Những vườn nhãn tỷ đồng ở vùng sâu Sơn La
Với giá trị kinh tế trung bình từ 300-500 triệu đồng/ha, cây ăn quả, nhất là cây nhãn hiện đã vươn lên là cây trồng “không có đối thủ” tại tỉnh miền núi Sơn La. Đời sống nông dân vùng sâu xa xôi của tỉnh này đang có cuộc đổi thay ngoạn mục nhờ cây nhãn.
Một gốc nhãn, ngang 1 ha ngô
Sông Mã là huyện vùng sâu của tỉnh Sơn La giáp biên giới tây bắc Việt – Lào. Nhưng Sông Mã bây giờ không heo hút buồn tẻ nữa. Sông Mã mùa này là mùa vui.
Nhãn Sơn La năm nay được mùa được giá.
Dọc quốc lộ 4G từ huyện Mai Sơn xuôi về trung tâm huyện qua các xã Chiềng Khương, Chiềng Khoong, Chiềng Cang…, những ngày này, dòng xe tải từ các tỉnh miền xuôi tấp nập lên thu mua nhãn. Những ngôi nhà cao tầng nguy nga như biệt thự mọc lên san sát bên những vườn nhãn.
Cây nhãn theo chân những người dân Hưng Yên lên lập vùng kinh tế mới ở Sông Mã từ những năm 60-70 của thế kỷ trước, nhưng chỉ thực sự giúp người dân nơi đây thay da đổi thịt trong vòng 3-4 năm trở lại đây. Bước ngoặt ấy bắt đầu nhờ phong trào ghép cải tạo vườn nhãn.
Chúng tôi tạt vào vườn nhãn gần 500 gốc nhãn ghép của anh Phạm Văn Nhất, khu Tiên Sơn, xã Chiềng Khương.
Năm nay, do vùng nhãn Hưng Yên thiệt hại vì cơn bão số 1 nên thương lái khắp nơi đổ về vựa nhãn Sông Mã tranh mua, giá nhãn thương lái đặt mua tại vườn ở Sông Mã trung bình lên tới 23-25 nghìn đồng/kg, cao hơn từ 3 – 5 nghìn đồng/kg so với mọi năm.
Với vườn nhãn đã ghép cải tạo khoảng 600 gốc, trừ chi phí đầu tư, công hái khoảng 70 triệu đồng/ha, năm nay anh ẵm không dưới 400 triệu đồng.
Anh Nhất bảo, vườn nhà anh thuộc loại trung bình, chứ năm nay, ở vùng nhãn Chiềng Khương một số vườn như vườn anh Hà Dương (khu Thống Nhất), anh Xuân Nam (bản Khương Tiên)… thu tiền tỉ!
Ở huyện Sông Mã trong vụ nhãn năm nay, đã ghi nhận nhiều gốc nhãn ghép cho thu hoạch 400 kg quả, bán với giá đầu vụ lên tới 36.000 đ/kg, cho thu nhập gần 15 triệu đồng/gốc.
Video đang HOT
Kể về sự lên ngôi của cây nhãn Sông Mã hôm nay, anh Nhất bảo: Thực ra khoảng trước năm 2010, ở Sông Mã chẳng mấy ai để ý tới cây nhãn. Những năm đầu 1990, tỉnh Sơn La từng có phong trào trồng nhãn trên đồi trọc như trồng rừng để làm “cây xóa đói giảm nghèo”.
Những vườn nhãn trồng hàng chục năm chẳng ai chăm sóc nên còi cọc, quả bé, cùi lại mỏng nên chỉ có thể bán cho các lò sấy làm long nhãn. Giá nhãn trước đây năm cao chỉ 4.000 – 5.000 đ/kg, năm ế 2.000 đ/kg. Mỗi hecta nhãn năm được mùa chỉ khoảng 6-7 tấn, nếu trừ công thuê người hái thì xem như hòa vốn nên nhiều hộ thậm chí chẳng thèm thu hoạch, một số phá nhãn đi trồng ngô.
