Những ý tưởng giá để giày giúp không gian gọn gàng, xinh xắn
Đã đến lúc bạn nên tìm kiếm những ý tưởng mới để trang trí lại giá để giày, giúp cho ngôi nhà thêm gọn gàng, ngăn nắp mà lại có tính thẩm mỹ cao.
1. Tận dụng khoảng trống dưới gầm giường
Nếu bạn là người thích “sưu tập” giày mà những chiếc kệ đang sử dụng bị quá tải thì hãy nghĩ ngay đến việc chuyển chúng sang một vị trí khác. Không gian trống dưới giường là một gợi ý trên cả tuyệt vời. Đặc biệt là đối với những căn hộ chung cư, ngôi nhà bị hạn chế về diện tích. Hãy tìm một chiếc hộp, ngăn kéo…, được gắn với bánh xe để có thể trượt ra vào dễ dàng giúp bạn thuận tiện trong việc lưu giữ và lấy ra sử dụng.
2. Kệ dưới ghế
Sẽ rất tiện lợi nếu có một góc để bạn có thể ngồi xỏ giày trước khi ra khỏi nhà, và chẳng có gì khó cả bằng cách kết hợp ghế dài và giá để giày thành một món đồ nội thất. Chỉ cần gắn một chiếc giỏ, một chiếc hộp bổ sung dưới ghế hay một tấm ngăn cũng giúp bạn có được một góc lưu trữ giày ưng ý.
Video đang HOT
3. Bảng lưu trữ
Không phải lúc nào bạn cũng có thể sử dụng khu vực lưu trữ dày như một chiếc kệ. Hãy tận dụng những món đồ nội thất cũ, hay đồ đạc trong nhà: lưới thép, pallet gỗ… và biến nó thành một bảng lưu trữ dọc. Đây là cách giúp cho bạn quản lý những đôi giày trông gọn gàng, ngăn nắp.
4. Biến cầu thang thành kệ giày
Ý tưởng lưu trữ giày tuyệt vời nhất là chuyển đổi bậc thang di động hoặc cầu thang gấp thành giá để giày. Gợi ý này cũng là cách giúp bạn có thể dễ dàng nhìn thấy mọi đôi giày, đồng thời tận dụng nó như một phong cách trang trí đầy mới lạ.
5. Kệ treo tường tiết kiệm diện tích
Khi mọi ngóc ngách của ngôi nhà đã chật chội với những món đồ nội thất lớn và không có nhiều không gian cho việc lưu trữ giày thì chúng ta nên tận dụng những hốc nhỏ trên tường hoặc ở các phòng. Những chiếc kệ chồng lên nhau sẽ tạo nhiều không gian cho việc lưu trữ giày./.
Thoát cảnh nhà chật chội với 5 chiêu thiết kế đơn giản tiết kiệm không ngờ
Thay vì chia thành các gian phòng nhỏ trong một căn nhà lớn thì có thể xây dựng theo kiểu không gian mở, đây là kiểu thiết kế phổ biến trong các căn nhà hiện nay.
Tận dụng tối đa không gian mở
Xây dựng nhà trên mảnh đất nhỏ không hề dễ, các chủ nhà thường cố gắng tận dụng hết đất để bố trí các phòng. Tuy nhiên, thay vì chia thành các gian phòng nhỏ trong một căn nhà lớn thì có thể xây dựng theo kiểu không gian mở.
Gia chủ nên bỏ đi các bức tường thừa để các thành viên trong gia đình cảm thấy có sự gắn kết, không gian trong nhà rộng rãi hơn. Sống trong không gian mở không phải là mới, nhưng đây là kiểu thiết kế phổ biến trong các căn nhà hiện nay. Nếu được thiết kế đúng sẽ giúp cả nhà luôn có sự gắn kết với nhau mà không phải sống chen chúc, chật chội trong một không gian nhỏ. Cách thiết kế này làm cho không gian nhỏ trở nên rộng hơn và còn hút ánh sáng tự nhiên bên ngoài vào nhà.
