Những xu hướng lớn trên thế giới sẽ định hình 20 năm tới
Trong một báo cáo công bố ngày 26/7, Tổ chức Nghiên cứu khoa học và công nghiệp Khối thịnh vượng chung (CSIRO) – cơ quan khoa học thuộc Chính phủ Australia – đã đưa ra một danh sách các xu hướng lớn trên toàn cầu sẽ định hình 20 năm tới.
Robot tích hợp AI có thể tự mình sản xuất tin tức. Ảnh minh họa: Getty Images
Trong ấn phẩm “ Thế giới tương lai của chúng ta”, một ấn bản định kỳ 10 năm ghi nhận các xu hướng lớn toàn cầu, CSIRO đã chỉ ra 7 xu hướng mà các nhà khoa học cho rằng sẽ định hình thế giới 20 năm tới, trong đó có thích ứng với biến đổi khí hậu, thách thức đối với sức khỏe con người gia tăng và xu hướng ngày càng phụ thuộc vào trí tuệ nhân tạo (AI).
Ông Stefan Hajkowicz, đồng tác giả của báo cáo trên, cho biết một số xu hướng đã được thảo luận rộng rãi, trong khi các xu hướng khác mới hơn và liên quan trực tiếp tới những gì đã trải qua trong đại dịch COVID-19. Các nhà nghiên cứu chỉ mới bắt đầu hiểu được những tác động lâu dài có thể xảy ra của đại dịch đối với sức khỏe tâm thần và bệnh mãn tính.
Báo cáo cảnh báo đại dịch COVID-19 đã làm trầm trọng thêm các thách thức đối với sức khỏe con người, theo đó tại Australia cứ 5 người thì có một người hiện đang bị ảnh hưởng tâm lý mức cao hoặc rất cao trong đại dịch.
Video đang HOT
Thêm vào đó, sự bùng nổ số hóa do đại dịch, việc tập trung nguồn lực giải quyết những khó khăn về nguồn tài nguyên, bao gồm an ninh lương thực, cũng được xác định là những xu hướng lớn đáng kể.
Theo báo cáo, chỉ số niềm tin cao kỷ lục của người dân Australia vào các tổ chức trong đại dịch đã sụt giảm nghiêm trọng. Trong hai năm 2020 và 2021, chỉ số niềm tin vào khối doanh nghiệp giảm 7,9% và niềm tin vào chính phủ giảm 14,8%.
Tuy nhiên, ông Larry Marshall, Giám đốc điều hành của CSIRO cho rằng những thách thức sẽ giúp con người tạo ra những phát kiến mạnh mẽ nhất theo cách khoa học nhất. Ông nhấn mạnh: “Chúng ta đang có cơ hội sử dụng khoa học để tạo ra thế giới mà chúng ta muốn, nhưng chúng ta phải hành động và phải làm điều đó cùng nhau”.
Australia cảnh báo thảm họa từ những đôi dép xỏ ngón du lịch
Chính phủ Australia khuyến khích người dân không mang theo dép xỏ ngón hoặc các đồ dùng ở Bali (Indonesia) sau khi du lịch trở về bởi rủi ro bùng phát dịch lở mồm long móng.
Khách nước ngoài đến Bali (Indonesia) thường chọn dép xỏ ngón để mang theo di chuyển. Ảnh: CNN
Theo đài truyền hình CNN, lo ngại trước nguy cơ bùng phát dịch lở mồm long móng sau 150 năm, giới chức Australia cảnh báo người dân không nên mang theo dép xỏ ngón và một số đồ dùng khác sau khi trở về từ Bali.
Lở mồm long móng (FMD) là căn bệnh vô hại với con người nhưng gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng cho thú móng guốc như trâu, bò, cừu, dê và lạc đà. Bệnh gây ra nhiều vết phồng rộp và tổn thương đau đớn trên miệng và bàn chân của con vật, khiến chúng không ăn được, gây khó khăn cho việc đi đứng và có thể dẫn đến tử vong.
Theo ông Fiona Simson, Chủ tịch Liên đoàn Nông dân Quốc gia, căn bệnh này được coi là mối đe dọa an toàn sinh học lớn nhất đối với vật nuôi của Australia. Chỉ cần một đợt bùng phát có thể dẫn đến việc tiêu hủy hàng loạt động vật nhiễm bệnh và đánh sập thị trường xuất khẩu thịt bò béo bở của "xứ sở chuột túi" trong nhiều năm tới.
Dịch bệnh còn có thể khiến GDP của Australia tổn thất đến 80 tỷ USD, gây ra thảm họa kinh tế cho đất nước này.
Ross Ainsworth, một bác sĩ thú y 40 năm sống ở Bali, chỉ ra việc khách du lịch trên đảo tiếp xúc với gia súc và mang virus về Australia diễn ra rất dễ dàng. Lý do là bởi virus có thể tồn tại trong vài ngày trên đế giày, dép hoặc lâu hơn nếu nhiệt độ hạ thấp.
"Vì vậy, nếu bạn bước ra khỏi khách sạn và dính một ít nước bọt nhiễm bệnh, lên taxi và bay về nhà, virus sẽ bám trên chân bạn thêm một ngày rưỡi nữa", ông cho biết.
Các quan chức Australia đã nhận định giải pháp hàng đầu để ngăn ngừa dịch bùng phát là phổ biến cho người dân hiểu tầm quan trọng của việc loại bỏ những đôi dép có thể dính virus gây bệnh. Nhiều sân bay và trang mạng xã hội đang tích cực triển khai chiến dịch tuyên truyền. Đồng thời, chính phủ cũng đang bắt đầu tăng cường kiểm soát an toàn sinh học tại các sân bay, kiểm tra hành lý các sản phẩm thịt và pho mát.
Chính phủ Australia cũng cân nhắc biện pháp chậu ngâm chân, sử dụng hóa chất mạnh để tiêu diệt vi khuẩn đối với giày dép du khách mang về tại sân bay. Tuy nhiên, biện pháp này không khả thi đối với người đi dép xỏ ngón do lo ngại hoá chất tiếp xúc trực tiếp với da người.
Hiện bệnh lở mồm long móng lây lan nhanh chóng ở các đàn gia súc ở Indonesia. Theo Bộ Nông nghiệp Indonesia, ngày 5/7, Bali - một điểm du lịch phổ biến đối với người Australia - đã ghi nhận các ca nhiễm đầu tiên. Đến ngày 7/7, dịch lở mồm long móng đã lây lan sang hơn 330.000 con ở 21 tỉnh
Thời điểm bùng phát dịch là vài tuần trước khi lễ Idul Adha - lễ hiến sinh, diễn ra. Người dân đã đem bán, giết mổ động vật và chia sẻ bữa ăn cho người nghèo. Nguyên nhân lây nhiễm được cho là bắt nguồn từ việc di chuyển số lượng lớn động vật đến lễ hội, và việc giết mổ và xử lý thịt gia súc nghi nhiễm. Indonesia đã nhập hàng ngàn liều vaccine Pháp và đã chủng ngừa trên 350.000 con vật.
Giới chuyên gia cảnh báo môi trường tại Australia đang ngày càng xấu đi Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Báo cáo Tình trạng Môi trường mới nhất tại Australia cho thấy môi sinh tại của quốc gia lớn nhất châu Đại dương đang ngày một xấu đi do những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, khai thác mỏ, ô nhiễm, các loài xâm lấn và mất môi trường sống. Hoạt động tại mỏ than ở...