Những yếu nhân được cảnh vệ bảo vệ?
Theo quy định tại Dự thảo Luật Cảnh vệ đang được Bộ Công an lấy ý kiến nhân dân, những “yếu nhân” được cảnh vệ bảo vệ gồm người giữ chức vụ, chức danh cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Những “yếu nhân” được cảnh vệ
Bao gồm: Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội; Thủ tướng Chính phủ; Nguyên Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Chủ tịch Quốc hội, nguyên Thủ tướng Chính phủ; Uỷ viên Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Bên cạnh đó, có khách quốc tế đến thăm và làm việc tại Việt Nam, bao gồm: Người đứng đầu Nhà nước, cơ quan lập pháp, Chính phủ; Cấp phó của người đứng đầu Nhà nước, cơ quan lập pháp, Chính phủ; Khách mời của Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.
Lực lượng cảnh vệ còn phải thực thi nhiệm vụ tại các khu vực trọng yếu bao gồm: Khu vực làm việc của Trung ương Đảng; Khu vực làm việc của Chủ tịch nước; Khu vực làm việc của Quốc hội; Khu vực làm việc của Chính phủ; Cụm di tích lịch sử văn hóa Ba Đình. Giới hạn các khu vực trọng yếu quy định tại khoản này do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
Ngoài việc bảo vệ những yếu nhân, lực lượng cảnh vệ phải thực thi nhiệm vụ tại các khu vực trọng yếu. Ảnh minh họa.
Đối với các sự kiện đặc biệt quan trọng, gồm: Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng; Hội nghị của Ban chấp hành Trung ương Đảng; Kỳ họp của Quốc hội; Phiên họp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ; Hội nghị trong nước, quốc tế; các lễ hội do Trung ương Đảng, Nhà nước tổ chức; Đại hội đại biểu toàn quốc do các tổ chức chính trị xã hội ở Trung ương tổ chức; Diễu binh, duyệt binh cấp quốc gia; diễn tập tác chiến, chiến lược, tác chiến phòng thủ quốc gia.
Căn cứ vào yêu cầu chính trị, an ninh trong từng giai đoạn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh hoặc bổ sung đối tượng cảnh vệ và biện pháp cảnh vệ đối với các đối tượng quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.
Video đang HOT
Lực lượng Cảnh vệ lấy từ đâu?
Theo quy định tại Dự thảo Luật Cảnh vệ, lực lượng Cảnh vệ bao gồm: Lực lượng Cảnh vệ Công an nhân dân; Lực lượng Cảnh vệ Quân đội nhân dân. Tổ chức của lực lượng Cảnh vệ do Chính phủ quy định.
Dự thảo Luật Cảnh vệ cũng quy định rõ điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn người vào lực lượng Cảnh vệ gồm: Công dân Việt Nam có đủ điều kiện về phẩm chất chính trị, đạo đức, học vấn, sức khoẻ và trong độ tuổi quy định, nếu tự nguyện thì có thể được tuyển chọn để đào tạo phục vụ lâu dài trong lực lượng Cảnh vệ.
Quy định tiêu chuẩn tuyển chọn người vào lực lượng Cảnh vệ Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Theo dự thảo Luật Cảnh vệ, lực lượng Cảnh vệ Công an nhân dân có các nhiệm vụ sau đây: Chủ động thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình liên quan đến việc bảo đảm an ninh, an toàn đối với đối tượng cảnh vệ; Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các đối tượng cảnh vệ trong mọi tình huống; Hướng dẫn các lực lượng liên quan thực hiện công tác cảnh vệ; Tham mưu, đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, tổ chức thực hiện pháp luật về cảnh vệ; tổ chức lực lượng phối hợp, hiệp đồng triển khai phương án, kế hoạch bảo vệ; Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác cảnh vệ; Thực hiện hợp tác quốc tế về công tác cảnh vệ.
Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh vệ Quân đội nhân dân là bảo đảm tuyệt đối an toàn trong mọi tình huống cho các đối tượng cảnh vệ trong Quân đội; Tham mưu, đề xuất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về công tác cảnh vệ trong quân đội; chủ trì phối hợp, hiệp đồng với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai phương án, kế hoạch bảo vệ đối tượng cảnh vệ khi đến thăm, làm việc trong khu vực do quân đội quản lý; Phối hợp với lực lượng Cảnh vệ thuộc Bộ Công an và các lực lượng liên quan để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ do quân đội bảo vệ.
Lực lượng Cảnh vệ có trách nhiệm tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ; Giữ bí mật về công tác cảnh vệ; thực hiện các biện pháp cảnh vệ theo quy định của Luật này và các văn bản pháp luật khác có liên quan; Thường xuyên học tập nâng cao trình độ nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện thể lực để hoàn thành nhiệm vụ; Chịu trách nhiệm trước pháp luật và thủ trưởng cấp trên về những quyết định của mình khi thực hiện công tác cảnh vệ.
Các hành vi bị nghiêm cấm
Theo dự thảo Luật Cảnh vệ, các hành vi bị nghiêm cấm gồm: Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, chất phóng xạ, sinh hóa và các chất nguy hiểm khác đe dọa, xâm hại đến sự an toàn của đối tượng cảnh vệ; Chống lại, cản trở hoạt động của lực lượng Cảnh vệ khi thực hiện nhiệm vụ; Tụ tập đông người trái pháp luật gây mất an ninh, trật tự tại khu vực, mục tiêu cảnh vệ; Làm lộ thông tin bí mật liên quan đến đối tượng cảnh vệ, công tác cảnh vệ; Làm giả, mua bán, sử dụng trái phép các loại giấy tờ, tài liệu liên quan đến công tác cảnh vệ; Lợi dụng việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Cảnh vệ để làm trái công vụ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; Các hành vi khác ảnh hưởng đến uy tín, danh dự và sự an toàn của đối tượng cảnh vệ và sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ cảnh vệ khi thực hiện nhiệm vụ.