Thế nhưng từ năm 2011 đến năm 2012, phong trào ghép cải tạo vườn nhãn bắt đầu nở rộ ở Sông Mã. Ban đầu, mỗi hộ chỉ học lỏm nhau thuê người từ Hưng Yên lên ghép một vài chục cây. Thế rồi chỉ sau vài năm, khi một số diện tích nhãn ghép thu hoạch cho hiệu quả bất ngờ, phong trào ghép nhãn lan ra như một cơn lốc. Đến nay, Chiềng Khương là một trong những xã đi đầu ở Sông Mã, với gần như 100% diễn tích nhãn được ghép cải tạo.
Anh Nhất làm một phép tính: Trước đây, các hộ dân ở Sông Mã sống dựa vào trồng ngô. Trước, chi phí vật tư còn thấp nên mỗi hecta ngô còn có lãi 9-10 triệu đồng. Tuy nhiên giá ngô mấy năm rồi vẫn chỉ xoay quanh 5-6 nghìn đồng/kg, trong khi giá giống, phân bón, công thuê người cứ tăng vùn vụt.
Bây giờ mỗi hecta ngô nếu cộng tất tần tật tiền giống, công vỡ hố, công gieo hạt, thuốc trừ sâu, phân bón, công thu hoạch…, tính ra trừ chi phí chỉ có lãi khoảng 5 triệu đồng/ha. Trong khi đó, hiện mỗi gốc nhãn ghép cho thu hoạch trung bình từ 200-300kg quả, nếu nhân với giá bình quân các năm gần đây khoảng 20 nghìn đồng/kg thì mỗi gốc nhãn cho thu lãi ngang ngửa với 1 ha ngô!
“Năm 2014, nhà tôi đã chuyển hết 2ha ngô sang trồng nhãn. Nếu cây nhãn vẫn có giá như hiện nay, khoảng 3 năm nữa thôi, dân ở đây sẽ bỏ ngô trồng nhãn hết” – anh Nhất dự báo.
Những vườn nhãn tỷ đồng
Sau thời “trị vì” của cây ngô, cà phê nổi lên là cây trồng có tiếng tăm hàng đầu ở Sơn La trong suốt một thời gian dài. Cách đây 3-4 năm về trước, cây cà phê leo dần lên đồi cao, phá thế độc tôn của cây ngô.
Ở vựa cà phê chè huyện Mai Sơn (tỉnh Sơn La), mỗi hecta cà phê năm được mùa, cho sản lượng trên dưới 10 tấn quả, năm cà phê được giá, có thể tới 11 nghìn đồng/kg.
Một số vườn nhãn ghép 3 năm tuổi trồng trên đất dốc, đã cho những chùm quả 2-3 kg/chùm, tương đương giá trị 1 yến ngô
Trừ chi phí, người trồng cà phê có thể thu lãi 50-60 triệu đồng/ha. Đây là mức thu nhập tuyệt vời mà nông dân vùng cao Tây Bắc phải trầm trồ. Thế nhưng vài năm trở lại đây, giá trị kinh tế của cây cà phê đã chẳng là gì so với cây ăn quả, đặc biệt cây nhãn.
Quả đồi dốc rộng gần 2 ha tại tiểu khu Nà Sản (xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn) của ông chủ Nguyễn Văn Phòng cách đây vài năm còn là đồi cà phê, nhưng bây giờ đã được thay thế, phủ kín bằng cây nhãn. Những gốc nhãn ghép giống nhãn Hưng Yên chỉ sau 2 năm hiện đã cho quả trĩu trục trên triền đồi dốc, năng suất lứa quả bói cũng ngót nghét 8-9 tấn/ha.
Anh Phòng bảo, đây là bằng chứng cho thấy cây nhãn hoàn toàn có thể trồng được trên đồi núi dốc, miễn là độ sâu tầng đất phải trên 50-60cm.
