Những ý tưởng giao thông kiểu “… vẽ voi”
Mới ở dạng “đề xuất”, “nghiên cứu” và “dự thảo” nhưng 3 ý tưởng về sử dụng xe tuk tuk ở Hà Nội, cấp “quota” đăng ký xe cá nhân và “đồng phục” taxi gần như trên khắp cả nước, đã bị phản ứng bởi hàng ngàn lời Nói Không ngay sáng đầu tuần 10/9.
Sặc sỡ sắc màu taxi Bangkok (ảnh: roujakthai.blogspot.com)
Bài toán chưa viết xong đề đã lộ đáp án
Số lượng ý kiến phản bác lớn nhất là với đề xuất cho sử dụng xe tuk tuk ở Hà Nội, dù nó chỉ vừa mới được ông Bùi Danh Liên – Chủ tịch Hiệp hội Vận tải TP Hà Nội cho hay là đã có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải và UBND TP Hà Nội hôm 9/9.
Thậm chí, cái bị gọi là thêm một “tối kiến” này của ngành GTVT và đượcBa Ròm vochithanh_sil@yahoo.com lưu ý: “Sốc với ý tưởng này. Không thể tin đây là sự thật”, lập tức được các bạn đọc vui tính gán ngay cho khá nhiều biệt danh hài hước:
“Bộ GTVT mà duyệt đề xuất này thì không biết giao thông Việt Nam sẽ còn đi đến đâu? Theo tôi, đề xuất này cần được bình chọn là đề xuất &’độc đáo’ nhất năm 2012 (nếu được bình chọn)” – Tran Tinh: trantinh@yhoo.com
“Quá VUI!!! VN mình vui tính thật đấy…Này nhé để đảm bảo ATGT, các bác bỏ xe ba gác và nhập về xe… ba gác TQ (?) Nay vì an toàn tính mạng cho dân, các bác lại bỏ xe Lambro nhập về xe tuktuk (?) Mà cháu không nhầm thì ngày xưa xe Lambro là của Pháp chế riêng cho thị trường VN thì phải (?) Có bác nào hiểu rõ hơn về xuất xứ xe tuk tuk thì chỉ giáo thêm cho mọi người nhé. Rõ khổ! sau gần 40 năm thống nhất đất nước rồi mà chúng ta vẫn chưa chế được con xe công cộng nhỉ (cháu nghĩ, có lẽ cũng nên bỏ ngành cơ khí chế tạo máy của các trường ĐH, các bác nhể). Vui thật đấy!” – Bao Nguyen: BaoNguyen@gmail.com
“Không biết vị nào “DŨNG CẢM” quá vậy khi đưa ra “SÁNG KIẾN” này? Thật không thể hiểu nổi. Sao không sang Mông Cổ nhập ngựa về để kéo xe – vừa không phải tốn xăng, không gây tiếng ồn, hạn chế ô nhiễm, “hết thời hạn sử dụng” thì vừa có thịt ăn, vừa có cao mà tẩm bổ” – Quốc Sinh: quocsinhbg@gmail.com
“Em ủng hộ các bác có những phương án &’… vẽ voi’, nhưng em nghĩ không cần phải nhập loại xe đó đâu cho tốn tiền của nhân dân vì ở Việt Nam thiếu gì loại xe tương tương như xe đó. Các bác đi ô tô nhiều chắc không để ý, chứ loại xe tương tự như thế này hình như là đã được Bộ LĐTBXH cho phép chạy đầy đường Hà Nội, mà nhiều khi còn chạy ngang nhiên giữa hai làn đường nữa kia… Theo em, các bác nên đề xuất mua… máy bay (kiểu taxi) cho dân đi vừa sang trọng vừa không tắc đường” – Trần Tiến: nguyendinhtien1781@thaco.com.vn
“Mấy bác bên GTVT tính toán cứ… như thần ấy. Thứ 1: mình cấm xe 3 bánh, nhập khẩu xe tuk tuk về để… ủng hộ mấy bạn nước ngoài, vì họ không thanh lý được cho nhà máy thép. Thứ 2 : các bác muốn kéo dài thời gian tắc đường ra – bình thường tắc 1h, thì giờ thành nhiều giờ. Thứ 3: các bác muốn dân hạn chế xe máy 2 bánh để đi xe 3 bánh, vì không cho họ đi xe 2 bánh thì họ phải mua xe 3 bánh của các bác. Một bài toán chưa viết xong đề mà có vài đáp án thì có phải là “hay” không kia chứ?” – “Hay”: ngayhomqua_tb@yahoo.com
