Nhuộm tóc bằng thuốc “xịn”, da đầu nổi đầy mụn nước
Nổi đầy mụn nước, ngứa trên da đầu, trên mặt… là biểu hiện của nhiều người sau khi nhuộm tóc. Vào viện khám mới biết bị dị ứng thuốc nhuộm tóc, nên phải cạo trọc tóc để điều trị. Số người bị dị ứng sau nhuộm tóc là nam giới đang gia tăng đáng kể.
Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch Lâm sàng (BV Bạch Mai) đã khám và điều trị cho anh Q (36 tuổi, ở Hà Nội) bị dị ứng thuốc nhuộm tóc. Do tóc bạc sớm, nên anh Q đã đến hiệu làm tóc gần nhà để nhuộm đen. Cô nhân viên quảng cáo có loại thuốc nhuộm mới rất “xịn”, nhưng nhuộm tóc được nửa ngày thì anh bị đau đầu và ngứa dữ dội. Hôm sau, vùng mặt, da đầu nổi nhiều mụn nước. Nghĩ là bệnh sẽ tự khỏi, nên anh không đi khám. Đến khi mụn nước, ngứa rát lan rộng thì anh mới đến khám tại Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch Lâm sàng và được chẩn đoán bị viêm da tiếp xúc do dị ứng với thuốc nhuộm tóc. Sau gần một tháng điều trị bằng các thuốc kháng viêm, giảm dị ứng, tình trạng mụn ngứa mới giảm, nhưng mái tóc đã bị cạo trọc.
Tại BV Da liễu T.Ư cũng đã điều trị cho nhiều bệnh nhân bị dị ứng do nhuộm tóc. Mới tuổi 40 mà tóc anh L.B.H (huyện Thanh Trì – Hà Nội) đã bạc trắng, bèn đi nhuộm đen. Đầu tiên, da đầu anh nổi đầy các nốt mẩn đỏ, mụn nước… Được khuyên không nên nhuộm tóc, nhưng anh T vẫn nhuộm với loại thuốc “xịn” hơn. Sau đó, anh phải vào viện vì quá ngứa, da đầu chảy nước vàng do nhiễm trùng.
Ng.H.L (Hà Tây) là thanh niên nông thôn, nhưng do muốn giống các thần tượng giải trí xứ Hàn nên đã nhuộm mái tóc đen óng của mình thành màu hạt dẻ. Được chủ cửa hàng giới thiệu loại thuốc nhuộm rẻ, nhưng vẫn đảm bảo lên màu cực “xịn”, bền màu, nên L đồng ý. Nhưng sau đó, da đầu L nổi nhiều mụn nước mọng, ngứa, rất khó chịu. Tự gội đủ các loại dầu gội, chanh, bồ kết… không khỏi, L đã phải ra Viện Da liễu TƯ khám. Khi đó cậu mới biết mình bị dị ứng thuốc nhuộm tóc. L buộc phải cạo trọc đầu để tiện cho việc điều trị.
BS Nguyễn Thành – nguyên trưởng khoa Khám bệnh (BV Da liễu TƯ) cảnh báo, hiện có nhiều ca dị ứng thuốc nhuộm tóc đến từ nhiều vùng nông thôn. Vì ở nông thôn, thanh niên không nhiều điều kiện để chọn loại thuốc nhuộm tốt, nhưng bởi thích có mái tóc thời trang, nên “nhắm mắt” nhuộm tóc bằng sản phẩm rẻ tiền, không có nguồn gốc rõ ràng. Dị ứng sản phẩm nhuộm tóc thường chữa trị khó và lâu hơn so với các mỹ phẩm khác, vì hoá chất ngấm sâu vào chân tóc, không thể làm sạch nhanh. Một số người lớn tuổi bị bạc cả lông mày cũng dùng thuốc nhuộm, khiến bị dị ứng quanh mắt.
BS Thành cảnh báo, khi nhuộm tóc nên dùng các loại thuốc nhuộm có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng đảm bảo thì nguy cơ dị ứng sẽ giảm. Với những người có cơ địa dị ứng thì phải thận trọng khi nhuộm tóc. Trước khi dùng, nên thử bằng cách bôi mỹ phẩm vào vùng da mỏng (như da cánh tay, cổ tay), để trong vài giờ đến một ngày, nếu không có dấu hiệu dị ứng mới nhuộm tóc. Ngay khi có biểu hiện ngứa, nổi mẩn ở da đầu, cần đi khám da liễu để điều trị sớm.
Theo Laodong
"7 năm chăm vợ bệnh, tôi càng thương vợ hơn"
7 năm chị Xuân chiến đấu với bệnh vảy nến cũng là ngần ấy năm anh Thảo một tay lo liệu việc nhà. Nhưng giờ đây, đôi mắt chị Xuân bị mù, anh Thảo chỉ mong có tiền đưa vợ đi tái khám để tìm kiếm tia hi vọng chạy chữa cho người bạn đời.
Ngôi nhà của anh Lê Hoàng Thảo và chị Nguyễn Thị Xuân nằm sâu trong cánh đồng, muốn đi vào phải băng qua con đường bờ ruộng nhỏ hẹp, gồ ghề mà nếu không quen thuộc địa hình, người đến thăm chỉ có thể gửi xe bên ngoài rồi đi bộ vào. Ngôi nhà ấy trước kia là nhà lá, sau đó được chính quyền địa phương hỗ trợ dựng lại bằng tôn.