Vị này phân tích: Cà phê cũng có giá trị, nhưng so với nhãn hiện nay chẳng là gì. Mỗi gốc nhãn ghép trồng năm thứ hai đã cho quả bói, từ năm tuổi thứ tư trở đi có thể cho trung bình từ 200kg quả/cây, mỗi hecta nhãn có thể cho 20-25 tấn, trừ chi phí đầu tư, mỗi năm thu nhập từ 300-400 triệu đồng/ha, gấp hàng chục lần so với cà phê khỏe như lật bàn tay. Cây nhãn cũng chịu hạn, dễ chăm sóc, không chịu rủi ro do sương muối, mưa đá như cà phê.
Ở Sơn La, anh Nguyễn Văn Phòng được mệnh danh là “vua nhãn”. Không chỉ vì gia đình đang sở hữu khoảng trên 7ha nhãn, mỗi năm cho thu nhập trên 2 tỉ đồng, mà còn bởi anh là một trong những người tiên phong đưa phong trào ghép cải tạo vườn nhãn ở tỉnh này.
Từng lang bạt kỳ hồ, năm 1995, anh quyết định đưa gia đình lên Sơn La lập nghiệp. Quê gốc Hưng Yên nên cây nhãn được anh lựa chọn đưa lên vùng đất mới. Thế nhưng cây nhãn thực sinh, trồng cả chục năm chỉ cho quả bé như đầu ngón tay (người dân hay gọi là nhãn cỏ).
Mọi sự thay đổi chỉ đến với anh Phòng từ năm 2010, khi một số gốc nhãn anh ghép cải tạo thử nghiệm cho kết quả bất ngờ với năng suất tăng gấp đôi, thương lái tranh nhau mua với giá cao chót vót. Cùng với việc ghép cải tạo 100% cho các vườn nhãn trước đây, hiện anh Phòng đã thành lập HTX nhãn chín muộn, thường xuyên duy trì từ 40-50 công nhân nhận ghép cải tạo nhãn vườn tạp trên địa bàn tỉnh Sơn La và các tỉnh lân cận.
“Vua nhãn” Nguyễn Văn Phòng phân tích: Từ chỗ bỏ đi, ghép cải tạo đã tạo nên cuộc đổi đời về giá trị cho cây nhãn Sơn La nhờ tăng được “3 gấp đôi”: Một là năng suất tăng gấp đôi, từ 6-7 tấn/ha lên mức trung bình 15-17 tấn/ha; hai là chất lượng, mẫu mã quả được cải thiện, giá bán tăng từ 2-3 lần so với trước đây. Đặc biệt, trước đây nhãn cỏ thường thì “năm cho quả, năm trả đất”, tuy nhiên nhờ ghép cải tạo kết hợp chăm bón, nhãn cho quả đều đặn hàng năm, tăng gấp đôi số vụ cho thu hoạch.
Theo Lê Bền (Nông nghiệp Việt Nam)
Màn ngẫu hứng của ứng viên Idol Kids và thần đồng đánh trống
Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa 2 tài năng âm nhạc nhí tại cửa hàng nhạc cụ đã tạo nên màn trình diễn ca khúc "60 năm cuộc đời" đầy ngẫu hứng.
Sau khi giành ngôi vị quán quân cuộc thi tìm kiếm tài năng Vietnam's Got Talent 2016, Trọng Nhân bất ngờ xuất hiện trước người hâm mộ một cách khá tình cờ. Nhưng lần này quán quân Vietnam Got's Talent kết hợp với một gương mặt đang rất được chú ý khác là Jayden Trịnh, ứng viên của Vietnam Idol Kids mùa đầu tiên.
Hôm 13/7, trên trang cá nhân của Jayden có chia sẻ clip với màn trình diễn ngẫu hứng của cậu bé và Trọng Nhân khiến người hâm mộ 2 tài năng nhí vô cùng bất ngờ và thích thú với gần 2.000 lượt like trên facebook. Chị Liên, mẹ của Jayden xác nhận với Zing.vn, đoạn clip được thực hiện hoàn toàn ngẫy hứng tại một cửa hàng nhạc cụ ở TP HCM.
Trong phần chú thích video trên trang cá nhân, Jayden giới thiệu một cách khá hóm hỉnh về màn trình diễn ngẫu hứng này: "Tuổi của cả 2 anh em cộng lại bằng 20 nên quẩy 60 năm cuộc đời cho sung". Sau đó, Jayden vừa đàn guitar vừa hát đầy ngẫu hứng còn cậu bé lãng tử Trọng Nhân đệm trống cho đàn anh của mình.
