Những xe chiến đấu bộ binh hầm hố nhất thế giới
Xe chiến đấu bộ binh Puma với lớp giáp composite AMAP chống chịu rất tốt với các loại đạn động năng được đánh giá là chiếc xe được bảo vệ tốt nhất hiện nay.
Xe chiến đấu bộ binh (IFV) Dardo được chế tạo để thay thế vai trò của xe thiết giáp M113 trong quân đội Italia. Dardo phục vụ chiến đấu từ năm 1998. Vũ khí chính của xe là pháo tự động Oerlikon KBA 25 mm cùng súng máy đồng trục 7,62 mm. Nhà sản xuất còn bổ sung cho mẫu IFV này 2 tên lửa chống tăng Spike-LR để đối phó với các mục tiêu bọc thép hạng nặng. Thân xe được chế tạo bằng hợp kim nhôm bên ngoài được phủ áo giáp tổng hợp cho phép chống lại đạn xuyên giáp động năng cỡ nòng 25 mm. Dardo được trang bị động cơ diesel Fiat 6V MTCA công suất 512 mã lực, khối lượng chiến đấu 25,8 tấn, tốc độ tối đa 70 km/h, phạm vi hoạt động 600 km.
IFV Type-89 là sản phẩm độc đáo của nhà thầu quốc phòng lớn nhất Nhật Bản Mitsubishi Heavy Industries. Xe đi vào phục vụ trong lực lượng Phòng vệ mặt đất Nhật Bản từ năm 1989, tính đến năm 2014 có khoảng 120 chiếc đã được sản xuất và đưa vào hoạt động. Type-89 sử dụng pháo chính Oerlikon Contraves 35 mm, tốc độ bắn 200 viên/phút, một súng máy đồng trục 7,62 mm. Hai bên tháp pháo lắp 2 bệ phóng tên lửa chống tăng Type 79 Jyu-MAT để đối phó với các mục tiêu bọc thép hạng nặng. Xạ thủ có 2 kính tiềm vọng quan sát phía trước và hai bên tháp pháo, chỉ huy có 6 kính tiềm vọng quan sát 360 độ. Type-89 sử dụng động cơ diesel làm mát bằng nước SY 31 WA công suất 600 mã lực. IFV này có khối lượng chiến đấu 27 tấn, tốc độ tối đa 70 km/h, phạm vi hoạt động 400 km, kíp chiến đấu 3 người.
IFV ASCOD là sản phẩm hợp tác giữa Tây Ban Nha và Áo, nó được đưa vào trang bị từ năm 2002 với tên gọi Pizarro ở Tây Ban Nha và Ulan ở Áo. ASCOD lắp pháo chính 30 mm ổn định hai trục trên một tháp pháo điều khiển hoàn toàn bằng điện. Pháo chính sử dụng máy tính đường đạn kỹ thuật số cho phép bắn với tốc độ 800 viên/phút trong khi xe đang di chuyển. ASCOD có giáp bảo vệ tương đối tốt trước các loại đạn xuyên giáp cỡ nòng 14,5 mm, vòng cung phía trước được bổ sung thêm giáp phản ứng để chống lại đạn xuyên giáp động năng cỡ nòng 30 mm. IFV ASCOD sử dụng động cơ diesel công suất 600 mã lực (Pizarro) và 720 mã lực (Ulan), tốc độ tối đa 72 km/h. Ảnh: Military-vehicle-photos
Video đang HOT
Combat Vehicle 90 (CV-90) bắt đầu phục vụ trong quân đội Thụy Điển từ năm 1993. IFV này thể hiện khả năng di chuyển xuất sắc trên các khu vực có tuyết và các vùng đất ngập nước. CV-90 trang bị pháo chính tự động 40 mm (các biến thể xuất khẩu sử dụng pháo 30 hoặc 35 mm), một súng máy đồng trục 7,62 mm, 6 súng phóng lựu 76 mm. Áo giáp trên CV-90 cung cấp bảo vệ toàn diện trước các loại đạn xuyên giáp cỡ nòng 14,5 mm, một số biến thể được bổ sung thêm giáp gốm tổng hợp MEXAS có khả năng chống đạn xuyên giáp động năng 30 mm. CV-90 trang bị động cơ DSI14 công suất 550 mã lực, nó có thể đạt tốc độ tối đa 70 km/h, phạm vi hoạt động 600 km.
Xe chiến đấu bộ binh K21 là nỗ lực lớn của Hàn Quốc trong việc chế tạo các phương tiện chiến đấu bọc thép hiện đại. Nhà sản xuất Doosan DST bắt đầu phát triển K21 từ năm 1999, mẫu thử nghiệm hoàn thành vào năm 2003, sản xuất hàng loạt và đưa vào trang bị từ năm 2009. Khung gầm K21 được chế tạo hoàn toàn từ sợi thủy tinh cho phép giảm trọng lượng mà không ảnh hưởng đến độ bền cơ học. Áo giáp của xe được làm từ sợi thủy tinh gia cố thêm giáp gốm cho phép bảo vệ toàn diện trước đạn xuyên giáp cỡ nòng 14,5 mm. Vòng cung phía trước có thể chống lại đạn xuyên giáp 30 mm. K21 sử dụng pháo chính 40 mm, một súng máy đồng trục 7,62 mm cùng 2 bệ phóng tên lửa chống tăng. Nhà sản xuất trang bị cho K21 động cơ diesel D2840LXE công suất tới 740 mã lực, tỷ lệ lực đẩy/trọng lượng lên đến 29,6 mã lực/tấn, tốc độ tối đa 70 km/h, phạm vi hoạt động 500 km.
