Những xác chết dị hợm của “nàng tiên cá”
Là một trong những nhân vật được yêu thích nhất trong những chuyện cổ tích của nhà văn nổi tiếng Đan Mạch- Andersen, nàng tiên cá đã đi vào tiềm thức bao nhiêu thế hệ bởi giọng ca trong vắt và một tâm hồn thánh thiện. Tưởng chừng đó chỉ là nhân vật trong câu chuyện cổ tích, nhưng những phát hiện về hóa thạch của sinh vật nửa cá nửa người gần đây lại đặt ra một câu hỏi: Liệu nàng tiên cá là có thật?
Trong khi truyền thuyết Hy Lạp ca tụng mỹ nhân ngư là những cô nàng nửa người nửa cá có sắc đẹp tuyệt thế và giọng hát mê hồn thì thực tế lại ghi nhận điều phũ phàng trái ngược: những sinh vật nhỏ thó, hình thù dị hợm và chưa bao giờ cất lên tiếng nói.
Lần đầu tiên người cá bước ra khỏi truyền thuyết hư ảo để hiện diện trước người trần mắt thịt là vào năm 1403. Nước lũ rút vội đã khiến cô mắc kẹt trên bờ biển Eton, Hà Lan, sau đó được 1 nhóm ngư dân tìm thấy. Theo cuốn sách “Speculum Mundi” xuất bản năm 1635 do đích thân Bộ trưởng nước Anh John Swan viết về sự kiện này, mỹ nhân ngư tỏ ra sớm hòa nhập với cuộc sống “trần gian”, thích mặc quần áo đẹp, thích dạo chơi, nghe các quý bà tâm sự, nhưng tuyệt nhiên không bao giờ nàng hé môi trò chuyện nửa lời.
Năm 1738, nhật báo London đăng tải một tấm hình gây sốc: một mỹ nhân ngư nhỏ bé được phát hiện bên bờ biển Hebrides, bị ném đá tới chết do người ta tưởng nhầm là quái thai. Sau đó cô người cá xấu số được mai táng cẩn thận, và nếu có ai tỏ ý nghi ngờ thì bất kỳ người già hay con trẻ nào trong làng cũng sẵn sàng thề độc để chứng minh câu chuyện có thật 100%.
Vào năm 2006, các cư dân của vùng biển Đông nước Nga vừa phát hiện một xác chết của…nàng tiên cá! Câu truyện thần thoại về nàng tiên tóc vàng có giọng ca trong như pha lê cuối cùng đã được hé mở
Những dân chài đã thực sự ngỡ ngàng khi chứng kiến cảnh một xác người có đuôi giống cá chết, trôi dạt vào bãi biển. Các nhà khoa học ngay lập tức đã được mời đến khám nghiệm. Hiện tổ chức sinh vật lạ đại dương của Nga vẫn chưa có câu trả lời chính xác về nàng tiên cá này.
Mới đây, nhà động vật học người Mỹ Carles Banze đã cho đăng bài khảo luận “Cơ sở sinh học của người cá” trên tờ Limnology & Oceanology, một tạp chí khoa học rất có uy tín của Mỹ. Bài viết có đoạn: “Người cá, mỹ nhân ngư, những quái vật biển dạng người… xin gọi chung là người cá – trong các truyền thuyết và trong lời kể của các nhân chứng hay những hình ảnh do người xưa vẽ lại, chúng ta thấy người cá nói chung đều có hai mắt cùng nhìn về một hướng như người mà không phải nhìn về hai hướng ngược nhau như cá.
Bàn tay người cá có ngón cái chĩa ngang như người, thuận tiện cho việc cầm nắm công cụ lao động. Các miêu tả đều cho thấy người cá có đầu khá to so với thân hình nói chung, chứng tỏ bộ não khá phát triển. Phần thân dưới của người cá hầu hết đều có hình dạng bơi chèo có rẻ quạt ở đầu chót tương tự đuôi cá voi. Lớp vảy trên thân thực chất là lớp da dày hoá sừng trông xù xì giống như vảy cá…”.
Giải thích về việc ngày nay người cá không còn hiện diện trong thiên nhiên, Banze tỏ ra hơi cực đoan khi cho rằng nguyên nhân là do sự phát triển của thế giới hiện đại gây ô nhiễm môi trường sinh thái và do sự đánh bắt thuỷ hải sản một cách vô độ đã khiến người cá tuyệt chủng.
