Nhường chỗ cho phim gây tranh cãi, Oscar ngó lơ tận 5 tác phẩm xuất sắc
Để gây tranh cãi nhằm tăng tỉ suất người xem, Oscar 2019 đã cố tình ngó lơ nhiều tác phẩm hay nhưng ít được khán giả đại chúng chú ý .
Tính nghệ thuật hay công bằng của Oscar có lẽ chỉ là chuyện của một thời đã qua. Giờ đây, giải thưởng danh giá của Viện Hàn lâm dường như nhắm đến yếu tố kinh doanh và câu kéo tỉ suất người xem nhiều hơn. Hệ quả tất yếu là nhiều tác phẩm hay nhưng ít được chú ý sẽ bị ra rìa để nhường chỗ cho phim giải trí đại chúng.
1. Sorry to Bother You (Tạm dịch: Xin Lỗi Đã Làm Phiền Anh)
Viện Hàn lâm có vẻ chẳng mấy để ý đến Sorry to Bother You – một tác phẩm không được đầu tư quá nhiều vào chiến dịch quảng bá. Theo đạo diễn Boots Riley, đây là thể loại phim mà khán giả phải vào xem trong tâm thế mù mờ nhất mới có thể cảm nhận được cái hay và sự bất ngờ.
Với nội dung xoay quanh chàng nhân viên chăm sóc khách hàng qua tổng đài Cash (Lakeith Stanfield) có chất giọng đậm chất “da trắng”, Sorry to Bother You sẽ đưa khán giả đi từ bất ngờ này đến ngạc nhiên khác. Ngay khi bạn nghĩ rằng đã hiểu ra tất cả, bộ phim lại bất ngờ rẽ hướng và tăng sự điên cuồng lên nhiều lần. Tuy nhiên, kịch bản của Riley không bao giờ vượt ngoài tầm kiểm soát.
Không những thế, tác phẩm cũng rất hài hước và châm biếm mạnh mẽ các vấn đề từ phân biệt chủng tộc đến chủ nghĩa tư bản theo những cách mà không ai ngờ tới. Sorry to Bother You sở hữu kịch bản gốc xuất sắc và xứng đáng được vinh danh ở hạng mục tương tự.
2. Annihilation (Vùng Hủy Diệt)
Có lẽ, Annihilation chính là trường hợp đáng tiếc nhất năm 2018 khi phần nội dung không phù hợp với phần đông khán giả đại chúng. Bộ phim được chiếu lên Netflixsau khoảng thời gian ra rạp ngắn ngủi và dần chìm vào quên lãng.
Khoan bàn tới nội dung thì tác phẩm vẫn cực kì ấn tượng khi Alex Garland và nhóm của ông đã tạo ra một sự hợp nhất không thể xóa nhòa giữa khoa học viễn tưởng và kinh dị. Hình ảnh và âm thanh của bộ phim có thể bóp méo các giác quan và làm kinh hoàng tâm trí của người xem.
Video đang HOT
Phần âm thanh của Annihilation có khả năng “truyền điện” khiến khán giả phải nép mình vào ghế và chờ đợi những gì xảy ra kế tiếp hay bị ám ảnh rất lâu sau khi phim kết thúc. Không những thế, Area X chính là sân chơi riếng để Garland thỏa sức sáng tạo với những hình ảnh được thiết kế đẹp mắt và kì dị. Annihilation lẽ ra phải có mặt trong các hạng mục Chỉnh âm, Phối âm, Nhạc nền, Quay phim và Hiệu ứng hình ảnh Xuất sắc.
3. Widows (Góa Phụ Hành Động)
Có thể nói, Widows đã theo đúng với “công thức Oscar” khi được thực hiện bởi đạo diễn Steve McQueen – người từng nhận tượng vàng với 12 Years a Slave (2013) – và do nữ tác giả Gone Girl (2014) là Gillian Flynn chấp bút. Xuyên suốt 129 phút phim là quá trình đấu tranh của những góa phụ sau khi người chồng bị lấy mạng sau một phi vụ thất bại.
Kịch bản phim có đủ sự kịch tính và lắt léo cũng như cao trào để thu hút khán giả. Đặc biệt, bộ phim lồng ghép rất nhiều ý nghĩa về nữ quyền, nạn phân biệt chủng tộc hay mặt trái của hệ thống chính trị một cách khéo léo. Tuy nhiên, Fox dường như đã bỏ rơi Widows bởi doanh thu phòng vé không khả quan và tập trung vào “con bài tủ” Bohemian Rhapsody nhiều hơn.
4. Eighth Grade (Lớp Tám)
Eighth Grade trở thành “kẻ ngoài cuộc” ở Oscar 2019 một cách khó hiểu dù đã được WGA (Giải thưởng của Hiệp hội biên kịch Mỹ) vinh danh ở hạng mục Kịch bản gốc xuất sắc. Với Eighth Grade, đạo diễn Bo Burnham đã tạo ra một trong những tác phẩm chân thực nhất về tuổi thiếu niên trong những năm gần đây.