BMP-3 là mẫu IFV phát triển trên cơ sở BMP-1, nó đi vào phục vụ trong quân đội Nga từ năm 1987. Vũ khí chủ lực của BMP-3 là pháo chính nòng trơn 2A70 100 mm có khả năng phóng tên lửa chống tăng 9M117 Bastion qua nòng pháo, một súng máy đồng trục 7,62 mm. Thân xe được chế tạo bằng hợp kim nhôm, mặt trước được bọc thép có khả năng chống lại đạn xuyên giáp cỡ nòng 30 mm. Bên cạnh đó, BMP-3 được bổ sung thêm hệ thống gây nhiễu quang điện Shtora giúp bảo vệ xe trước các loại vũ khí chống tăng dẫn đường bán tự động. Hệ thống động lực của BMP-3 dựa trên động cơ diesel UTD-29M công suất 500 mã lực, tốc độ tối đa 72 km/h, tốc độ lội nước 10 km/h.
M2A3 Bradley là một IFV độc đáo của Mỹ, nó đã chứng minh được khả năng chiến đấu tuyệt vời trong chiến dịch Bão táp sa mạc năm 1991. Có báo cáo cho rằng, M2 Bradley đã bắn cháy xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Iraq ở cự ly gần. Bradley có tháp pháo khá hầm hố với pháo chính M242 25 mm, súng máy đồng trục M240C 7,62 mm cùng bệ phóng tên lửa chống tăng có điều khiển TOW. M2A3 có hệ thống tìm kiếm-chỉ thị mục tiêu cực kỳ hiện đại dựa trên công nghệ FLIR thế hệ 2 cùng một hệ thống quang-điện tử. Nhà sản xuất đã bổ sung thêm giáp phản ứng cho phép chống chịu tốt hơn với các loại đạn xuyên giáp cỡ nòng dưới 40 mm. Bradley sử dụng động cơ diesel VTA-903T công suất 600 mã lực, tốc độ tối đa 66 km/h, phạm vi hoạt động 500 km.
IFV Puma nổi bật bởi module giáp tổng hợp AMAP ở hai bên hông xe với khả năng chống chịu rất tốt với các loại đạn xuyên giáp động năng APFSDS. Thân xe có khả năng chống chịu vụ nổ của mìn chống tăng có lượng thuốc nổ lên đến 10 kg. Puma đi vào phục vụ trong quân đội Đức từ năm 2010. Vũ khí chính của IFV này là pháo tự động MK30-2 30 mm, một súng máy đồng trục 5,56 mm, bệ phóng tên lửa chống tăng Spike-LR. Puma có hệ thống điện tử tối tân biến nó thành một chiếc IFV có khả năng “thợ săn-sát thủ”. Puma được đánh giá là chiếc IFV được bảo vệ tốt nhất, nhưng điều đó làm tăng trọng lượng chiến đấu của xe lên đến gần 43 tấn. Để vận hành chiếc IFV hạng nặng này, nhà sản xuất đã trang bị cho nó động cơ diesel MTU 892 với công suất 1.000 mã lực. Puma là chiếc xe chiến đấu bộ binh có hệ thống động lực mạnh nhất hiện nay. Chiếc IFV nặng ngang xe tăng này đạt tốc độ tối đa 70 km/h, phạm vi hoạt động 600 km.
Theo Tri Thức
Phillipines muốn mua xe chiến đấu bộ binh BMP-3F của Nga
Nga đang xem xét khả năng bán xe chiến đấu bộ binh BMP-3F cho Phillipines, Phó Tổng giám đốc Rosoboronoexport, ông Igor Sevastyanov cho biết tại triển lãm vũ khí quốc tế Eurosatory 2014.
"Chúng tôi đang thảo luận với nhau về chiếc xe chiến đấu bộ binh BMP-3F. Chỉ tiết về thoả thuận sẽ được thông báo sau", ông Igor Sevastyanov cho biết.
Xe chiến đấu bộ binh BMP-3F của Nga
Vị phó giám đốc cũng cho biết rằng gần đây, chính phủ Phillipines đã tuyên bố thực hiện một vài chương trình trang bị lại quân đội, nhằm nâng cao khả năng chiến đấu, bảo vệ cho duyên hải nước này.
Xe chiến đấu bộ binh BMP-3F đã từng được bán cho một số nước thuộc Đông Nam Á. Cụ thể như Indonesia, năm 2010, căn cứ hải quân chính của nước này ở gần thành phố Surabaya, đảo Java, đã nhận được 17 chiếc BMP-3F. Sau đó, Rosoboronexport cũng đã chuyển giao tiếp cho Indonesia 37 chiếc xe loại này.
BMP-3F là phiên bản nâng cấp của xe BMP-3, được thiết kế riêng cho lính thủy đánh bộ. Nó còn được sử dụng bởi lính biên phòng và bảo vệ bờ biển. BMP-3F có thể dùng để chiến đấu trên địa hình duyên hải, bờ biển, hoặc đổ bộ từ biển.
Những trang bị trên xe bao gồm pháo chính 100 mm, súng máy kép 30 mm, tên lửa chống tăng, và súng máy 7.62 mm. BMP-3F có sức chứa cho 3 người điều khiển và chở thêm được 7 lính dù.
Theo An Ninh Thủ Đô
BMP-1: xe chiến đấu bộ binh huyền thoại? Thiết kế mang tính cách mạng, thành công trên chiến trường, số lượng chế tạo có lẽ là những yếu tố đưa BMP-1 trở thành huyền thoại. Một chiếc BMP-1 với cấu hình trang bị tiêu chuẩn. BMP-1 là mẫu xe chiến đấu bộ binh do Liên Xô thiết kế và chế tạo. Đây được xem như là mẫu xe chiến đấu bộ...