Những vườn cúc Tết “thảm hại” sau 5 trận lũ liên tiếp
Đã cận Tết Nguyên đán nhưng nhiều vườn cúc ở thôn Bình Lâm (xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, Bình Định) không có dấu hiệu bung nụ. Trong khi có những người trồng cúc cố “thúc” để hoa nở đúng hẹn thì nhiều chủ vườn bỏ lơ không buồn chăm sóc.
Bà Ngọc thẫn thờ bên vườn cúc xác xơ do hứng chịu 5 đợt lũ liên tiếp
Sau lũ, nhiều vườn cúc ở làng cúc cúc Bình Lâm (xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, Bình Định) rơi vào cảnh tiêu điều, xơ xác. Một số chủ vườn lâm vào cảnh trắng tay, một số chủ vườn thì gắng gượng “thúc” hoa nở kịp Tết nhằm vớt vát lại chút tiền vốn, công sức bỏ ra chăm sóc. Trong khí đó, có nhà vườn thì bỏ mặc không buồn chăm sóc để những chậu cúc héo rũ.
Lầm lũi giữa vườn cúc trên 200 chậu xơ xác sau lũ càn quét, bà Phạm Thị Ngọc (62 tuổi, ở thôn Bình Lâm, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước) thẫn thờ bởi cúc chết xem như mất Tết. Bà Ngọc than thở: “Hơn 200 chậu cúc, công chăm sóc mấy tháng trời trôi sông hết. Thông thường, lũ chỉ ngập 1 ngày nước sẽ rút, nhưng năm nay chịu 4-5 đợt lũ liên tiếp. Nặng nhất là đợt lũ thứ 5, nước lũ lớn, nước ngập sâu, cây cúc bị ngâm nước dài ngày nên bị chết hơn một nửa số chậu. Bà con ở đây, 3 ngày Tết trông cả vào cúc. Giờ đây, cúc chết lấy gì lo Tết, lấy gì để trả nợ tiền mua giống, mua thuốc, phân để chăm cúc những tháng qua”.
Bà Ngọc ngậm ngùi nói thêm: “Năm này, làng cúc Bình Lâm mất Tết, chỉ một số ít hộ có nền đất cao ít bị ngập nước, cây cúc đẹp nên đã có thương lái về đặt tiền cọc. Còn vườn cúc của gia đình tôi và nhiều hộ bị “chê”. Vợ chồng đang cố gắng chăm sóc để bán bông cắm bình, vớt vát được đồng nào hay đồng đó. Nhưng e cúc cũng không kịp nở đúng Tết”.
Các nhà vườn đang tìm mọi cách “thúc” để cúc nở đúng dịp Tết Nguyên đán
Ngay vườn kế bên, bà Trần Thị Minh (50 tuổi, thôn Bình Lâm, xã Phước Hòa) với 300 chậu cúc nhưng có đến 200 chậu bị héo rũ chết vì ngâm trong nước lũ gần cả tháng trời. Hiện còn 100 chậu nhưng trong tình trạng “ngậm” nụ, không có dấu hiệu nở đúng dịp Tết.
“Thời điểm này năm ngoái bông cúc đã chúm chím vàng đều nhưng đến thời điểm này, cúc “ngậm” nụ không chịu nở. Tui trông cho cúc nở kịp Tết bán bông bình gỡ gạc lại tiền giống còn khó, chứ nói gì đến tiền công và lời lãi”, bà Minh nói.
Chua xót hơn, vườn cúc của anh Văn Tấn Hưng (34 tuổi, ở đội 4, thôn Bình Lâm, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước) có 250 chậu. Lúc lũ tràn vào, anh cùng họ hàng khiêng được 100 cây chạy lên khu đất cao. Số còn lại, anh đành phó mặc cho ông trời định đoạt. Lũ rút, nhìn vườn cúc xác xơ, biết không thể “cứu”, anh Hưng cũng đành bỏ mặc chẳng buồn chăm sóc.