Thiết kế chỗ lưu trữ đồ thông minh để tối đa hóa diện tích
Nhà nhỏ có nghĩa từng không gian cũng được tận dụng triệt để tránh lãng phí, nên làm sao để nơi chứa đồ vừa gọn mà vẫn tiết kiệm diện tích là nỗi đau đầu với nhiều gia chủ. Nhiều người thường không để ý đến các vị trí như gầm cầu thang, gầm bàn và gầm giường. Những chỗ này đều là nơi có thể biến thành chỗ chứa đồ kín đáo, thông minh.
Khi có diện tích đất hẹp, chủ nhà thường quan tâm đến xây tầng 2 để có thêm nơi ở, nhưng bạn có thể làm trần nhà cao và cửa sổ lớn không tốn diện tích mà vẫn có cảm giác không gian rộng
Nhằm tối đa hóa diện tích, thời gian gần đây, nhiều chủ nhà đã tận dụng những vị trí tiềm năng trong nhà để cất trữ đồ, kể cả làm thêm lối dẫn ra sân sau để có thêm chỗ cất các đồ đạc, tránh bừa bộn. Gia chủ nên biết cách tận dụng những vị trí phù hợp để tích trữ đồ đừng nhằm chúng bị biến thành không gian chết.
Đừng lãng phí diện tích ngoài trời
Phong cách sống hiện nay là thích cuộc sống ngoài trời, tận hưởng không gian tuyệt đẹp. Nếu bố trí hợp lý, bạn vẫn có thể có được sân và khu vực ngoài trời cho căn nhà. Nhiều nhà có diện tích nhỏ nhưng chỉ xây một phần đất, còn một phần dù nhỏ cũng được làm thành sân vườn sẽ là nơi để ngồi tận hưởng thiên nhiên. Nếu đất quá nhỏ, chủ nhà có thể mang đến cảm giác không gian ngoài trời với vườn thẳng đứng, trồng cây xanh...xung quanh.
Chú ý trần và cửa sổ
Khi có diện tích đất hẹp, chủ nhà thường quan tâm đến xây tầng 2 để có thêm nơi ở, nhưng bạn có thể làm trần nhà cao và cửa sổ lớn chẳng tốn diện tích mà vẫn có cảm giác không gian rộng. Cửa kính từ trần đến sàn tạo sự liên kết giữa không gian sống trong nhà và ngoài trời, đưa đến cảm giác rộng rãi cho người ở bên trong. Cửa trượt chiếm ít diện tích hơn cửa mở ra vào như bình thường và giúp tối đa hóa lượng ánh sáng tự nhiên vào nhà.
Chú ý tính đa năng của các phòng
Một căn phòng được dùng đa năng có nghĩa khi gia đình thêm người hay nhu cầu chỗ ở tăng lên thì căn phòng đó có thể chuyển đổi như gia chủ muốn. Ví dụ như phòng làm việc không phải lúc nào cũng được sử dụng nên có thể làm một góc nhỏ và biến không gian còn lại cho mục đích khác thay vì dành hẳn một phòng riêng biệt.
Nếu một phòng có thể sử dụng phù hợp theo từng nhu cầu của gia chủ thì không cần phải xây thêm mà vẫn tận dụng được diện tích.
Lõi giấy vệ sinh chớ vội vứt, giữ lại làm theo cách này có tác dụng ngang tiền triệu Các ống giấy cũng có thể được tận dụng để làm các vòng hoa trang trí trong nhà, móc treo đồ, khử mùi tủ lạnh... Lõi giấy vệ sinh thật ra rất tiện dụng. Bạn đừng vội vứt đi mà hãy biến nó trở nên hữu ích hơn bằng các mẹo nhỏ sau đây: 1. Ngăn chặn nếp nhăn Treo quần có thể...