Nhuộm tóc siêu tốc: Ẩn họa siêu độc!
Cơn sốt nhuộm tóc siêu tốc bằng phấn màu giá rẻ, tiện lợi, nhanh chóng và có thể tự nhuộm “ào” tới Việt Nam khiến cho các bạn trẻ mê mẩn cách làm đẹp này mà không hề hay biết đến sự nguy hiểm từ những chất cực độc ẩn chứa trong những thỏi phấn màu này.
Phấn nhuộm tóc siêu tóc rất giống phấn màu dùng để vẽ
Mỹ phẩm hay phấn tô màu?
Chỉ cần dạo quanh một vòng chợ Dịch Vọng, Phùng Khoang, Đồng Xuân… hay các cửa hàng mỹ phẩm trên đường Xuân Thủy, Thanh Xuân (Hà Nội) chúng ta không khó để tìm mua loại mỹ phẩm này với giá dao động từ 15.000 – 30.000 đồng/thỏi, mỗi thỏi khoảng 10 – 15g, kích thước 6 x 1 x 1 (cm), một người nếu dùng thường xuyên cũng phải vài tháng mới hết.
Những thỏi phấn này rất giống phấn viết bảng, phấn tô màu của học sinh tiểu học nhưng có mùi hắc và khó chịu hơn nhiều. Khi được hỏi về xuất xứ của loại phấn này, đa số người bán hàng đều khẳng định chắc nịch “hàng Hàn Quốc, hàng Thái xịn”.
Tuy nhiên, PV phát hiện trên bao bì không hề có dòng chữ ghi nguồn gốc xuất xứ như người bán hàng tiếp thị, cũng chẳng hề có lấy một dòng chữ tiếng Việt hay tiếng Anh nào, đóng gói thì cẩu thả như hàng gia công.
Video đang HOT
Chỉ quệt nhẹ, viên phấn bở ra những hạt bụi li ti mùi hắc nồng rất khó chịu, cộng thêm giá thành “rẻ như cho” của sản phẩm đã tố cáo ngược lại người bán hàng!
Theo lời “hướng dẫn sử dụng” miệng của những người bán thì khách nên mua 4, 5 thỏi phấn các màu khác nhau pha trộn để có được màu tóc ưng ý nhất, việc tự nhuộm tóc rất dễ, chỉ cần làm ẩm tóc, cầm viên phấn theo chiều ngang chà sát lên phần đuôi tóc cho đến khi ra được màu ưng ý rồi dùng lược chải tóc để gạt bỏ cặn phấn thừa, để một lúc cho khô là đã có bộ tóc nhuộm ưng ý. Tuy nhiên, sử dụng loại phấn này màu dính đầy tay và rất khó rửa.
Khi dùng phấn chà xát, màu nhuộm theo nước chảy ra, bám lên thân tóc còn bụi phấn thì theo không khí bay khắp nơi như khói, khi hít phải sẽ gây cảm giác ngạt mũi, tức ngực. Phải chăng các loại phấn này thực chất chỉ là phẩm màu, phấn vẽ mỹ thuật có xuất xứ từ Trung Quốc? Bởi N.A – một ca sĩ từng đi biểu diễn nhiều nước khẳng định rằng: “Một thỏi phấn nhuộm tóc ở Hàn Quốc xịn có giá hơn 500.000 đồng, chưa kể mấy loại của Mỹ thì còn đắt hơn, muốn đẹp thì nên đầu tư, đừng dại dùng cái cục sáp màu mỹ thuật kia để đầu độc mình”.
Chất cực độc bán giá… siêu rẻ
Theo BS. Hoàng Hải Vân (Viện Da liễu Quốc gia), loại “phấn nhuộm tóc” trôi nổi trên thị trường hiện nay được cho là một thứ phẩm màu tổng hợp có chứa chất cadmi và gum arabic là những chất cực độc, khi ngấm vào cơ thể lâu ngày sẽ tích tụ chủ yếu ở thận, có thời gian bán phân hủy sinh học từ 10 – 30 năm.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, cadmi trong phẩm màu là chất gây ung thư đường hô hấp. Khi bị nhiễm độc cadmi, tùy theo mức độ có thể biểu hiện ở các mức khác nhau, nhẹ thì gây ngứa, bong tróc, mạnh hơn có thể dị ứng, lở loét, thậm chí gây chết người và ảnh hưởng sâu vào cơ thể đến vài chục năm sau như ung thư phổi, thủng vách ngăn mũi, tổn thương thận, ảnh hưởng tới nội tiết, máu và tim mạch… Nếu sử dụng sản phẩm phấn màu nhuộm tóc này thường xuyên, trước mắt sẽ gây hỏng tóc, khô xơ, gãy tóc, lâu dài sẽ nguy hiểm cho sức khỏe.
BS. Quách Minh Phong – Trung tâm Điều trị bệnh hô hấp Phổi Việt còn cảnh báo: Cadmi là chất được dùng để sản xuất pin, mạ kim loại. Do là chất bám dính nên nhiều nhà sản xuất đã sử dụng trong thuốc nhuộm tóc. Đây là một hóa chất cực độc, gây nhiều tác hại đến phổi, hệ tiêu hóa, thần kinh, tim, thận. Loại phấn bột này khi chải tóc, bụi phấn rớt xuống, nếu hít phải với nồng độ cao, từ 4 – 20 giờ sau, triệu chứng đầu tiên là đau thắt ngực, khó thở, tím tái do thiếu ôxy, lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng suy tim, ung thư phổi.