Điểm mạnh nhất của bộ nằm ở phần kịch bản do chính anh chấp bút. Eighth Grade mang đến cảm giác chân thật và dễ đồng cảm nhưng cũng vô cùng ấm áp và hài hước. Anh tỏ ra khéo léo trong việc xây dựng những tính cách của một cô bé tuổi teen mà mọi người thường bỏ qua. Bộ phim cũng không đơn giản hóa hay thổi phồng quá đáng những năm khó khăn nhất trong quá trình trưởng thành của mỗi người. Eighth Grade của Bo Burnham xứng đáng có một đề cử cho Kịch bản gốc xuất sắc và thậm chí là Đạo diễn.
5. Leave No Trace (Không Dấu Vết)
Đúng như cái tên, Leave No Trace đến rồi đi khỏi phòng chiếu mà chẳng để lại dấu vết gì và dĩ nhiên là bị Viện Hàn lâm ngó lơ. Thế nhưng, đây lại là một trong số ít những bộ phim đạt điểm tuyệt đối 100% trên Rotten Tomatoes hồi năm 2018. Tác phẩm đã đánh dấu sự trở lại ấn tượng của nữ đạo diễn Debra Granik sau 8 năm dài đằng đẳng kể từ Winter’s Bone (2010).
Khán giả sẽ dễ dàng nhận ra sự tiết chế trong cách xây dựng tình huống hay cảm xúc nhân vật để không đẩy nội dung vượt khỏi tầm kiểm soát. Công lao này còn đến từ phần kịch bản do chính Granik và Anne Rosellini chuyển thể từ tiểu thuyết My Abandonment của Peter Rock. Một giải đề đạo diễn cho cô không hề quá đáng khi bộ phim truyền tải được nhiều thông điệp lớn lao thông qua những hành động nhỏ nhặt nhất.
Theo Trí thức trẻ
Bị chê "không đủ tuổi" nhưng Black Panther vẫn xứng đáng tranh giải Oscar hơn Avengers?
Marvel hẳn đã có những tính toán riêng khi đầu tư cho "Black Panther" đi tranh giải dù "Avengers: Infinity War" có quy mô lớn hơn rất nhiều.
Đề cử Oscar Phim xuất sắc cho Black Panther không chỉ gây tranh cãi về việc tác phẩm này có xứng đáng "ngôi chung mâm" với các đối thủ còn lại hay không mà còn khiến cộng đồng fan Marvel lục đục khi so với Avengers: Infinity War. Xét về quy mô và doanh thu, "cú búng tay" của Thanos lớn hơn phim riêng của chàng Báo Đen rất nhiều. Nhưng Disney hẳn phải có lý do riêng.
Black Panther có nội dung độc lập
Khán giả không cần xem "Captain America: Civil War" để hiểu "Black Panther".
Dù từng đã xuất hiện trong MCU (Vũ trụ Điện ảnh Marvel) trước đây, vai trò của T'Challa (Chadwick Boseman) ở Captain America: Civil War (2016) không quá lớn để khán giả khó hiểu khi xem Black Panther. Dĩ nhiên những ai không theo dõi Marvel sẽ không biết nguyên nhân cái chết của vua T'Chaka (John Kani) nhưng bộ phim cũng giải thích đủ tốt để người xem theo dõi tiếp mà không phải lăn tăn những gì đã qua.
Trong khi đó, để nắm bắt được Avengers: Infinity War, người xem buộc phải nghiên cứu rất nhiều phim Marvel khác. Ai chưa xem Thor: Ragnarok (2017) sẽ chẳng biết vì sao Thor (Chris Hemsworth) và Loki (Tom Hiddleston) lại huề nhau và cùng người dân Asgard lưu lạc trong không gian. Nếu bỏ qua Captain America: Civil War, người xem cũng sẽ không hiểu lý do Captain America (Chris Evans) "giận dỗi" và Iron Man (Robert Downey Jr.) mà đi.
Bộ phim không dành thời gian giải thích mà chỉ đơn giản là tiếp nối rất nhiều sự kiện trước đó của MCU. Nếu là khán giả đại chúng thì chẳng hề gì nhưng đặt trường hợp là một thành viên của Viện Hàn lâm thì lại là vấn đề khác. Họ không có thời gian xem hết hoặc cũng chẳng là fan cứng để nhớ toàn bộ các sự kiện. Do đó mà khó có khả năng họ sẽ bỏ phiếu cho một tác phẩm mà xem chẳng hiểu gì.
Black Panther có tác động văn hóa lớn hơn
"Wakanda Forever" gần như trở thành một biểu tượng văn hóa.
