Những vườn hồng quả sai oằn cây, dân hái mỏi tay không xuể ở xứ Nghệ
Hiện nay, người dân xã Nam Anh (Nam Đàn, Nghệ An) đang bước vào vụ thu hoạch hồng. Những vườn hồng sai quả dưới chân núi Đại Huệ chín vàng, tạo thành bức tranh tuyệt đẹp.
Mùa hồng Nam Anh đang đến, những vườn hồng sai quả dưới chân núi Đại Huệ đã chín vàng. Hiện xã Nam Anh có gần 100 ha hồng trồng ở các xóm 5, 6, 7, 8, 9, trong đó có 85 ha đã cho thu hoạch. Ảnh: Huy Thư
Mùa hồng ở đây bắt đầu từ tháng 9 và kéo dài hết tháng 11. Khoảng trung tuần tháng 9, khi trẻ em dạo các vườn hồng tìm quả chín bói trên cây cũng là lúc người dân chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch hồng. Ảnh: Huy Thư
Hồng chín cây đỏ au như quả cà chua, mềm, ngọt, thơm nức. Ảnh: Huy Thư
Người dân địa phương đang duy trì 2 loại hồng: hồng trứng, lá dài, quả to và hồng cậy, lá tròn, quả nhỏ. Đây là những giống hồng thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của vùng núi Đại Huệ. Trong ảnh: Những nhành hồng cậy sum suê quả chín. Ảnh: Huy Thư
Mỗi loại hồng ở đây có những đặc điểm riêng, nhưng đều cho quả nhiều, không hạt và thơm ngon. Trong ảnh: Hồng trứng quả to, đẹp, bắt mắt. Ảnh: Huy Thư
Video đang HOT
Mỗi gốc hồng tốt cho thu hoạch từ 2 – 2,5 tạ quả. Lúc hái hồng, người dân thường dùng thang và những chiếc xô nhựa. Ảnh: Huy Thư
Đầu mùa hái quả lựa chọn, cuối mùa thu hoạch đại trà. Bà Hồ Thị Minh ở xóm 8 cho biết: “Nhà tôi làm 0,5 ha, mỗi năm cũng thu hoạch 2 – 3 tấn hồng, bán được vài chục triệu đồng; bên cạnh đó còn có thu nhập từ các loại rau quả, gia vị trồng xen nữa”. Ảnh: Huy Thư
Theo người dân địa phương, trồng hồng đầu tư ít, là ưu điểm nổi bật so với các loại cây khác. Đầu tư ít, chi phí thấp nên hồng được mùa hay mất mùa người nông dân vẫn không phải “mất ăn, mất ngủ”. Trong ảnh: Một cái bẫy côn trùng làm từ chai nhựa treo trên cây hồng suốt mùa quả. Ảnh: Huy Thư
Các xóm 6, 7, 8 là những xóm có nhiều hộ dân trồng hồng (mỗi xóm trên dưới 100 hộ dân), hộ trồng nhiều nhất trên 2 ha. Ông Nguyễn Hữu Nam (53 tuổi) ở xóm 7 cho biết, gia đình ông trồng 100 gốc hồng, mỗi năm cho thu nhập khoảng 70 – 75 triệu đồng. Ảnh: Huy Thư
Mùa hồng, người dân chọn ngày nắng ráo để thu hoạch. Hồng sau khi hái được cho vào bì để vận chuyển xuống núi. Năm nay, giá hồng bán sỉ cho các lái buôn có giảm so với năm trước; hiện hồng cậy 10.000 – 11.000 đồng/kg, hồng trứng 16.000 -17.000 đồng/kg. Ảnh: Huy Thư
Hồng tùy từng loại mà được ủ khô hoặc ngâm trong nước để làm chín. Hồng ủ thì chín mềm, chuyển màu đỏ thắm; hồng ngâm thì giòn, vẫn giữ màu vàng tươi. Những năm qua, hồng Nam Anh đã được chuyển đi tiêu thụ khắp nơi, nhất là TP. Vinh và các tỉnh, thành phía Bắc. Ảnh: Huy Thư
Mỗi năm cây hồng ở Nam Anh cung cấp cho thị trường từ 300 – 500 tấn quả, đem lại thu nhập cho người dân từ 5 – 7 tỷ đồng, hồng tiếp tục khẳng định là cây chủ lực “dễ tính” trên vùng đất đồi địa phương. Ảnh: Huy Thư
Theo Huy Thư (Báo Nghệ An)
Hồng vành khuyên ngọt lịm 100 năm tuổi xứ Lạng vào mùa thu hoạch
Đây là giống hồng khi chín rất giòn, vị ngọt, được người dân Văn Lãng (Lạng Sơn) bán khắp tỉnh thành.
Hồng vành khuyên được trồng ở xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Hồng ưa sống trên đồi núi dốc, mùa đông rụng lá, xuân lại ra, người trồng chỉ phải dọn cỏ gốc.
Hồng là cây chịu hạn tốt nhất trong các giống cây nông nghiệp trồng tại vùng đất Lạng Sơn.
Những cây hồng 10 tuổi trở lên thường cao 3-5 m, cành nhỏ, giòn nên người dân dùng thang tre tự chế để trèo hái. Cây hồng tuổi thọ gần trăm năm, cho thu hoạch cả trăm kilogam mỗi mùa.
"Hồng nhân giống bằng cách ươm rễ có thể 3 năm cho quả. Dùng hạt để ươm làm mắt ghép sẽ cho thu hoạch sớm. Một hecta gia đình tôi thu khoảng 10 tấn hồng", ông Hoàng Văn Áy (thôn Nà Mồ, xã Tân Mỹ) nói.
Hồng rất nhạy cảm với nước, nếu mưa liên tục cây sẽ rụng quả. Năm 2017, huyện Văn Lãng thí điểm trồng hồng theo mô hình VietGap với diện tích 50 ha, dự kiến cho thu hoạch 2.000 tấn, cao hơn năm trước (2016 đạt sản lượng 1.500 tấn).
Quả khi chín được hái về ngâm nước hai ngày hai đêm để khử chát, để thêm một ngày để hồng lên bột, khi đó ăn sẽ giòn, ngọt thanh mát hơn.
Hồng vành khuyên có mặt tại khắp tỉnh thành. Đầu năm, người trồng đã nhận được nhiều đơn đặt hàng từ TP HCM và các tỉnh miền Trung.
Hồng vành khuyên được phân loại, xếp vào thùng xốp để đưa đi tiêu thụ.
Theo Ngọc Thành (Vnexpress)
Lão nông xây lò sấy hồng giòn và ấp ủ đưa sản phẩm xuất ngoại Ông Phạm Văn Quyết ở Tiểu khu 34, Thị trấn Nông trường, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La là người đầu tiên mua máy sấy hồng giòn. Ông Quyết mong muốn với sản phẩm này sẽ tìm đường xuất ngoại. Tháng 9 là thời điểm ông Quyết thu hoạch hồng. Với 1000/3000 cây hồng đã cho thu hoạch, nên ông Quyết đứng trước...