Theo TS.BS. Lê Ngọc Diệp – Trưởng phòng khám Da liễu cơ sở 2, ĐH Y Dược TPHCM thì ngoài những chất độc trên thì các sản phẩm nhuộm tóc muốn có màu sắc bắt mắt thì trong thành phần đều phải chứa chất tạo màu azoic, axit citric, gum arbic, tartric, hàn the, glycol, cồn… Do chỉ là màu nhuộm tạm thời nên khi ra mồ hôi hay gội đầu, các hóa chất càng dễ bám và ngấm sâu vào cơ thể qua da đầu nhạy cảm. Theo những nghiên cứu của Cơ quan kiểm soát Thực phẩm – Dược phẩm Mỹ, các chất này không chỉ làm khô tóc, rụng tóc mà còn gây ngứa, dị ứng, nhức đầu, ù tai, ung thư…
Vì vậy, các chuyên gia y tế và thẩm mỹ khuyến cáo mỗi người tiêu dùng hãy là một người mua thông thái biết đặt sức khỏe của chính mình lên hàng đầu, chỉ chọn mua những sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và đã được các cơ quan chức năng kiểm định, dứt khoát không dùng nếu còn có bất cứ nghi ngờ nào về chất lượng sản phẩm.
Theo Trần Trung Việt – Nguyễn Thái Hòa
Sức khoẻ & Đời sống
Mẹo đơn giản chống ngộ độc sứa biển
Thời gian gần đây, ngư dân các vùng ven biển như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, và một số tỉnh miền Trung đang vào mùa thu hoạch sứa biển, sứa biển được coi là nguồn lợi thủy sản có giá trị để xuất khẩu và là món ăn ưa thích trong những ngày hè nóng nực. Tuy nhiên sứa biển nếu không chế biến đúng cách sẽ gây độc cho người sử dụng.
Sứa là động vật không có xương sống, sống ở biển hay những nơi nước mặn. Sứa còn sống chứa nhiều độc tố và khi chạm phải, con người sẽ bị dị ứng.
Độc tố của sứa biển, thường tập trung ở các xúc tu, chúng sử dụng các tế bào châm được gọi là nematocyst. Các tế bào này đều rất nhỏ và có độc. Một số loài sứa có đến hàng triệu nematocyst trong xúc tu, được sử dụng khi sứa bắt mồi và tự bảo vệ.
Khi bị sứa cắn, các độc tố này sẽ ngấm qua da người xâm nhập vào cơ thể, nếu nhẹ, nạn nhân chỉ có phản ứng ngoài da, tại chỗ nổi rát, mẩn đỏ và ngứa nhiều. Toàn thân chỉ cảm thấy khó chịu, không nên quá lo lắng.
Ở thể nặng có thể gây đau đầu, tức ngực, tím tái, vã mồ hôi, khó thở, buồn nôn, nôn khan, đau bụng và tiêu lỏng nhiều lần, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt...
Ở thể tối cấp, tai biến xảy ra tức thì sau khi độc tố của sứa biển xâm nhập vào máu nạn nhân. Nạn nhân nôn nao, nhức đầu, tức ngực, tím tái, vã mồ hôi, khó thở nhanh, buồn nôn, nôn khan, đau bụng và tiêu lỏng nhiều lần, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt. Nạn nhân đi vào trạng thái lơ mơ, nhiều khi co giật, có thể hôn mê cần đưa ngay vào bệnh viện để chông sốc phản vệ.
Ở thể cấp hay bán cấp, sau chừng 15 phút chạm phải sứa, nạn nhân ngứa ở bàn tay, bàn chân, trên da nổi ban đỏ từng vùng, nổi mày đay toàn thân, phù quineke ở mắt, môi, mặt, thanh quản nên ngạt thở, mạch nhanh, yếu. Tim đập nhanh đều, huyết áp hạ thấp, ho khan, khó thở khò khè. Thanh quản phù gây khó thở. Nạn nhân buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, chảy nước mắt, chảy nước mũi, vã mồ hôi. Đây là biểu hiện sốc phản vệ, cần đưa ngay vào bệnh viện chống sốc.
Sứa biển được người dân sử dụng khá phổ biến để chế biến một số món như gỏi, nộm sứa, lẩu, canh, bún sứa... Để đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng, phòng chống ngộ độc thực phẩm mùa hè do sứa biển, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân không sử dụng sứa biển tươi (chưa qua chế biến) làm thức ăn, làm gỏi ăn sống, đặc biệt không sử dụng sứa (kể cả sứa đã qua chế biến) làm thức ăn cho trẻ em; Chỉ sử dụng sứa biển đã qua chế biến đúng cách. Quá trình chế biến sứa tươi phải được ngâm qua 3 lần trong nước muối và phèn, khi nào thịt sứa sẽ chuyển sang mầu đỏ nhạt hoặc vàng nhạt thì mới đem sử dụng để chế biến làm thức ăn.
Vnmedia
Bé ra nhiều mồ hôi sau đợt ốm Con tôi 12 tháng, cao 79 cm, nặng 9,3 kg. Bé vừa trải qua đợt sốt siêu vi. Sau khi hết bệnh, bé ra mồ hôi đầu rất nhiều, tay chân thì lạnh, đặc biệt là chân. Bé ăn ngày 3 bữa cháo và 3 bữa sữa. Tuy nhiên, từ sau khi hết sốt đến giờ khoảng 3-4 ngày, bé chỉ ăn chứ...