Video đang HOT
“Cúc tôi trồng là giống cúc pha lê, bộ rễ cây yếu hơn cúc đại đóa nên gặp nước là hư, héo hết. Một nửa vườn đang trong tình trạng héo, rũ. Nhìn vườn cúc, tôi thấy ngán ngẩm. Biết là lỗ nhưng có cố gắng cũng không thể cứu vãn nên đành bỏ mặc. Chỉ còn 100 chậu, vợ chồng cố gắng chăm sóc vớt vát lấy tiền giống, công sức bỏ ra thành công cốc” – anh Hưng tâm sự.
Vườn cúc 250 chậu của gia đình anh Hưng bỏ mặc héo rũ vì “hết phương cứu chữa”
Bà Minh mếu máo bên vườn cúc 300 chậu không nở kịp Tết do lũ nên không có thương lái đặt mua như mọi năm
Theo ghi nhận, thời điểm cuối năm 2016, mưa liên tục, tỉnh Bình Định hứng chịu 5 đợt lũ liên tiếp nên hầu hết các làng cúc ở Vĩnh Liêm (thị xã An Nhơn) và làng Bình Lâm (ở xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước) đều bị thiệt hại nặng nề. Cúc bị ngâm nước lâu này, số bị chết, số thì bị tuột hết lá chân nên mất giá trị.
Cẩn thận ngắm nghía chậu cúc đang trơ trọi lá ở phần gốc, ông Trần Văn Võ (52 tuổi) lắc đầu: “Không bị héo úa nhưng riêng việc bị tuột lá ở phần gốc cũng đã làm chậu cúc rớt giá thê thảm. Người chưng cúc ngày Tết luôn chọn chậu hoa và lá đầy đặn sum suê từ ngọn đến gốc. Năm nay, dù cúc sẽ hiếm nhưng đang bị mất giá vì thương lái chê cúc xấu do bị tuột lá gốc”.
Doãn Công
Theo Dantri
Nông dân Bình Định gượng dậy sau sự cố vỡ đê
Ngay sau khi sự cố vỡ đê Gò Ông Ngôn (thôn Hữu Thành, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, Bình Định) được khắc phục, người nông dân ở xã Phước Hòa đang căng mình ra đồng khắc phục sa bồi, thủy phá để gieo sạ kịp đón Tết.
Chiều 8/1, ghi nhận của PV Dân trí, đoạn đê dài gần 70 mét ở Gò Ông Ngôn đoạn giao giữa hai thôn Bình Lâm và thôn Hữu Thành (xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước) bị vỡ cách đây gần 1 tháng do đợt lũ hồi cuối năm 2016 đã được khắc phục.
Ngay sau khi nước rút, nông dân tất bật mang cuốc, cùng các phương tiện cơ giới xuống ruộng khắc phục sa bồi, thủy phá chuẩn bị gieo sạ kịp đón Tết. Thế nhưng, điều nông dân lo lắng đoạn đê mới được khắc phục tạm thời nếu gặp mưa lớn có thể tiếp tục vỡ thì toàn bộ diện tích lúa mới gieo sạ sẽ bị ngập nước hư hỏng. Chưa kể đến việc gieo sạ chậm so với thời vụ sẽ khó kiểm soát tình hình sâu bệnh, năng suất có thể ảnh hưởng, dẫn đến chuyện người dân lo thiếu ăn đến giáp hạt đang hiển hiện.
Nước rút, nông dân tỉnh Bình Định hối hả ra đồng khắc phục sa bồi chuẩn bị gieo sạ cho kịp đón Tết
Nước vừa rút, nông dân Sáu Lộc (68 tuổi, thôn Hữu Thành, xã Phước Hòa) vội vác cuốc ra ruộng đắp bờ, thuê máy cày làm đất chuẩn bị gieo sạ sớm ngày nào hay ngày đó.
"Trận lũ kinh hoàng cuối năm 2016, khiến 6 sào ruộng của gia đình tôi bị chìm trong nước lũ hơn 1 tháng nay. Nước rút, tôi lo làm đất để ngày mốt gieo sạ, nhưng còn gần 2 sào bị sa bồi nặng chưa khắc phục kịp nên không dám ngâm giống. Đúng thời vụ, lúa bây giờ đã sạ được hơn 1 tháng thì giờ xanh tốt rồi. Nhưng gặp 5 trận lũ chồng lũ, ruộng đồng chìm trong biển nước không thể gieo sạ. Bây giờ mới gieo sạ thì phải qua tháng 2 âm lịch lúa mới trổ, lúc đó gặp gió nồm lúa dễ bị lép, mất mùa điều dễ xảy ra"- ông Lộc cho biết.
