Nhược điểm vaccine COVID-19 của Nga và Trung Quốc
Một số chuyên gia y tế phương Tây cho biết vaccine COVID-19 được phát triển bởi Nga và Trung Quốc tồn tại nhiều sai sót.
Cụ thể, vaccine của công ty dược phẩm Trung Quốc CanSino Biologics, là một dạng sửa đổi của virus adeno loại 5 (Ad5). CanSino Biologics hiện đang đàm phán hiện đang đàm phán với một số quốc gia để tiến hành tiêm chủng trước khi hoàn thành các thử nghiệm quy mô lớn.
Trong khi đó, vaccine Sputnik V do Viện Gamaleya của Nga phát triển, được phê duyệt vào đầu tháng này cũng dựa trên Ad5 và virus adeno loại 2 ít phổ biến hơn.
Anna Durbin, một nhà nghiên cứu vaccine tại Đại học Johns Hopkins cho biết: “Ad5 làm tôi lo ngại vì rất nhiều người có khả năng miễn dịch với virus này. Tôi không chắc chiến lược của họ là gì, có lẽ nó sẽ không đạt được 70% hiệu quả mà có thể dừng lại ở 40%”.
Vaccine được coi là biện pháp hữu hiệu để chấm dứt đại dịch COVID-19, vốn đã cướp đi sinh mạng của hơn 845.000 người trên toàn thế giới. Viện Gamaleya của NGa cho biết phương pháp tiếp cận hai loại virus của họ sẽ giải quyết các vấn đề về miễn dịch Ad5.
Video đang HOT
Cả hai nhà phát triển của Nga và Trung Quốc đều có nhiều năm kinh nghiệm và đã điều chế vaccine Ebola dựa trên virus Ad5.
Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm với vaccine dựa trên Ad5 chống lại nhiều loại bệnh nhiễm trùng trong nhiều thập kỷ, nhưng không có loại nào được sử dụng rộng rãi. Họ sử dụng virus vô hại làm “vật trung gian” để chuyển gen từ virus cần tiêu diệt vào tế bào người, thúc đẩy phản ứng miễn dịch để chống lại virus thực sự.
Nhưng nhiều người đã có sẵn kháng thể chống lại Ad5, điều này có thể khiến hệ thống miễn dịch không tấn công virus SARS-CoV-2, khiến vaccine có thể trở nên vô dụng.
Một số nhà nghiên cứu đã chọn các virus hoặc các cơ chế khác để điều chế vaccine chống COVID-19. Đại học Oxford và AstraZeneca sử dụng virus adeno trên loài tinh tinh thay vì con người. Trong khi đó công ty Johnson & Johnson sử dụng Ad26, một chủng virus tương đối hiếm.
Tiến sĩ Zhou Xing, từ Đại học McMaster của Canada, đã làm việc với CanSino để điều chế vaccine dựa vào Ad5 cho bệnh lao.
“Vaccine của Đại học Oxford có lợi thế hơn hẳn so với vaccine của CanSino”, tiến sĩ Xing nhận định.
Tiến sĩ Hildegund Ertl, giám đốc Trung tâm vaccine Viện Wistar (Mỹ) cho biết: “Tôi nghĩ rằng vaccine sẽ chỉ có hiệu quả ở những người không có kháng thể với Ad5, nhưng con số này sẽ rất ít”.
Các chuyên gia cho biết, khoảng 40% dân số ở Mỹ và Trung Quốc có lượng kháng thể cao do từng tiếp xúc với Ad5 trước đó. Ở châu Phi, con số này có thể lên tới 80%.
Nga chuẩn bị cấp phép vaccine Covid-19 thứ hai
Chính phủ Nga lên kế hoạch phê duyệt vaccine thứ hai ngừa nCoV vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10.
Vaccine mới có tên gọi "EpiVacCorona". Phát biểu trong một cuộc họp trực tuyến ngày 26/8, Phó Thủ tướng Nga Tatiana Golikova cho biết vaccine do Viện Virus học Vector ở Siberia phát triển. Các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn đầu sẽ hoàn thành vào cuối tháng 9.
"Đến nay, không có biến chứng xảy ra ở những tình nguyện viên tiêm chủng giai đoạn đầu và giai đoạn hai", bà nói.
Lần thử nghiệm đầu tiên đối với EpiVacCorona được thực hiện trên 57 tình nguyện viên, trong khi 43 người khác dùng giả dược. Theo báo cáo của Cơ quan Giám sát Liên bang về Bảo vệ Quyền lợi Người tiêu dùng và Sức khỏe Con người, vaccine tạo phản ứng miễn dịch sau hai mũi tiêm, cách nhau từ 14 đến 21 ngày.
Đầu tháng này, Nga trở thành quốc gia đầu tiên cấp phép chính thức vaccine Covid-19 sau chưa đầy hai tháng thử nghiệm trên người. Vaccine "Sputnik V" được cho là đủ an toàn và hiệu quả để chủng ngừa đại trà.
Vaccine Sputnik V được thử nghiệm tại Viện Gamaleya, Moskva, ngày 6/8. Ảnh: R euters
Cũng trong ngày 26/8, Quỹ đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF), cho biết giai đoạn cuối của nghiên cứu lâm sàng Sputnik V, gọi là thử nghiệm hậu phê duyệt, đã bắt đầu. Khoảng 40.000 người sẽ tham gia cuộc "đại tiêm chủng" này. Các thử nghiệm tương tự cũng được tiến hành ở 5 quốc gia khác.
Đến nay, toàn thế giới có hơn 135 loại vaccine đang được phát triển, trong đó 8 "ứng viên" đã tiến đến giai đoạn thử nghiệm cuối cùng. Các sản phẩm thuộc về Anh, Mỹ, Trung Quốc và Đức. Hai loại vaccine đã được cấp phép sử dụng đại trà và khẩn cấp là Sputnik V của Nga và Ad5 của Trung Quốc.
Trên thực tế, dù các loại vaccine an toàn và hiệu quả được phê duyệt trong thời gian tới, khâu sản xuất và phân phối vẫn còn là thách thức lớn. Quá trình này có thể mất tới vài năm do nguồn cung ban đầu hạn chế.
Hầu hết các nhà lãnh đạo thế giới tuyên bố vaccine ngừa nCoV sẽ được phân phối một cách công bằng khi hoàn thiện. Chương trình tiếp cận vaccine Covid-19 toàn cầu (COVAX), do WHO đứng đầu, đặt mục tiêu phân phối hai tỷ liều tiêm vào cuối năm 2021, đảm bảo ngay cả các nước nghèo cũng được tiếp cận sản phẩm.
Nga nói phương Tây học theo cách tiếp cận về vaccine Covid-19 Quan chức Nga nói rằng bình luận của giám đốc FDA và động thái của Anh cho thấy phương Tây đã chấp nhận rằng Nga đúng đắn khi phê duyệt vaccine sớm. Đầu tháng này, Nga trở thành quốc gia đầu tiên cấp phép vaccine Covid-19 sau chưa đầy hai tháng thử nghiệm trên người, khiến một số chuyên gia phương Tây lo...