Những vùng giàu Hà Nội: Biệt thự Hồ Tây, gia thế truyền đời
Không thể có một Hồ Tây thứ hai. Giữa lòng Thủ đô, thật khó tìm một vị trí nào có không gian “đáng để sống” như khu biệt thự Hồ Tây.”. Với dân nhà giàu, có đất mặt Hồ Tây chứng tỏ có giá thế truyền đời.
Nằm ẩn mình sau những rặng cây xanh, hưởng trọn vẹn không khí trong lành của hồ nước, khu vực Hồ Tây từ lâu đã trở thành khu sống của giới nhà giàu Hà Thành. Hồ Tây là nơi đến thư giãn của người Hà Nội và cũng là nơi ở lý tưởng của những người nước ngoài đang sống và làm việc ở chốn Hà Thành, với hàng trăm ngôi biệt thự phía Tây.
Sở hữu cảnh quan vốn có của thiên nhiên, gắn liền với lịch sử lâu đời của thủ đô đã làm cho khu biệt thự ven Hồ Tây thêm ý nghĩa. Vị trí ngay giữa trung tâm thủ đô nên rất tiện ích cho những nhu cầu mua sắm cũng như vui chơi giải trí. Mặt hồ rộng, không gian cây xanh nhiều, dịch vụ tiện ích..tất cả tạo nên một không gian sống yên bình, lãng mạn và không kém phần hiện đại. Hiện tại ở Việt Nam chưa có khu vực tương tự hấp dẫn như khu Hồ Tây.
Hồ Tây hình thành khu sống của giới đại gia Hà Nội
Theo khảo sát, những căn biệt thự của giới nhà giàu ở đây rộng hàng trăm mét vuông. Chủ nhân của những ngôi nhà trăm tỷ này chủ yếu là người gốc Hà Nội, Việt kiều, doanh nhân, còn đối tượng thuê thường là người nước ngoài đang làm việc tại Hà Nội. Không chỉ gây choáng ngợp bởi giá trị hàng chục tỷ đồng, các biệt thự này còn được thiết kế theo phong cách độc đáo, không đụng hàng. Các biệt thự, nhà hàng với các kiểu kiến trúc khác nhau đã phơi ra vẻ giàu sang, quý phái. Khu biệt thự Vườn Đào là nơi hội tụ của rất nhiều đại gia với hàng trăm biệt thự triệu đô, đẳng cấp.
Đơn cử như biệt thự của bầu Kiên nằm cuối ngõ 27 đường Xuân Diệu (phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội) nằm sừng sững bên ven hồ Tây, rộng khoảng 500 m2, với 3 mặt tiền, um tùm những cây cảnh giá trị, đẹp mắt, có hồ bơi rộng 100m2, biệt thự xây dựng kiểu Pháp… Nếu tính giá trị trên thị trường từ khoảng 300 triệu đồng/m2 tại Khu 13ha Tây Hồ, nơi biệt thự Bầu Kiên tọa lạc, thì căn biệt thự 500m2 của Bầu Kiên trị giá hàng trăm tỷ đồng.
Bà Vân, chủ một ngôi biệt thự hơn 400m2 ở phường Quảng An cho hay, nếu tính theo giá trị trường khoảng 300 triệu đồng/m2, ngôi nhà bà lên tới 120 tỷ đồng. Theo bà Vân, nhiều người thực sự sốc khi biết tới giá trị của những ngôi biệt thự ở đây.
Biệt thự hàng trăm tỷ của bầu Kiên
Mặc thị trường bất động sản đang giảm nhiệt, giá đất tại khu vực quanh mặt nước Hồ Tây vẫn giữ được giá bán. Giá đất khu vực hồ Tây trung bình khoảng 250 – 400 triệu đồng/m2 tùy vị trí. Khu vực quanh Phủ Tây Hồ, khu vực gần Quận uỷ Tây Hồ, khu vực vườn đào gần đường Lạc Long Quân, khu vực Phú Thượng được nhiều người mua quan tâm.