Đang đắp bờ đám ruộng nước còn rút chưa hết, bà Lê Thị Hoa (50 tuổi, trú thôn Bình Lâm, xã Phước Hòa), thở dài: "Hiện nay, đã quá lịch gieo sạ hơn 1 tháng nhưng nước còn ngập lênh láng làm sao mà sạ. Mới cách đây 3 ngày, đoạn đê Gò Ông Ngôn bị vỡ vừa vá xong lại tiếp tục vỡ, nước ngập trở lại nên tôi chưa dám ngâm giống. May mà bây giờ đê đã vá lại rồi nhưng tôi vẫn lo vì sợ đê vỡ lần nữa, nếu mình gieo sạ xuống thì chỉ có mất trắng. Tình hình này, nguy cơ người dân thiếu lúa ăn đến khi giáp hạt là cái chắc. Tết này cũng chẳng có gì vui mà mong chờ Tết đến".
Hàng trăm ha đất sản xuất lúa bị sa bồi, thủy phá chưa thể khắc phục, người dân không thể sản xuất có thể thiếu đói
Ông Nguyễn Văn Nhâm, Chủ tịch UBND xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, cho biết: "Sau 5 trận lũ, gần 70m đê sông Gò Ông Ngôn cao hơn 2m bị cuốn sạch và xới sâu hơn 4m tạo thành một dòng sông nhỏ, khiến cho tiến độ sản xuất vụ lúa Đông Xuân bị chậm trễ. Chưa kể 350 ha lúa vùng ven nhánh sông Nha Phu đã được gieo sạ trước đó cũng bị hỏng do ngập úng, đổ ngã trong bùn đất, nhiều thửa ruộng bị đất cát bồi lấp. Sau khi lũ rút, các lực lượng công an, bộ đội... hỗ trợ hàn khẩu tuyến đê, thu dọn đất, cát bồi lấp dưới ruộng, giúp dân sớm ổn định cuộc sống và sản xuất".
Theo Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định, toàn tỉnh hiện co 1.500 ha ruông lua bi sa bôi, thuy pha vi mưa lũ. Hiện nay, cac lưc lương vũ trang Bô Quôc phong, Bộ Công an đóng quân trên địa bàn tỉnh Bình Định, cung các lực lượng tại địa phương toa đi khăp nơi giup dân khắc phục sa bôi, thủy phá, hàn khẩu đê, giúp bà con nhân dân sớm ổn định cuộc sống và sản xuất chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017.
Mưa lũ cộng với đê Gò Ông Ngôn ở (xã Phước Hòa) bị vỡ đoạn dài gần 70 mét khiến hàng trăm ha đất sản xuất lúa bị ngập nên chậm lịch gieo sạ cả hơn 1 tháng
Đê Gò Ông Ngôn mới được khắc phục, nước rút nên người dân xã Phước Hòa hối hả ra đồng khắc phục sa bồi chuẩn bị gieo sạ cho kịp đón Tết
Những phụ nữ dốc sức kéo đất san cho phẳng mặt ruộn để chuẩn bị sạ lúa giống
Trên khắp các cánh đồng tỉnh Bình Định, bà con nông dân đang tích cực làm đất để gieo sạ theo phương châm càng sớm càng
Bà Hoa lo lắng vì đám ruộng nước chưa rút hết nên bà chưa dám ngâm giống
Những đám ruộng bị lũ cuốn xói sâu, nông dân phải dùng trâu kéo đất từ nơi cao để san phẳng mặt ruộng
Doãn Công
Theo Dantri
Điều tra vụ một người chết khi CA giải tán đánh bạc Sau khi công an giải tán một nhóm đánh bạc ở Bình Định, một thanh niên tử vong bất thường. Sáng 3-1, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, Thiếu tướng Nguyễn Bá Nhiên, Giám đốc Công an tỉnh Bình Định, cho biết rạng sáng nay Trung tâm Pháp y tỉnh đã khám nghiệm tử thi để điều tra nguyên nhân cái chết của...