Jayden thích thú khi Trọng Nhân cũng để tóc dài và yêu thích phong cách giống như mình. Ảnh: cắt clip
Tham gia Vietnam's Got Talent mùa 6, ngay từ vòng loại đến chung kết, tay trống nhí Trọng Nhân luôn giữ vững phong độ và gây ấn tượng mạnh cho người xem. Với các giám khảo Trấn Thành, Huy Tuấn và Việt Hương, họ không ngần ngại gọi cậu bé 9 tuổi đến từ Đà Lạt là "thần đồng" để bày tỏ lòng ngưỡng mộ trước tài năng xuất chúng của em.
Không chỉ đánh trống cừ khôi, Trọng Nhân còn có thành tích học tập xuất sắc. Ảnh: Bá Ngọc
Chiến thắng của tay trống nhí tại đêm chung kết diễn ra tối 13/5 là điều không quá bất ngờ. Chưa qua trường lớp đào tạo, Trọng Nhân đến với chiếc trống từ khi chưa biết đọc chữ. Đến nay, cậu bé lớp 4 đã có thể chơi hoàn thiện khi nghe qua một lần. Về phía gia định, bố em chia sẻ muốn con học văn hóa tốt chứ không cho đi diễn. Tuy nhiên, Trọng Nhân cũng sẽ học trống chuyên nghiệp để hoàn thiện năng khiếu.
Trong khi đó Jayden Trịnh đang là một trong 4 cái tên sáng giá nhất cho ngôi vị quán quân Vietnam Idol Kids mùa đầu tiên. Cậu bé mang 2 dòng máu Việt Nam - Singapore này có thể chơi được 14 loại nhạc cụ khác nhau cùng khả năng hát song ngữ bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt.
Dù không giành được nhiều bình chọn từ khán giả nhưng người hâm mộ vẫn nhận được rất nhiều sự ủng hộ trước đêm chung kết Vietnam Idol Kids diễn ra vào ngày 17/9 tới đây. Ảnh: Nguyễn Thành
Bên cạnh đó, Jaden còn sở hữu phong cách và cách làm chủ cảm xúc rất đặc biệt khi lên sân khấu như một nghệ sĩ thực thụ. Dù nhận được số lượng tin nhắn bình chọn thấp hơn các thí sinh còn lại nhưng Jayden được bộ 3 quyền lực yêu thích vì sự bình tĩnh, điềm đạm và rất nghệ sĩ từ phong thái đến giọng hát cũng như tư duy âm nhạc văn minh.
Theo Tóc Tiên, cậu bé 12 tuổi mang hai dòng máu Việt - Singapore sẽ là ứng cử viên sáng giá nếu tạo được ấn tượng tốt hơn trong đêm chung kết. Tuy nhiên, em có điểm yếu ở khả năng phát âm tiếng Việt.
Chia sẻ về dự định của Jayden sau khi kết thúc cuộc thi Vietnam Idol Kids, chị Liên - mẹ em cho biết em sẽ tiếp tục quay trở lại New Zeland để để tiếp tục việc học tập. Còn định hướng trong tương lai gia đình cũng mong muốn Jayden học chuyên sâu về âm nhạc tại nước ngoài và sau này quay trở lại hoạt động tại Việt Nam. Mẹ Jayden cũng chia sẻ thêm về việc sẵn sàng trở về Việt Nam sống để con trai có điều kiện cống hiến cho nền âm nhạc nước nhà.
Theo Zing
Tỷ phú nhãn "2 giỏi" Ngoài việc là một tỷ phú ở "đất nhãn", anh Nguyễn Văn Thế còn là một cán bộ Hội giỏi được bà con nông dân xã Hàm Tử (huyện Khoái Châu, Hưng Yên) rất tin yêu, quý mến. Gian nan tìm hướng đi mới Trò chuyện với chúng tôi, anh Thế bảo: "Tôi làm cán bộ Hội là do hội viên tin tưởng...