Những yếu tố khiến trẻ kém thông minh ngay từ trong bụng mẹ
Tăng cân ở mẹ bầu, ô nhiễm môi trường, tâm trạng của mẹ, tuổi tác của bố mẹ lúc sinh con… là những yếu tố ảnh hưởng đến trí não của trẻ ngay từ trong bụng mẹ.
Mẹ tăng cân quá nhiều/ quá ít
Việc tăng cân quá nhiều của mẹ bầu sẽ khiến cho bé quá to và dễ gặp khó khăn trong quá trình sinh để. Điều này làm gia tăng nguy cơ ảnh hưởng đến não của bé. Nếu mẹ bầu tăng cân quá ít sẽ khiến cho não và vòng đầu của bé nhỏ, trẻ dễ bị thấp IQ.
Theo các bác sỹ sản khoa thì trọng lượng tăng lý tưởng cho mẹ bầu là khoảng 12-18kg. Mẹ bầu nên bổ sung nhiều chất dinh dưỡng và các axit béo cần thiết trong quá trình mang thai. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra nồng độ axit béo omega-3 docosahexaenoic acid (DHA) trong máu cao, sẽ giúp trẻ sơ sinh có khả năng phát triển trí não tốt hơn.
Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến trí não trẻ
Video đang HOT
Ít người biết rằng việc ô nhiễm môi trường sống đang khiến trẻ bị ảnh hưởng ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Trẻ em tiếp xúc với ô nhiễm giao thông khi mẹ mang bầu hoặc trong năm đầu chào đời có nguy cơ cao mắc bệnh tự kỷ. Trẻ tự kỷ có khả năng đã tiếp xúc nhiều hơn 2-3 lầnvới khói xe, khói bụi , và những ô nhiễm không khí khác trong những ngày đầu đời so với những đứa trẻ khác.
Sinh sớm ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ
Theo các nhà khoa học thì việc sinh sớm ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển não bộc ủa trẻ. Có bằng chứng cho thấy trẻ được sinh ra ở tuần thứ 37 và 38 khả năng đọc thấp hơn những trẻ sinh ở tuần thứ 39, 40. Ngoài ra khả năng tính toán của những trẻ sinh sớm cũng thấp hơn hẳn so với những bé sinh đủ ngày.
Một chuyên gia nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sinh đủ tuần: “Bạn cần đặc biệt ghi nhớ rằng một đứa trẻ được sinh ra lúc 36 tuần, 6 ngày có kích thước não chỉ bằng hai phần ba của một trẻ được sinh ra đủ ngày tháng. Khi bạn sinh sớm, chắc chắn việc này sẽ làm giảm sự phát triển não bộ cho bé, dù ít dù nhiều.”
Mẹ bầu thiếu ánh nắng mặt trời khiến hệ thần kinh trẻ bị ảnh hưởng
Việc tổng hợp can xi nhờ ánh nắng mặt trời rất quan trọng cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu của Đại học Quốc gia Australia còn phát hiện ra tầm quan trọng của ánh nắng mặt trời với hệ thống thần kinh trung ương của trẻ. Theo đó nếu trong 3 tháng đầu thai kỳ mẹ không tiếp xúc đủ lâu với ánh nắng mặt trời, bé sẽ bị nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng cao hơn. Vitamin D trong ánh nắng mặt trời rất quan trọng cho sự phát triển hệ thống thần kinh trung ương của thai nhi.
Mẹ bầu căng thẳng ảnh hưởng đến não trẻ sơ sinh
Tâm trạng của mẹ bầu ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ do trẻ rất nhạy cảm với mọi trạng thái tinh thần của mẹ. Việc mẹ bầu căng thẳng trong thời gian mang thai làm gia tăng nguy cơ bị tổn thương não bẩm sinh ở thai nhi. Thần kinh của trẻ bị ảnh hưởng nếu mẹ gặp những cú sốc trong thai kỳ. Bé thậm chí có thể bị tâm thần phân liệt do những tổn thương trong thai kỳ.
Tuổi của cha mẹ ảnh hưởng đến chỉ số thông minh của trẻ
Nghiên cứu của một trường đại học ở Queensland, Úc đã cho thấy nếu bố có độ tuổi từ 40 trở lên sẽ khiến cho bé có nguy cơ cao hơn bị mắc các bệnh như tâm thần phân liệt, tự kỷ và hội chứng gây ra những bất thường trên khuôn mặt và hộp sọ. Họ cũng phát hiện ra rằng những bé có bố lớn tuổi đạt điểm thấp hơn trong các bài kiểm tra trí thông minh trên tiêu chí sự tập trung, trí nhớ, khả năng lý luận và kỹ năng đọc.
Trong một nghiên cứu về bệnh tự kỷ, các chuyên gia cũng kết luận rằng độ tuổi của mẹ góp phần không nhỏ gây ra căn bệnh này cho trẻ. Nghiên cứu cho thấy rằng cứ mỗi khi tuổi mẹ tăng thêm năm tuổi, nguy cơ đứa trẻ mắc chứng tự kỷ tăng mười tám phần trăm.
Theo Phununews