Từ khi con đường ven hồ đường mở, hình thành một dãy biệt thự, liền kề sang trọng mới sát mặt hồ, giá trị vô hình và hữu hình của khu vực quanh Hồ Tây càng được tăng thêm nhiều lần, giá cao nhất, lên tới 300 – 400 triệu đồng/m2.
Video đang HOT
Biệt thự hồ tây có giá hàng chục tỷ
Theo anh Bình, đại diện một sàn BĐS tại Trung Hòa Nhân Chính, giá nhà ở khu vực Hồ Tây vốn dĩ đã đắt. Khu vực này thường chỉ dành cho các đại gia mua để hưởng thụ, rất ít người dân bình thường có đủ điều kiện mua để ở. Giá BĐS ở khu vực này trung bình khoảng 250 – 300 triệu đồng/m2, tuy nhiên rất ít giao dịch.
Ông Trần Ngọc Quỳnh, đại diện một chủ đầu tư cho rằng, so với các khu vực nội đô, cuộc sống quanh hồ Tây khá yên tĩnh và trong lành, riêng biệt chính vì thế giới nhà giàu luôn quan tâm.
“Khó có nơi nào ở Hà Nội nhiều cây xanh như Tây Hồ, chưa kể tới việc đường ven hồ được mở rộng đã làm gia tăng giá trị BĐS ở khu vực này. Những người giàu họ chọn cuộc sống ẩn dật dưới những ngôi nhà cổng tường kín mít và cây cối bao quanh”, ông Quỳnh nói.
Nhà mặt đường ven hồ có giá hàng trăm triệu đồng mỗi mét vuông
Thực tế, hiếm có khu vực nào ở Hà Nội có địa thế đẹp như Hồ Tây. Từ ngàn xưa, người Hà Thành đã lấy Hồ Tây làm chuẩn, hình thành các ngôi làng đông đúc, phát triển làng nghề. Từ đó, cũng hình thành lên một khu vực tập trung nhiều đại gia của Hà Nội, trong đó phải kể tới các khu vực Thuỵ Khuê, Tứ Liên, Quảng An.
Xét về môi trường sống, cảnh quan đẹp và vị trí trung tâm, Hồ Tây luôn được xếp hạng đầu bảng. Đây là khu vực yên tĩnh, gần hồ, nhiều cây xanh với không khí trong lành và sự riêng biệt. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng ở đây rất phát triển với đủ các loại hình giải trí đáp ứng nhu cầu sống như khách sạn, nhà hàng quốc tế, siêu thị, cơ sở chăm sóc y tế, trường học quốc tế cho mọi lứa tuổi… Cơ sở hạ tầng ở đây rất phát triển, giao thông thuận lợi, từ khu vực Hồ Tây, khách hàng dễ dàng đi lại vào trung tâm thành phố, ra sân bay.
Nếu nói đến hồ Tây mà không nói đến khu tâm linh thì quả thật thiếu sót lớn. Xung quanh hồ, ngoài các khu ăn uống, vui chơi, nghỉ ngơi còn có rất nhiều ngôi Đình, Chùa cổ kính với kiến trúc độc đáo và tiếng tăm lẫy lừng.
Hà Nội đang hình thành những khu đô thị mới sang trọng, những chốn an cư mới của giới nhà giàu. Tuy nhiên, theo ý kiến của kiến trúc sư Nguyễn Thanh Tùng, không thể có một Hồ Tây thứ hai bát ngát, lung linh với những huyền thoại, truyền thuyết – ngay giữa lòng Thủ đô. “Giữa lòng thủ đô ồn ả và tấp nập, thật khó có thể tìm một vị trí nào có không gian sống “đáng để sống” như khu biệt thự Hồ Tây.”, ông Tùng cho hay.
Theo Duy Anh
VEF
Dỡ gỗ sưa đình làng và 'đại bác' tương lai
Hệ lụy chưa nhìn thấy là những viên đạn "đại bác" vô hình mà họ sẽ phải lĩnh nhận vì "bắn súng" vào quá khứ.