“Sao lại có những ý tưởng “THÔNG MINH” một cách… lập dị kiểu như vậy nhỉ? Đường đã chật lại thêm xe tuk tuk thì đi kiểu gì? Taxi là phuơng tiện vận tải tốt thì các ông lại đưa ra lệnh hạn chế (cấm). Mà xe tuk tuk này khác gì xe Lam của Việt Nam trước đây đâu, mà hình như nó đã bị chính Bộ GTVT cấm lưu hành cách đây trên dưới 10 năm rồi mà. Thử làm bài toán thế này: 1 xe tuk tuk chở được 3 khách, chiếm 3-4 m2 mặt đường. 1 xe máy chở được 2 người, chiếm gần 2m2 mặt đường. Hỏi nên chọn xe nào?” -Mit to nu: mittonu.nds@gmail.com
“Tôi thấy ở VN mình khá nhiều ngành có những ý tưởng “không giống ai”, trong đó ngành giao thông vận tải nổi lên trong thời gian qua với kỷ lục các ý tưởng đó. Nếu như một số “sao” nhiều tật trong giới showbiz Việt có những chiêu trò để nổi tiếng, thì hình như nhiều bác quản lý các ngành cũng không kém cạnh với những ý tưởng “kéo lùi sự phát triển của xã hội” như thế. Mong các bác hãy bớt quan liêu, bớt vì lợi ích này nọ một chút, để có thời gian lắng nghe thêm ý kiến nhân dân, lắng nghe dư luận và hãy thực sự vì dân, vì nước mà tư duy và hành động !” – Thế Hưng: trungvhlc@gmail.com
Xe Tuk Tuk Bangkok (ảnh: nomad4ever.com)
Video đang HOT
Phú quý giật lùi?
Song song với những nhận xét… vui một chút cùng… những ý tưởng GT lạ đời, nhiều ý kiến đào xới sâu thêm về sự phi thực tế của ý tưởng đưa xe tuk tuk về Hà Nội có lẽ đúng là chẳng giống ai này:
“Thật là ngạc nhiên về ý tưởng phi thực tế khi cho rằng nhập xe tuk tuk để giảm thiểu xe máy. Chắc có lẽ cán bộ đề xuất mới chỉ… sang Lào, hoặc nghe ai đó kể về xe Lam mà ở Hà Nội trước đây rất nhiều (nay đã giảm, chỉ có một số xe đang lưu hành do thương binh sử dụng). Bởi vì theo tôi được biết, hiện giờ thì ở bên Lào xe này được gọi tên thông dụng là xe tuk tuk. Nhưng cần lưu ý vài vấn đề như sau:
Thứ nhất, ở Lào xe này chỉ phục vụ du khách (mặc dù rất ồn và rất khói). Thứ hai, ở VN từ trước tới nay, hầu như không du khách nào đi du lịch đến đô thị để đi dạo bằng xe máy. Thứ ba, những người đi xe máy đều do nhu cầu tiện lợi cá nhân mà phải đi (chương trình du lịch không khói đang tiến hành ở Hội An do quốc tế tổ chức cũng đã khẳng định điều đó) – họ chắc chắn không cần đến phương tiện tập thể này. Thứ tư, nếu dùng xe cũ thì không chỉ ô nhiễm tiếng ồn, mà còn ô nhiễm khói, bụi. Còn nếu đầu tư xe mới, hóa ra lại một sự đầu tư… thụt lùi của nhà nước? Thứ năm, vì không có bất kỳ cơ sở nào về tính khả thi giảm thiểu xe máy, cho nên khi đưa xe này vào lưu thông sẽ càng làm tăng phương tiện giao thông, giảm mỹ quan đô thị.
Vài lời bình luận với “sáng kiến” rất… không giống ai của ai đó. Xin trân trọng cảm ơn bạn đọc” – Hà Nội: tranquyru@yahoo.com
“Tôi ở nước ngoài đã nhiều năm (Anh, Pháp) và thường xuyên di chuyển giữa các nước châu Âu thì thấy được rằng: hệ thống giao thông đô thị của họ rất phát triển gồm chủ yếu là xe bus, tàu điện, metro, xe đạp, taxi. Mỗi loại hình nói trên có giá cả sử dụng khác nhau và phù hợp với quãng đường khác nhau, nhưng đều có chung hai đặc điểm:
1/. Rất tiện lợi (hệ thống bus, xe đạp công cộng đi sâu vào mọi ngõ ngách và kết nối với các trục tàu điện, metro chính). Nói chung di chuyển từ một điểm A đến B bất kì trong thành phố, chỉ cần đi một hoặc hai tuyến phương tiện công cộng là được.