Video đang HOT
Chị Xuân (36 tuổi) ngồi trên giường, tay không ngừng gãi ngứa, toàn thân da bong tróc, lại thêm cái nóng tỏa xuống từ mái tôn khiến chị càng thêm bức bối. Tuýp thuốc bôi da giúp chị dễ chịu hơn đã hết nhẵn mà chưa mua thêm.
Bệnh vảy nến khiến toàn thân chị Xuân ngứa ngáy, đỏ ửng
Tay chân chị Xuân bong tróc và trở nên yếu ớt
Anh Thảo lui cui trong bếp nấu cơm trưa. Đón bát cơm từ tay chồng, chị Xuân nếm thử miếng cá rồi mỉm cười: "Anh kho cá ngon quá!". Trên đùi chị, anh cẩn thận để chiếc mâm nhỏ để tránh cho thức ăn rơi vãi, vì giờ đây đôi mắt chị không nhìn thấy gì nữa.
Gian nhà nhỏ hẹp, đồ vật cũ kỹ nhưng bài trí rất gọn gàng, tất cả do một tay anh Thảo lo liệu. Anh suy nghĩ rất chu đáo: "Bệnh của Xuân cần phải ở trong môi trường sạch sẽ. Mà nếu có ai đến thấy mọi thứ ngăn nắp, họ cũng không chê Xuân bỏ bê trách nhiệm của người phụ nữ trong gia đình".
Năm đầu tiên, anh chị tìm đến bệnh viện Da liễu, phát hiện bệnh vảy nến và lupus ban đỏ, điều trị mãi không dứt. Quá chán nản nên họ bỏ về. Lúc cơn tuyệt vọng lên đỉnh điểm, anh đốt hết xấp hồ sơ khám bệnh dày cộp của chị, bởi vì để lại thì chật nhà mà bệnh có hết được đâu!
Thế nhưng, hễ nghe ở đâu có thuốc hay, thầy giỏi, anh Thảo lại đưa vợ đến, để rồi lại chuốc lấy nỗi thất vọng não nề. Gần đây nhất, người quen giới thiệu một bác sĩ da liễu giỏi, anh chị tìm đến rồi "nướng" cho ông ta hơn 60 triệu đồng, nợ chưa trả hết mà bệnh tình lại xấu đi, anh chị mới ngờ ngợ là đã gặp phải "lang băm". Điều tồi tệ nhất là đôi mắt chị Xuân mờ dần và hiện nay đã mù.
Cùng lúc, chị Xuân mắc 2 căn bệnh khó chữa là lupus ban đỏ và vảy nến
Đã 7 năm nay, anh Thảo vừa là chồng vừa là vợ, vừa là cha vừa là mẹ, quán xuyến tất cả việc nhà và chăm sóc con trai
Anh Thảo lo lắng: "Giờ tôi hi vọng có điều kiện đưa Xuân trở lại bệnh viện Da liễu và bệnh viện Mắt để khám bệnh xem sao, xem có cứu được đôi mắt cho cô ấy không. Tôi cũng mong làm được tấm la-phông để nhà đỡ nóng, Xuân sẽ dễ chịu đôi chút".
Với căn bệnh này, việc tắm rửa đối với chị Xuân cũng nhiều rắc rối vì chị bị ngứa khi dùng nước giếng. Anh Thảo phải hứng nước mưa để dành cho vợ tắm, nếu không, phải đưa chị Xuân đi tắm nhờ ở nhà người quen gần đường cái mới có nước máy. Ngày chị Xuân còn sáng mắt thì chị tự đi được, nhưng giờ đây mọi gánh nặng chất hết lên vai chồng.
Mỗi ngày, anh Thảo dậy sớm nấu cơm rồi đi làm. Là nhân viên của một công ty tư nhân về ngành điện, việc của anh Thảo là kéo dây hay đào lỗ chôn cột điện, với mức lương 3 triệu đồng/tháng. Tối về, anh lại giặt giũ, quét dọn... Không ít lần, anh Thảo phải nghe những lời xúi bẩy đi tìm hạnh phúc mới nhưng anh đã bỏ ngoài tai, quyết tâm chăm sóc chị Xuân.
Ngôi nhà của anh Thảo, chị Xuân nằm sâu trong đồng ruộng
Tấm lòng của anh Thảo dành cho người vợ bệnh tật khiến những người xung quanh cảm phục. Ông Phan Văn Cẩn, trưởng ấp 2A, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh cho biết: "Gia đình anh Thảo, chị Xuân là hộ khó khăn đặc biệt tại địa phương, có mã số hộ nghèo. Chị Xuân bị bệnh nhiều năm rồi, anh Thảo làm công nhân một mình nuôi cả gia đình và chạy chữa cho vợ nên chật vật lắm. Thông qua chương trình, tôi hi vọng các nhà hảo tâm giúp đỡ chị Xuân có điều kiện chữa bệnh, cũng như giúp anh Thảo vượt qua giai đoạn khó khăn này".
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1246 : Anh Lê Hoàng Thảo: số B5/8A tổ 5, ấp 2A, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TPHCM. Điện thoại: 0909 016 175. 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh bến xe Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Hồng Nhung
Theo Dantri
Bi hài chuyện bác sĩ nữ khám 'của quý' Thấy vị bác sĩ nữ, nam thanh niên mặt đỏ tía tai, bảo cởi quần ra để khám mà anh chàng cứ loay hoay, mãi không dám cởi. Khi cởi xong, hai tay anh cứ giữ khư khư, nắm chặt "của quý". Một buổi sáng tại BV Việt Đức, dãy ghế trước cửa phòng khám Nam khoa có 5 người đàn ông ngồi...