Làm rõ động cơ dỡ đình bán gỗ sưa
Dỡ đình bán gỗ sưa mua... sổ tiết kiệm Đã xác định người mua gỗ sưa đình Cựu Quán
Rúng động vụ dỡ mái đình lấy gỗ sưa đem bán
Một vùng quê rất đỗi yên bình bỗng xôn xao khi dân làng, ban đầu là ngỡ ngàng, sau đó là bất bình, bức xúc phát hiện một phần kiến trúc của đình làng bị tự ý dỡ xuống, lấy đi bốn thanh gỗ sưa nặng 127,5kg, quy đổi thành 1 tỷ 200 triệu đồng.
Gây ra hành động này là bốn người có chân trong Ban Khánh tiết những người được cộng đồng cắt cử để coi sóc một di tích thuộc về tâm linh, nơi cộng đồng tri ân người có công với làng, được phong Thành hoàng: đình làng của thôn Cựu Quán, xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức.
Công việc họ làm trong ban Khánh tiết không có lương bổng, nhưng cái danh, niềm vinh dự lại lớn hơn vật chất bội phần. Làng Cựu Quán có một lệ bất di bất dịch là Trưởng ban Khánh tiết, người chịu phần "lễ" trong ngày giỗ Thánh, nếu gia đình hai bên nội ngoại có người mặc áo xám (có tang), sẽ ngay lập tức phải tìm người khác thay thế.
Bốn người này đã tự ý lên kế hoạch dỡ mái hiên đình, nơi có bốn thanh kẻ làm bằng gỗ sưa bán đi, thay vào đó là loại gỗ khác. Cuộc mua bán chưa thành thì dân làng phát hiện...
Hiện trường mái đình bị dỡ gỗ sưa. Ảnh: Thanh niên
Họ phân trần rằng, tiền bán gỗ sưa là để tôn tạo lại chính di tích ấy, mua ruộng để mở rộng đình, chuyển đình ra hướng mới. Song, trớ trêu ở chỗ, ruộng ấy lại chính là của người đang làm trong Ban Khánh tiết, của họ hàng, con cháu người làm trong Ban Khánh tiết...
Cái lý ấy, khó mà chấp nhận được, huống chi việc xây, chuyển hướng đình chùa vốn là sự hệ trọng từ xưa đến nay, phải họp bàn rất kỹ lưỡng.
Chuyện "cầm đèn chạy trước ô tô" của bốn vị thủ từ đình Cựu Quán có thể đổ lỗi do họ hăng hái, nhiệt tình quá mức. Nhưng họ đã không lường được hậu quả việc mình làm.
Chúng không chỉ là những hệ lụy bề nổi, ngay lập tức xảy đến, như bị cơ quan chức năng vào cuộc để tìm hiểu "động cơ, mục đích dỡ đình bán gỗ sưa", hay hành vi vi phạm pháp luật "xâm hại di tích lịch sử" được cụ thể hóa bằng các điều luật... Hệ lụy chưa nhìn thấy là những viên đạn "đại bác" vô hình mà họ sẽ phải lĩnh nhận vì "bắn súng" vào quá khứ.
Tôi còn nhớ một câu chuyện do chính ông Nguyễn Thanh Tùng, hậu duệ đời thứ 5 của cụ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, người đang trông coi từ đường thờ cụ Nguyễn kể lại. Năm 1947, giặc Pháp tìm cách rót bom bắn phá từ đường thờ Nguyễn Khuyến. Thế nhưng, tay đồn trưởng bốt Cầu Sắt đã cấm lính: "Đây là đền thờ một vị Thánh nho, một danh nhân, muốn sống không được đụng đến!".
Đến những năm 1950, tao đoạn loạn lạc, kẻ trộm vào lấy trộm đôi rồng nạm ngọc trong ngôi từ đường. Chẳng bán được cho ai, tên trộm cả cuộc đời cứ nơm nớp sống trong bất an... Đến khi sắp chết, người này bảo con cháu đi lấy lại kỷ vật ấy trả lại Từ đường cụ Nguyễn, mới nhắm mắt xuôi tay được...
Lại chuyện khác, cách đây mươi năm, có một bà cụ sai con cháu cáng đến tận nhà ông Tùng. Bà cụ 90 tuổi, sắp gần đất xa trời, mang trả một mẩu gỗ, nguyên là một câu đối của cụ Nguyễn Khuyến. Bà đến xá tội với gia đình, vì đã trót dại lấy câu đối của cụ đóng giường cưới cho con trai, vì cái thời ấy gỗ lạt hiếm như gạo châu, củi quế...
Đình Cựu Quán. Ảnh: Di Linh
Những chuyện "châu về Hợp Phố" như thế trong nhân gian chẳng làng nào không có. Như ở làng tôi, các cụ kể lại chuyện, chẳng biết thực hư ra sao, đó là vào những năm 1960, ao đình làng có phiến đá cổ phẳng lì, trên mặt đá có trổ những hàng chữ cổ. Bà con tận dụng nó làm cầu ao để làm đồng về qua ao đình rửa chân tay, dụng cụ...
Về sau, một đám khoảng chục trai làng hò nhau khênh phiến đá chuyển ra bờ sông gần cánh đồng cho tiện việc thau rửa. Phiến đá sang vị trí mới, cả đám thanh niên về nhà lăn ra ốm lăn ốm lóc, chỉ khi họ bảo nhau lễ lạt, đem phiến đá về vị trí cũ mới được "trả hồn về xác".
Còn ở thôn Cựu Quán, ông Nguyễn Xuân Phong, một người cao tuổi, kể lại: Đình Cựu Quán thiêng lắm. Trước, có anh trương tuần lấy chiếc hòm gỗ đựng di chỉ của đình về nhà làm hòm đựng giấy tờ, bị Thánh phạt ốm lên ốm xuống. Người ấy được mách bảo, phải lễ lạt chuộc tội, mãi Ngài mới tha cho. "Một viên ngói của đình còn không ai dám tơ hào, huống chi những việc trọng đại...".
Chuyện lấy của đình, của chùa "một đền mười", chuốc phải nghiệp chướng trong nhân gian vốn hư hư thực thực, chẳng ai lý giải, chứng minh được nhưng nó vẫn là niềm tin nơi tâm thức. Trong cuộc sống, không phải lúc nào pháp luật cũng "với tới" tội lỗi con người. Vì thế, "luật" nhân quả vô hình tồn tại là để răn đe con người tiết chế lòng tham, giữ đạo thẳng ngay.
Nhà thơ Rasul Gamzatov từng có một câu nổi tiếng: "Nếu bạn bắn vào quá khứ bằng súng lục, thì tương lai sẽ bắn vào bạn bằng đại bác". Biết sợ những viên đạn đại bác tương lai, dù chúng vô hình, con người cũng sẽ biết run tay hơn trước việc xấu...
Di Linh
Xem bài cùng tác giả Chuyện nhặt năm cũ Tôi là đứa con xa xứ. Những lần về quê, một năm có lẽ đếm được trên đầu ngón tay. Phần vì công việc, một phần lớn cũng bởi sự chưa chín chắn, chưa bị sóng gió đánh cho bầm dập... để ngộ ra một điều, quê hương, đấy là chỗ neo đậu. Trong những lần về quê hiếm hoi ấy, dài nhất có lẽ là dịp Tết.
Theo_VietNamNet
Chê phố khó ở, đại gia ôm tiền về quê Khi đời sống ngày càng phát triển, việc giải quyết một chỗ ở đơn thuần sẽ không còn là mối bận tâm thường trực. Thay vào đó là câu hỏi: "Ở như thế nào?". Không ít đại gia bỏ phố đã về quê "giấu mình" vào khung cảnh bình yên, tách khỏi chốn đô thị ồn ào, bụi bặm. Xu hướng sống mới...