2/. Chi phí rẻ hơn, tiện lợi hơn việc dùng phương tiện cá nhân (xe ôtô riêng hoặc xe máy), vì nếu bạn sử dụng xe công cộng thì không phải tìm chỗ đỗ, giá vé rẻ hơn tiền xăng bạn phải trả.
Còn theo quan sát tôi thấy, ở Hà Nội và TPHCM lượng xe bus đã tương đối nhiều rồi. Giờ cần mở thêm các tuyến mới, nâng cấp chất lượng xe, chất lượng phục vụ, tăng tần suất hoạt động và xây dựng một số tuyến tàu điện hoặc metro là tuyến huyết mạch, thì người dân sẽ dần hạn chế việc sử dụng phương tiện cá nhân.
Cũng phải nói thêm, việc sử dụng các phương tiện giao thông công cộng cũng đồng nghĩa với việc bạn thường xuyên phải đi bộ (một quãng đường ngắn) để ra các điểm kết nối với giao thông công cộng. Thế nên nhất thiết phải xây dựng hạ tầng giao thông cho người đi bộ (hè phố, cây xanh…), nếu không các kế hoạch trên sẽ không thể phát huy tác dụng” – Nguyen Van Toan: nduytoan@hotmail.com
“Tuk Tuk là tên gọi khác của xe Lam mà người Thái sử dụng (vì tiếng nó nổ nghe &’tuk tuk’ khi lưu hành, chứ không phải có gì đặc biệt như ai đó tưởng tượng). Theo tôi được biết thì thủ đô Bangkok của Thái Lan đã cấm xe tuk tuk như một giải pháp căn bản để hạn chế tắc đường cách đây khoảng 15 năm rồi” – Hoài Linh: hoailinh@gmail.com
“Tôi đang ở Thái Lan đây. Thật kinh hãi vì đi xe tuk tuk là quá nguy hiểm. Thái Lan đang muốn dẹp mà chưa có cách đấy, không rõ các bác đã biết chưa? Các bác nhà ta phải chăng…có vấn đề trong cách nghĩ, nếu không sao thấy toàn chọn cách làm theo cảm tính mà cứ như thiếu động não ấy? Lẽ nào cứ thấy thiên hạ làm gì cũng cho là hay để áp dụng với VN mình? Haiza… đúng là phú quý giật lùi” – Kieu Chinh: chinh@yhaoo.com
“Thái Lan đang trong tình trạng kẹt xe nghiêm trọng một phần cũng do xe tuk tuk quá nhiều & chiếm diện tích lòng lề đường quá lớn. Philippines tràn ngập xe Jeepny cũng làm cho kẹt xe trầm trọng. Thế mà các bác nghĩ sao lại bắt chước giải pháp này? Chưa kể nhiều bác tài xế của các loại xe này ở VN lại quá ư không chấp hành luật giao thông đường bộ, ai dám giao tính mạng cho họ? Chỉ có người nghèo lại khổ thêm thôi…. Mong các bác suy nghĩ lại mà quyết định cho đúng đắn để đừng ảnh hưởng đến xã hội về sau (sai 1 ly đi 1 dặm đó). Xin cảm ơn!” – Thanh Son:thanhsonrachgia@yahoo.com
“Tôi cũng đã sang Trung Quốc và thấy loại xe 3 bánh tự chế rất nhiều, hoạt động ở lĩnh vực xe tư nhân đưa đón khách, chở hàng. Thấy cũng hiệu quả nhưng cái hay của họ là rất đông người dân đi lại bằng xe đạp điện. Còn ở Việt Nam ta thì sao? Hết cấm các loại xe 3 bánh, nay thấy họ làm tốt thì lại muốn xin cấp phép lưu hành và chỉ định công ty nào đó nhập khẩu xe 3 bánh.( ĐỘC QUYỀN cho một cá nhân nào đó). Mong Bộ GTVT nghiên cứu kỹ cho người dân được nhờ” – Hồng Lam:thienphap999@yahoo.com.vn
Xe lam “tung hoành” một thủa (ảnh minh họa: VH sưu tầm)
Lợi bất cập hại
Chưa biết những ý tưởng mới đó rồi có lập được những kỷ lục tích cực nào không, nhưng trước hết chúng luôn dẫn tới vô số câu hỏi từ dư luận bởi nỗi lo “lợi bất cập hại”.