Theo PLXH
Nóng hay lạnh
MR 1: Ê mày, tay con gái lạnh hay nóng?
MR 2: Nóng ran!
MR 1: Sao tao nghe nói tay con gái mát lạnh?
MR 2: Ừ, nhưng nắm xong, màng tang mày nóng ran!
THÀNH NGHĨA (Trà Vinh)
HOA KHÔI
MR: Chỉ thiếu chút nữa bà đã là một hoa khôi!
AD: Thiếu chút gì?
MR: Thiếu chữ k!
AD nghĩ 5 phút nghiến răng ken két!
TẤT CẢ
AD: Tui có thể ăn tất cả, bất kể món gì, miễn đó là đồ ăn!
MR: Và tất nhiên là trừ đồ bà nấu!
THÀNH PHÁT (Sóc Trăng)
BIẾT LIỀN HẬU QUẢ
Cu Tí: Ba ơi, chị Hai đang coi ti vi!
Ba: Kệ cho chỉ coi
đi con!
Cu Tí: Dạ, nhưng chị coi chương trình
dạy nấu ăn!
Ba: Con rút điện ra liền giùm ba, không ngày mai cả nhà mình lại phải ăn mì gói đó!
NGỌC DIỄM (Bình Dương)
GHÉT
AD 1: Mày làm gì mà giận gã bồ mày vậy?
AD 2: Thì suốt ngày hắn lòng vòng ở mấy dịch vụ game!
AD 1: Hắn nghiện game hả?
AD 2: Không, hắn ra... kiếm tao, nếu thấy thì về méc ba mẹ tao!
YÊN TĨNH
AD: Sao người ông hôi rình vậy? Ai mà dám đến gần!
MR: Thì tui đang tìm kiếm sự yên tĩnh mà!
NHƯ Ý (Bạc Liêu)
DỌC DỪA
AD: Ông thấy mũi tui vừa sửa đã giống mũi dọc dừa chưa?
MR: Ờ, nhìn thấy giống mũi... đọt dừa rồi đó!
THÀNH PHÁT (Sóc Trăng)
ĐỐ
MR: Tui có một câu đố mà không năm nào mấy đứa học cùng lớp tui đoán được!
AD: Câu gì vậy?
MR: Tui mấy tuổi!
AD: Đúng là bó tay!
THÀNH PHÁT (Sóc Trăng)
UỐNG NƯỚC
AD: Ông dẫn tui đi uống nước được không?
MR: Tất nhiên là được!
AD: Vậy đi liền đi!
MR: Ờ, ở gần đây có chỗ nào có cái giếng hay con sông không ta?!
THÀNH PHÁT (Sóc Trăng)
LỖ NẶNG
MR 1: Bữa qua tao lỗ nặng. Nàng nói tao sẽ dẫn theo em nàng đi ăn. Tao thấy nàng có một đứa em, nên đồng ý!
MR 1: Ai dè nàng có một em ruột nhưng hơn chục đứa em họ!
THÀNH PHÁT (Sóc Trăng)
HIỂU CON GÁI
AD: đồ ăn con tự nấu đó, có ngon không ba?
Ba: Ngon, nhưng con đổi đi một chút...
AD: Đổi món hả ba?
Ba: Không, đổi tiệm, chớ con mua hoài một chỗ ăn cũng ngán!
PHƯƠNG TRANG (Long An)
ĐÈN
AD: Nè ông dòm giùm tui, hình như tui mới bị lên cái "đèn pin" đúng không?
MR dòm: Không phải "đèn pin" mà là... đèn chùm bà ơi!
AD... khóc thét!
TRÚC MY (Q.2)
NÀNG TIÊN CÁ
MR nhìn thấy AD: Ôi, nàng tiên cá!
AD: Thiệt không?
MR: Thiệt, nàng tiên cá... nhà táng!
HIỀN CHÂU (Bình Thuận)
Theo mực tím
Khu rừng bí ẩn với những thân cây lạ Bao quanh khu vực gần thị trấn Gryfino, phía tây bắc Ba Lan là một khu rừng lớn gồm những cây thông có hình dáng thân đặc biệt. Khu rừng này được đặt tên là khu rừng bí ẩn. Có khoảng 400 cây thông trong rừng, được trồng từ năm 1930. Điều đặc biệt những thân cây luôn cong về phía bắc. Trông...