninh: Phường có 400 cán bộ hưởng lương
Theo lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh thì bình quân 1 năm Quảng Ninh phải chi trả lương cho đội ngũ cán bộ công chức là 4.120 tỷ đồng.
Hơn 30% công chức chỉ ngồi chơi
Theo đó, đến nay toàn tỉnh Quảng Ninh có hơn 68.000 người được hưởng lương theo ngân sách trong tổng số 1,2 triệu dân. Bình quân cứ 16 người dân có một người được hưởng lương, chưa kể lực lượng trung ương đóng trên địa bàn tỉnh như công an, kho bạc, thuế, viện kiểm sát.
Bình quân mỗi năm Quảng Ninh phải chi trả lương cho đội ngũ cán bộ với số tiền lên đến 4.120 tỉ đồng.
Ông Nguyễn Văn Đọc, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, cho biết theo thống kê, rà soát mới đây nhất của UBND tỉnh Quảng Ninh, hiện mỗi xã phường trên địa bàn tỉnh có trung bình 200 cán bộ hưởng lương. Địa phương có số cán bộ hưởng lương ít nhất là xã Thanh Lân (huyện đảo Cô Tô) với 82 người.
Phường Hồng Hải (Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) là phường có số cán bộ hưởng lương lớn nhất trong toàn tỉnh với con số lên đến 400 người. Đó là kết quả rà soát tổ chức bộ máy biên chế được UBND tỉnh Quảng Ninh thống kê và vừa công bố, báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh.
Ông Đọc cho biết thêm: "UBND tỉnh sẽ rà soát lại biên chế của tỉnh, dứt khoát từ nay sẽ không tăng biên chế tới năm 2016".
Trong khi đó, tại cuộc họp thứ nhất Ban chỉ đạo Đề án đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức vào ngày 25/1, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng chế độ công chức của chúng ta hiện nay vẫn nặng tính bao cấp nên chưa phát huy được trí tuệ của cán bộ.
"Chúng ta hiện đang có 2,8 triệu công chức, nhưng thực sự 2,8 triệu công chức ấy có cống hiến hết mình hay không? Trong bộ máy chúng ta có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào" - Phó Thủ tướng cho biết.
Trong khi, tại phiên chất vấn ở Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình phủ nhận điều này, ông cho rằng chỉ khoảng 1% cán bộ, công chức không làm được việc, còn chuyện 30% người ngồi chơi chỉ là tin đồn.
Nhưng trên thực tế, trong cuộc thi nâng ngạch chuyên viên chính lên chuyên viên cao cấp do Bộ Nội vụ tổ chức thì có tới 30% công chức dự thi không đạt kết quả xét.
Theo quan điểm của ông Bình thì cải cách chế độ công vụ, công chức là nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm và là việc làm tất yếu nhằm phục vụ nhân dân tốt hơn. Vì vậy, việc cải cách phải được theo hướng năng động, hiệu quả, coi trọng thực tài.
Khó khăn khi giảm biên chế
Nói đến vấn đề này, ông Đặng Như Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội lên tiếng, đòi hỏi phải kiên quyết xử lý 30% số cán bộ "ăn không ngồi rồi".
Vẫn biết đó là những công chức chính sách, tuyển dụng theo chính sách, và là lỗi của cơ chế một thời, nhưng giảm tải được bộ phận này, cỗ máy công vụ sẽ có đà tăng tốc, ông Đặng Như Lợi tự tin.
Tuy nhiên, theo quan điểm của ông Lợi thì loại ai và ai loại luôn là câu hỏi không dễ có câu trả lời hợp tình hợp lý trong một sớm một chiều. Giải quyết thành công áp lực "tinh giản biên chế" đòi phải mềm dẻo, uyển chuyển, đưa ra các chuẩn mực khoa học và nhất là, không được tùy tiện.
Trong khi, ông Hoàng Quốc Long, Vụ phó Vụ Công chức - Viên chức (Bộ Nội vụ) trần tình: "Bàn suông thì dễ, nhưng đi vào cụ thể rất nhậy cảm. Ai trong số gần ba triệu công chức, viên chức là người không hoàn thành tốt chức phận, đáng bị ra khỏi guồng máy. Trong khi, mỗi cá nhân dù ở vị trí nào, đều là một chi tiết hoàn thiện của cỗ máy khổng lồ. Bỏ đi các chi tiết tưởng thừa ấy theo cách thuần cách cơ học, thiếu tính toán, cỗ máy còn vận hành được trôi chảy, thông suốt".
Theo Xahoi
Vụ thợ lò rơi giếng than: Người bị nạn kể lại phút kinh hoàng Nạn nhân Nguyễn Quốc Triều cho rằng, sự cố là do thiết bị đưa đón người gặp trục trặc, trôi theo gia tốc tự do. Đến vị trí gặp nạn, thang loan trật đường ray nên xảy ra sự cố. Tai nạn lao động thảm khốc Vụ tai nạn nghiêm trọng trên diễn ra vào khoảng 8h30 sáng 24/11, tại giếng nghiêng phụ...