” Nhập khẩu vài triệu chiếc xe tuk tuk này thì liệu có giảm được vài triệu chiếc xe môtô cá nhân nhân hay không, có chắc chắn những chiếc xe này không bao giờ chạy ra quốc lộ hoặc ở những đường không được lưu thông hay không?
Việc kiểm định những chiếc xe này do bộ phận nào và đã có chế tài gì cho việc xử phạt các hành vi vi phạm của những chiếc xe này chưa? Loại giấy phép nào sẽ được lái xe tuk tuk này, liệu các bác xe ôm sau khi lên đời xe tuk tuk có được chạy 100% không hay lại phải có “dây nhợ” thì mới hành nghề được?
Nếu các cơ sở trong nước sản xuất đảm bảo chất lượng mà giá thành rẻ hơn thì có được lưu hành không hay cứ phải xe nhập khẩu, liệu điều này có quay trở lại bài toán xe công nông đã rất tốn kém tiền của nông dân không?
Dù thế nào thì loại xe này vẫn là dạng cải tiến giữa môtô và ôtô, vậy nếu hành khách ngồi không đội mũ bảo hiểm khi bị tai nạn văng ra đường sẽ như thế nào, còn nếu bắt buộc đội mũ bảo hiểm thì khi lên xe bus mũ để ở đâu?
Liệu ở các thủ đô như của Thái Lan, Singapore, Trung Quốc họ có cho lưu hành phương tiện này không, hay Hà Nội ta nên lưu giữ cả những &’cái cổ’ của các nước khác?
Theo tôi, chúng ta nên học tập các kinh nghiệm có tầm chiến lược, giải pháp đồng bộ và có tầm nhìn ít nhất khoảng 20 năm gì đó. Đừng làm những việc mà con cháu chúng ta sau này lại phải sửa sai nhiều quá!” – Lê Diệu: vanadixo@gmail.com
Hãy dừng những ý tưởng và “tối kiến” sơn lại xe taxi và mua xe tuk tuk của các vị lại đi, vì làm vậy e là chỉ gây hại thêm cho nền kinh tế mà thôi… Hết “sáng kiến” này đến “tối kiến” khác mà mục tiêu chắc không phải là để giải quyết vấn nạn ùn tắc, giảm tai nạn giao thông đâu. Là Bộ chủ quản, các vị bên ngành GTVT lại muốn sơn lại tất cả xe taxi của các hãng cùng 1 màu khi mà hãng nào cũng đã có màu sơn riêng của hãng đó sao? Một số hãng “đăng ký màu” để xin cấp phép, các vị thu tiền, thu phí và cho họ kinh doanh mà chưa đúng màu sơn thì đó phải là Lỗi của các vị chứ, các hãng taxi có lỗi gì? Bây giờ lại muốn sơn lại để làm gì, hay lại có 1 công ty nào đó đứng ta nhận thầu để “ăn chia” hàng bao nhiêu tỷ tiền sơn xe?
Chưa hết bực mình, các vị lại đòi nhập xe Tuk Tuk – loại xe “LAM” mà VN đã loại bỏ vì hiệu quả kinh tế kém, tắc đường. Các vị lại chuẩn bị đi TQ để tìm kiếm “đối tác” chăng? Theo tôi, đây lại chỉ có thể hiểu là vì lợi ích nhóm bởi nếu cho các vị nhập khẩu và kinh doanh sẽ không những thêm ùn tắc, mà Nhà nước càng thất thu bởi xe đó kinh doanh “có bán vé chăng”? Bỗng dưng được kinh doanh miễn thuế, thu lợi chia nhau? Mong rằng dù có được sự đồng ý, thì Quốc hội cũng cần có ý kiến quyết lliệt bởi không lý gì VN lại phải chịu cảnh rõ ràng là tụt hậu như thế này” – Mai Anh: Maianh_dn@walla.com
Với chuyện quota (hạn ngạch) thì xưa nay dân ta đã có những câu ví với nào là cơ chế xin – cho, nào là “có quota là có… màu”… Mà hình như “ông Giao thông” chẳng có tuần nào là không dẫn đầu danh sách ghi… những “kỷ lục chỉ ở VN ta mới có”. Đúng là chuyện bàn về giải pháp GT ở VN mãi vẫn chưa thoát cảnh “con kiến mà leo cành đa”, luẩn quẩn mãi vẫn chẳng thấy khá lên được.