Trúc Dân
Theo_VnMedia
Trưng cầu ý dân phải thể hiện đúng quyền "gật - lắc" của người dân
Đã trưng cầu ý dân là người dân có quyền quyết định cao hơn cả Quốc hội, dân đã quyết là thực hiện, không làm lại. Trưng cầu ý dân về việc gì đơn giản là để người dân thể hiện ý chí "đồng ý" hay "không đồng ý", gật hoặc lắc một cách minh bạch...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh những nguyên tắc này khi nêu quan điểm tại phiên thảo luận về dự thảo luật Trưng cầu ý dân chiều 12/5 của UB Thường vụ Quốc hội.
Tờ trình dự án luật do Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam Nguyễn Văn Quyền trình bày nêu rõ, việc ban hành Luật Trưng cầu ý dân là cần thiết, để tạo khuôn khổ pháp lý cho người dân tham gia chủ động, tích cực, đông đảo và quyết định vào các công việc của Nhà nước và xã hội phù hợp với bản chất dân chủ xã hội chủ nghĩa, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Việc ban hành Luật Trưng cầu ý dân là cần thiết, để người dân trực tiếp thể hiện ý chí và quyền lực của mình đối với các vấn đề quan trọng của đất nước, đáp ứng nhu cầu khách quan trong sự nghiệp đổi mới đất nước; đồng thời tạo điều kiện để nhân dân có thể tham gia sâu hơn, có tính quyết định với tư cách chủ thể vào những vấn đề quan trọng của đất nước, xây dựng đất nước công bằng, dân chủ, văn minh, góp phần bảo đảm sự phát triển bền vững của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: "Đưa ra trưng cầu ý dân là Quốc hội tôn trọng quyền của người dân bầu ra mình hơn cả chính mình" (ảnh: TTXVN).
Nhận nhiều ý kiến nhất là quy định về phạm vi, những vấn đề cần trưng cầu ý dân. Cơ quan soạn thảo đưa ra 2 phương án. Phương án 1 quy định "Những vấn đề đề nghị Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân là những vấn đề về Hiến pháp và những vấn đề quan trọng khác thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội".
Phương án 2 được thể hiện: "Những vấn đề đề nghị Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân gồm: 1. Những vấn đề về sửa đổi Hiến pháp. 2. Những chính sách quan trọng có liên quan đến chủ quyền, an ninh quốc gia, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. 3. Quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế quan trọng. 4. Những vấn đề quan trọng khác thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội".
Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn nhận xét, nội dung thiết kế trong cả 2 phương án không khác nhau vì đều chốt lại những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội. Theo Phó Chủ tịch, khoản 15 Điều 70 Hiến pháp năm 2013 đã quy định Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân nên chỉ cần bám theo Hiến pháp, không cần mở rộng nhiều phương án.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước lại thận trọng nhắc, có một số vấn đề "dứt khoát không đưa ra trưng cầu", Quốc hội phải nắm quyền quyết định.
Đồng tình quan điểm này, Chủ nhiệm UB Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển đề nghị, không đưa ra trưng cầu ý dân tất cả những vấn đề liên quan đến nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ và vai trò lãnh đạo của Đảng.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng chỉ đưa ra trưng cầu những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội nhưng Quốc hội thấy dứt khoát phải để dân quyết định chứ Quốc hội không quyết định, cũng không phải là trưng cầu ý dân rồi Quốc hội quyết định. Điều đó có nghĩa, lựa chọn của người dân qua trưng cầu là quyết định cuối cùng.
"Đưa ra trưng cầu ý dân là Quốc hội tôn trọng quyền của người dân bầu ra mình hơn cả chính mình và hơn 500 đại biểu" - Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng khái quát.
Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị làm rõ điều kiện để các chủ thể như UB Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ hay 1/3 tổng số đại biểu Quốc hội nêu ý kiến mới có đủ căn cứ để đề nghị, trình Quốc hội cho trưng cầu ý dân, chứ không phải trưng cầu do... hứng lên. Đó cũng là sẽ căn cứ để các cơ quan của Quốc hội thẩm tra đề nghị trưng cầu ý dân.
Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý đã đưa ra trưng cầu ý dân thì phải thuyết trình thật rõ để người dân hiểu Quốc hội muốn trưng cầu ý dân về việc gì. Người dân sẽ thể hiện ý chí một cách đơn giản là "đồng ý" hay "không đồng ý", gật hoặc lắc một cách minh bạch, rõ ràng.
P.Thảo
Theo Dantri
Dự thảo Luật Trẻ em: Xác định trẻ em là người dưới 18 tuổi Bộ LĐ-TB&XH đang lấy ý kiến của các tầng lớp xã hội nhằm góp ý về Dự thảo Luật Trẻ em. Đây là dự thảo luật được điều chỉnh từ Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi) cách đây hơn 10 năm. Theo Bộ LĐ-TB&XH, Dự thảo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa...