Những yếu tố cốt lõi trong Liên Minh Huyền Thoại
Như đã biết, Liên Minh Huyền Thoại là tựa game MOBA đang có lượng người chơi đông đảo nhất tại nước ta. Tuy nhiên, nó là trò chơi không hề đơn giản để tiếp cận với những người mới trong thời gian ngắn? Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn phần nào hiểu hơn về sản phẩm này.
Cấm và Chọn
Đây là giai đoạn có khả năng định đoạt sớm kết cục trận đấu theo ý kiến của nhiều cao thủ. Không có khái niệm bỏ qua lượt cấm hay chọn trong bất cứ trận đấu nào, chúng ta luôn phải suy nghĩ rất nhiều về đội hình sẽ lựa chọn hay những tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
Dưới đây là những trường hợp bạn cần dành sự quan tâm đặc biệt trong giai đoạn Cấm:
- Nếu đội bạn không có được lượt lựa chọn đầu tiên, hãy cấm những vị tướng quá mạnh ở phiên bản đó (Kassadin ở giai đoạn sau chung kết thế giới hay Twisted Fate khi chưa bị giảm sức mạnh là một ví dụ).
- Một lượt cấm dành cho những người có khả năng chơi cực kỳ xuất sắc một vị tướng nào đấy (Anivia của Froggen, Nami/Thresh của Poohmandu).
- Cấm những vị tướng phù hợp với đội hình mà bạn không muốn đối đầu hoặc không thể đối phó (Cấm Nidalee/Caitlyn để tránh lối chơi cấu máu từ xa của đối phương).
- Dành toàn bộ lượt cấm cho đối thủ mà bạn cảm thấy có vốn tướng hạn chế (Scarra và Reginald ở mùa ba có số lượng tướng chơi được quá ít ỏi, điều đó khiến họ gặp khó khăn khi bị cấm hết tướng tủ).
Video đang HOT
- Hạn chế lựa chọn của đối thủ để khiến họ lựa chọn những vị tướng theo ý mình, qua đó lên kế hoạch khắc chế.
Một điều quan trọng không kém trong giai đoạn Cấm và Chọn là không nên để lộ chiến thuật quá sớm. Ở OGN, có thể thấy các đội thường có xu hướng lựa chọn một vị tướng đi rừng theo thiên hướng tấn công ở những lượt đầu tiên. Bên cạnh việc đảm bảo giai đoạn đầu game vốn phụ thuộc khá nhiều vào người đi rừng thì điều này còn giúp các đội giấu bài tốt hơn, tránh bị đối phương chọn đội hình khắc chế hoàn toàn.
Để hạn chế việc bị đối phương đoán được ý đồ chiến thuật, bạn có thể tập trung cả 3 lượt cấm cho vị trí đường giữa rồi chọn tiếp một vị tướng đi giữa nữa nhằm khống chế lựa chọn của đối phương. Còn nếu bạn tự tin ở bản thân thì chỉ cần chọn vị tướng bạn muốn đánh và sẵn sàng cho mọi đối thủ.
Đội hình
Các đồng đội của bạn đang tập trung ở khu vực đường giữa. Với việc kiểm soát tầm nhìn tốt, bạn thấy Caitlyn bên phía đối phương đang đi qua rừng để về với đội. Rất nhanh chóng, bạn nhảy vào tiêu diệt xạ thủ đơn độc mà không gặp quá nhiều khó khăn rồi tiếp tục nhảy ra để cùng đồng đội ăn trụ đầu tiên. Chúc mừng Kha’zix, bạn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ!
Một đội hình chuẩn thường bao gồm sát thủ (LeBlanc, Zed, Kha’Zix), những vị tướng có kỹ năng khống chế từ xa (Thresh, Blitzcrank, Vi), và/hoặc những vị tướng có khả năng tăng tốc (Lulu, Sivir). Sau khi tổ chức bắt lẻ thành công, đội hình này sẽ tập trung ép các mục tiêu lớn như trong ví dụ ở trên. Với việc loại bỏ xạ thủ đối phương ra khỏi vòng chiến mà không tốn quá nhiều công sức, Kha’Zix và đồng đội dễ dàng ăn được trụ giữa hoặc thậm chí là ép giao tranh 4v5.
Mấu chốt thành công của đội hình này nằm ở việc kiểm soát tầm nhìn. Nếu không thể làm tốt điều đó thì việc có được những lựa chọn mang tính gắn kết sẽ không còn ý nghĩa. Đối phương mặt khác cũng có thể làm điều tương tự: bắt lẻ một thành viên, ăn mục tiêu lớn và lăn quả cầu tuyết đến khi kết thúc trận đấu.
Lựa chọn và tận dụng ưu thế của đội hình
Không phải lúc nào bạn cũng học theo đội hình của các đội tuyển chuyên nghiệp. Một đội hình chỉ phát huy được tối đa sức mạnh nếu bạn biết tận dụng tiềm năng của nó. Chính vì vậy hiểu rõ giai đoạn cấm và chọn mới là điều quan trọng nhất.
Một ví dụ kinh điển là cách sử dụng Shen trong các trận đấu: &”Chúng ta sẽ chơi chiến thuật Tàu ngầm, mở giao tranh một cách bất ngờ sau khi Shen Nhất Thống lên Twitch và áp sát đối phương” hoặc &”Chúng ta sẽ chơi phòng thủ, để Shen đẩy lẻ và chỉ bay về mỗi khi đối phương tấn công”. Cả hai về cơ bản đều rất chính xác nhưng đừng bao giờ để chiến thuật của bạn bị bó hẹp với những suy nghĩ đó.
Nếu bạn chơi chiến thuật tập trung lấy trụ sớm và đối phương chỉ dám đứng sau trụ chống cự yếu ớt thì bạn đã thành công. Ở chiều hướng ngược lại, nếu đối phương biết đội của bạn không cắm mắt ở bên hông thì họ hoàn toàn có thể chơi tổ chức đánh úp và đánh bay lợi thế của bạn.
Đối với trường hợp bạn biết rằng đội hình của mình lợi thế hơn đối phương mặc dù giai đoạn cấm/chọn chưa kết thúc và bạn hoàn toàn có thể có những lựa chọn khác đi so với thông thường. Điều đó giúp đội hình của bạn trở nên đa dạng và khó đoán hơn rất nhiều. Sivir là một lựa chọn đa năng như vậy, chiêu cuối của cô nàng xạ thủ này giúp đồng đội ép giao tranh, di chuyển nhanh chóng và bỏ trốn cũng rất hiệu quả.
Tóm lại, để có khả năng thi đấu chuyên nghiệp bạn nên chuẩn bị kỹ từ đội hình. Hãy bắt đầu luyện tập với một đội hình duy nhất, rồi sau đó tiếp tục phát triển thêm các chiến thuật mới để thi đấu ở một đẳng cấp cao hơn.
Trang chủ: http://lienminh.garena.vn/
Theo VNE
'Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH-CĐ 2014' có sai sót nghiêm trọng
Nhiều trường phản ánh về cuốn "Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH-CĐ 2014" do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành có nhiều thông tin sai sót nghiêm trọng.
Ngày 21/3, PGS.TS Hồ Thanh Phong, Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc Gia TP.HCM) có văn bản cho biết thông tin về trường được đăng trong cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2014 do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành không chính xác.
Cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2014 do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành
Cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2014 ghi: Trường ĐH Quốc tế - ĐH Quốc gia TP.HCM (Mã tuyển sinh QSQ) không tổ chức thi. Theo PGS.TS Hồ Thanh Phong, đó là thông tin không chính xác vì Trường ĐH Quốc tế năm nay vẫn tổ chức thi theo kỳ thi 3 chung. PGS.TS Phong lưu ý các thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2014 cần theo dõi thông tin trên website của trường để ghi thông tin chính xác trong quá trình làm hồ sơ và dự thi kỳ thi.
T.S Trần Đình Lý, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, cũng cho biết cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2014 thiếu ngành mới của Trường ĐH Nông lâm TP HCM là ngành khoa học môi trường (mã ngành D440301), thi khối A,B, tuyển 80 chỉ tiêu. Do đó, thí sinh cần lưu ý theo dõi thông tin chính thức trên website của trường.
Ngoài ra, ngành kỹ thuật vật liệu của Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP HCM) chỉ tuyển khối A nhưng cuốn này lại ghi có thêm khối A1.
Đặc biệt nhiều ngành học của các trường ĐH có trong danh sách bị dừng tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2014 nhưng vẫn được thông tin trong cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2014 như ngành hải dương học (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên), công nghệ may (Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM), kế toán (Trường ĐH Tài chính-Marketing)...
Chiều ngày 21/3, Th.S Trương Tiến Sĩ, Phó Trưởng Phòng Đào tạo, Trường ĐH Ngân hàng TP HCM cũng cho biết, thông tin về Trường ĐH Ngân hàng TP HCM được công bố trong cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2014 có một số nội dung chưa chính xác. Cụ thể: Cuốn sách thông tin tổng chỉ tiêu tuyển sinh các ngành ĐH (bao gồm cả liên thông) của Trường ĐH Ngân hàng TP HCM là 2.750, trong đó, chỉ tiêu dành do liên thông ĐH là 100. Theo Th.S Trương Tiến Sĩ đây là thông tin sai. Thông tin chính thức là tổng chỉ tiêu tuyển sinh các ngành đào tạo ĐH (bao gồm liên thông) là 2.850, trong đó, chỉ tiêu dành cho liên thông ĐH là 200.
Ngoài ra, cuốn sách còn thông tin điểm trúng tuyển chung cho tất cả các ngành theo khối đăng ký dự thi (trừ ngành ngôn ngữ Anh xét tuyển theo điểm chuẩn riêng). Thông tin này còn sót vì thông tin chính thức của trường là điểm trúng tuyển chung cho tất cả các ngành theo khối đăng ký dự thi (trừ ngành luật kinh tế và ngôn ngữ anh xét tuyển theo điểm chuẩn riêng). Trường ĐH Ngân hàng TP HCM đã có văn bản đính chính thông tin trên website của trường để thí sinh và phụ huynh được rõ.
Theo TNO
Cuốn 'Những điều cần biết về tuyển sinh' phát hành hôm nay Trưa nay (17/3), cuốn "Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2014" đã có mặt tại một số hiệu sách của Hà Nội. Ngày 17/3, cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2014 của NXB Giáo dục Việt Nam đã chính thức phát hành và sẽ bày bán...