Theo Dantri
Xe tuk tuk không thay được xe máy!
Đề xuất nhập và cho lưu hành xe túc túc (tuk tuk) ở Hà Nội để hạn chế xe máy được xem là không làm phương hại tới tình hình giao thông, nhưng giới chuyên môn cho rằng ý tưởng này nặng về kinh doanh hơn là giải quyết yếu tố phương tiện.
Sẽ "bùng nổ" cuộc cạnh tranh với xe ôm
Ngay sau khi Hiệp hội Vận tải Hà Nội đề xuất ý tưởng cho nhập và lưu hành xe tuk tuk nhằm hạn chế người dân sử dụng xe máy lưu thông trong nội đô, đã có rất nhiều người tỏ ra không đồng tình, thậm chí cho rằng đây là một "tối kiến".
Cũng phải nói thêm rằng, với đề xuất này, Hiệp hội Vận tải Hà Nội đề nghị Bộ Giao thông Vận tải cho phép xe tuk tuk lưu hành trên các tuyến đường ở quận, huyện, tiếp nối với các nhà chờ xe buýt và không được lưu hành trên quốc lộ. Ở đây, xe tuk tuk sẽ đóng vai trò là phương tiện "gom" khách từ tuyến đường ven đô về các bến xe buýt để di chuyển vào nội thành và đón tiễn từ các điểm xe buýt ra ngoại thành.
Trong bối cảnh giao thông hiện nay, vẫn chưa có thống kê nào về số lượng xe máy từ ngoại thành vào nội đô, cũng chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra xe máy từ ngoại thành di chuyển vào trung tâm thành phố là "tội đồ" uy hiếp tình hình giao thông. Trên thực tế, các tuyến đường ở khu vực quận, huyện và liên xã vẫn thừa năng lực lưu thông cho phương tiện.
Xe tuk tuk được sử dụng khá phổ biến ở một số nước Đông Nam Á, nhưng ở
Việt Nam phương tiện này không thể thay thế được xe máy (ảnh Internet)
PGS TS. Nguyễn Quang Toản - nguyên Chủ nhiệm bộ môn Đường bộ, trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội - cho biết: "Về bản chất, xe tuk tuk mà các nước trong khu vực đang sử dụng và xe lam ở Việt Nam là một. Ở góc độ giao thông, việc sử dụng loại phương tiện này không gây ảnh hưởng gì, nhưng một khía cạnh khác trong ý tưởng này là nặng về việc kinh doanh hơn là vấn đề phương tiện".
Theo ông Toản, nếu như người dân ở khu vực quận, huyện, liên xã thực sự có nhu cầu đi xe buýt mà quãng đường ra điểm chờ tương đối xa thì cái được của xe tuk tuk là sự đưa đón thuận tiện và an toàn. Nhưng, cái mà tuk tuk không giải quyết được là vấn đề hàng hóa hành khách mang theo.
"Hiện tại, khi đi xe buýt hành khách bị cấm mang theo hàng hóa và hàng cồng kềnh, đó cũng chính là lí do khiến nhiều người chọn sự tiện lợi của xe máy, họ đi xe máy và có thể chở theo hàng tới bất kỳ địa điểm nào. Trong khi đó, mục tiêu của tuk tuk là gom và đón tiễn hành khách đến các điểm chờ để đi xe buýt, vậy khi đó hàng hóa của hành khách mang theo sẽ được xử lý như thế nào? Và khi mục tiêu hàng hóa lên xe buýt không giải quyết được thì tuk tuk không thể bằng xe ôm" - ông Toản phân tích.
Cũng theo lý giải của ông Toản, giá xe ôm ở khu vực huyện - xã giá rẻ, xe ôm có thể chuyên chở đa dạng về số lượng khách, loại xe này cũng có thể chạy được nhiều chuyến hàng hóa liên tục nếu khách có nhu cầu... Vì vậy, tuk tuk sẽ rất khó để cạnh tranh với xe ôm.