Avengers: Infinity War có thể đè bẹp Black Panther trên bảng xếp hạng doanh thu nhưng chẳng thể so sánh được về mặt tác động văn hóa. Với số tiền mang về là 1,344 tỉ USD, Black Panther đã chứng minh rằng câu chuyện với người Mỹ gốc Phi làm nhân vật trung tâm vẫn thu hút được khán giả đại chúng và sinh ra lợi nhuận khổng lồ. Cho tới ngày nay, "Báo Đen" vẫn là tác phẩm duy nhất trong top 10 phim có doanh thu cao nhất sở hữu dàn diễn viên chủ yếu là da đen.
Dù không phải siêu anh hùng da đen đầu tiên trên màn ảnh rộng, Black Panther lại mang tới sức ảnh hưởng và lan tỏa lớn hơn hẳn. Câu thoại và biểu bắt chéo tay "Wakanda Forever" được xây dựng khéo léo và nhanh chóng trở thành một niềm tự hào của người da màu tại Mỹ. Sự kiện này mang tính "thay đổi cuộc chơi" khi khuyến khích Hollywood chọn những diễn viên thuộc cộng đồng thiểu số vào những vai diễn lớn và kể nhiều câu chuyện đa chiều hơn.
Đây quả là một thành công vang dội mà chẳng ai ngờ đến nếu xét nội dung phim chỉ xoay quanh một vị vua "hóa trang" thành mèo mỗi khi bắt tội phạm. Về phần mình, Avengers: Infinity War chỉ mang đến yếu tố giải trí mà thôi. Bộ phim khẳng định được sức mạnh của Marvel trong việc xây dựng vũ trụ điện ảnh chứ nhưng chẳng để lại dư âm gì sau khi kết thúc.
Black Panther khiến khán giả hào hứng vì một siêu anh hùng ít tiếng tăm
Trong nguyên tác, Black Panther lép vế hơn hẳn Captain America hay Iron Man.
Ngay trước khi bộ phim ra rap, ai dám nghĩ rằng sẽ có một ngày mặt nạ Black Panther được bày bán cạnh khiên của Captain America và mũ của Iron Man? Ai có thể tin rằng doanh số bán quà lưu niệm sẽ vượt quá chỉ tiêu đề ra và giúp một siêu anh hùng ít tiếng tăm trong truyện tranh đứng ngang hàng với các "tượng đài" Marvel từ vài năm trước?
Đặc biệt hơn, bộ phim khiến công chúng hào hứng và say mê một siêu anh hùng da đen. Sau nhiều thế hệ trẻ em lớn lên với các siêu anh hùng da trắng như Batman và Superman, Black Panther chính là hình mẫu mà những đứa bé da màu hướng đến. Còn gì ý nghĩa hơn cho một đứa trẻ luôn tự ti bản thân chẳng thể trở thành siêu anh hùng vì màu da không-trắng?
Trong khi đó, Avengers: Infinity War đã được xây dựng và lên kế hoạch trong suốt 6 năm. Bộ phim không thành công lớn thì hẳn sẽ trở thành thảm họa. Do có quá nhiều nhân vật và tình tiết ghép nối thành, khán giả sẽ cảm thấy tác phẩm là một sự chắp vá và thiếu hẳn bản sắc riêng. Đề cử Phim xuất sắc cho Avengers: Infinity War chẳng khác nào vinh danh toàn bộ 20 phim của Marvel vậy.
Phần hậu truyện hiếm khi thắng giải
Lịch sử không đứng về phía những phần hậu truyện như "Avengers: Infinity War".
Lý do cuối cùng và cũng là quan trọng nhất chính là khả năng thắng giải của cả hai bộ phim. Bởi lẽ chẳng ai muốn đứa con tinh thần chỉ được đề cử "cho vui" mà không có cơ hội gì. Xét về dày lịch sử Oscar, chỉ 2 bộ phim hậu truyện là Lord of the Rings: The Return of the King (2003) và The Godfather II (1974) là mang được tượng vàng về nhà.
Suy cho cùng, đây là hạng mục Phim xuất sắc chứ không phải Phim đại chúng xuất sắc. Do đó mà Black Panther chưa chắc thắng nhưng ắt hẳn sẽ có cơ hội cao hơn Avengers: Infinity War.
Theo Trí thức trẻ
6 tác phẩm điện ảnh "ngon, bổ, rẻ" ra mắt trong tháng 8 này, xem đi ngại gì! Dù không phải là bom tấn, nhưng những phim điện ảnh dưới đây vẫn đủ sức khiến bạn tan chảy trái tim trong những ngày cuối hè. Mùa phim hè đang đi đến những ngày chốt sổ. Tiếp nối sau Mission: Impossible - Fallout của Tom Cruise, dòng phim giải trí kinh phí lớn chỉ trong tháng 8 chỉ còn có mỗi gã...