Tuk tuk không thể thay thế xe máy
Nhiều người nêu câu hỏi: lưu hành xe tuk tuk thay thế xe máy thì cái lợi người dân được hưởng là gì? Xe tuk tuk có thực sự cần thiết và đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu đi lại của người dân? Đưa tuk tuk vào hoạt động liệu có cổ súy cho phương tiện 3-4 bánh tự chế đang bị cấm vì không đảm bảo an toàn?
Theo quan điểm của TS. Nguyễn Xuân Thủy - chuyên gia độc lập có nhiều năm nghiên cứu về giao thông tại Tiệp Khắc, nguyên chuyên viên Vụ Vận tải (Bộ Giao thông Vận tải) - xe tuk tuk và xe lam không khác nhau, đồng thời cho rằng đề xuất nhập và cho lưu hành xe tuk tuk là không phù hợp.
"Xe tuk tuk có những ưu điểm nổi bật như vận chuyển chở khách và chở hàng hóa đi chợ, có thế mạnh ở khu vực đường nông thôn rộng rãi và chi phí không cao. Tuy nhiên, trong khi các cơ quan ban ngành mất nhiều năm nỗ lực cấm xe lam, xe 3-4 tự chế, xe công nông để đảm bảo an toàn giao thông mà vẫn chưa đi đến đâu thì việc đề xuất cho nhập và lưu hành xe tuk tuk là đi ngược lại với chủ trương này, là "tạo đà" cho loại phương tiện này "tát nước theo mưa." - ông Thủy cho hay.
Cũng theo ông Thủy, lý luận của Hiệp hội Vận tải cho lưu hành xe tuk tuk để hạn chế xe máy đi vào nội thành nhằm góp phần vào các chuỗi hạn chế xe cá nhân chỉ là cách nói hình thức và không khả thi.
"Số lượng xe máy từ khu vực ngoại thành đi vào nội thành không đủ lớn để trở thành thủ phạm góp phần gây ùn tắc. Và thực tế, khi xe máy đã phát triển như hiện nay rồi thì không thể hạn chế được nữa, nếu muốn giảm xe máy phải có lộ trình dài hơi. Ở Việt Nam, xe tuk tuk không bao giờ thay thế được xe máy. Thực chất ý tưởng vừa nêu ra thiên về hướng kinh doanh của Hiệp hội Vận tải chứ không giải quyết yếu tố phương tiện" - ông Thủy khẳng định.
Ông Thủy cũng nhìn nhận, nếu trường hợp cần thiết phải cho lưu hành xe tuk tuk thì Việt Nam hoàn toàn đủ khả năng sản xuất mới, việc nhập khẩu không nên lạm dụng vì sẽ gây thất thoát ngoại tệ.
Ông Bùi Danh Liên - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội khẳng định đề xuất này không mâu thuẫn với nỗ lực loại bỏ xe 3 - 4 bánh tự chế hiện nay. Theo ông Liên, các loại xe đang lưu thông chủ yếu là xe tự chế nên không đảm bảo an toàn, gây ô nhiễm không khí, tiếng ồn và đặc biệt là không kiểm soát được dẫn đến chở hàng cồng kềnh, vi phạm giao thông. Còn đề xuất của Hiệp hội nếu được Bộ Giao thông Vận tải và UBND TP Hà Nội chấp thuận thì xe tuk tuk mới sẽ được nhập khẩu về, xe đảm bảo chất lượng và được quản lý chặt chẽ, phương tiện này sẽ giúp cho người dân ngoại thành và các vùng nông thôn đi lại tiện lợi hơn."Chi phí đầu tư xe túc túc hiện nay tiêu tốn khoảng 50 - 60 triệu đồng/xe. Chi phí vận chuyển đi lại theo tính toán chỉ khoảng từ 3.000 - 10.000 đồng/lượt (tùy theo quãng đường), mức chi phí này rất phù hợp với nhu cầu đi lại của người dân ở nông thôn" - ông Liên cho hay.Theo Dantri
Hợp tác quốc phòng Việt Nam - Trung Quốc: Nói phải đi đôi với làm Đại tá Lê Thế Mẫu Theo đại tá Lê Thế Mẫu (ảnh), nguyên Trưởng phòng Thông tin - Khoa học quân sự, Viện Chiến lược quân sự (Bộ Quốc phòng), hợp tác quốc phòng Việt Nam - Trung Quốc là cần thiết nhằm giảm nguy cơ xung đột do tranh chấp lãnh thổ, nhưng trước hết Trung Quốc cần gây dựng được lòng...