Những vùng đất khắc nghiệt nhất Việt Nam
Dù khắc nghiệt, nguy hiểm, lạnh giá, Mẫu Sơn, Đồng Văn… luôn là điểm đến mà mọi du khách đều ao ước đặt chân đến.
Vùng đất lửa Quảng Trị: Từng là vùng đất hứng chịu bom đạn khốc liệt trong kháng chiến nên dù đã được chủ tâm xây dựng, phát triển, đến Quảng Trị, chúng ta vẫn cảm nhận được những vết hằn chưa thể xóa mờ. Bên cạnh những tàn tích của cuộc chiến, Quảng Trị cũng có hàng loạt danh lam, thắng cảnh để bạn chiêm ngưỡng, khám phá, như cầu Hiền Lương, sông Bến Hải, biển Mỹ Thủy, biển Cửa Việt, hang động Brai, thành cổ Quảng Trị…. Ảnh: Trần Khôi.
Chốn rừng thiêng nước độc U Minh: Rừng U Minh gồm U Minh thượng và U Minh hạ,đây nổi tiếng với nhiều loài thú dữ, rắn độc, ong, muỗi rừng, cá sấu… khiến du khách khiếp vía khi vô tình “diện kiến”. Tuy nhiên, nếu biết phòng bị và bỏ qua những lo lắng ban đầu, bạn sẽ có dịp khám phá, tìm hiểu một trong những khu rừng ngập mặn đặc trưng của Việt Nam và thế giới. Ảnh: Govietnamtour.
Dãy núi Trường Sơn: Trong lịch sử kháng chiến của dân tộc, dãy Trường Sơn là nơi chịu tác động của bom đạn không thua kém vùng đất lửa Quảng Trị. Hoang vắng, hẻo lánh, thời tiết thất thường là lý do hiện nay chỉ một số bộ tộc nhỏ sinh sống trong khu vực này. Tuy nhiên, sau khi tuyến đường Trường Sơn hay đường mòn Hồ Chí Minh hoạt động, hàng loạt công ty du lịch giới thiệu tour khám phá dãy núi này, cùng các địa danh các tỉnh Quảng Ngãi, Đắk Lắk… Ảnh: Vance.
Sa mạc cát Mũi Né: Tình trạng sa mạc hóa xảy ra ở các bờ biển khô cằn dọc theo bờ biển miền Trung từ Quảng Bình cho đến Bình Thuận. Đáng chú ý nhất là sa mạc cát ở Mũi Né với những cồn cát khổng lồ, trải dài bao la ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Điểm trừ là vậy, song các đồi cát tại đây lại ó sức hút không nhỏ với du khách trong và ngoài nước. Các hoạt động bạn nên thử tại đây là trượt cát, chạy xe mô tô trên cát, chụp hình… Ảnh: Meandmychucks.
Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa: Là hai quần đảo có điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhất trong tất cả các vùng của nước ta. Ở đây chỉ toàn nước biển, nguồn nước ngọt vô cùng khan hiếm và ít đất trồng trọt. Không chỉ thế, nơi đây còn thường xuyên oằn mình gánh những cơn bão lớn trước khi đi vào đất liền. Dù khắc nghiệt, hai quần đảo này luôn có sứt hút với du khách trong và ngoài nước. Và đến được đây là niềm tự hào của tất cả mọi người. Sắp tới, sẽ có tour đưa du khách tham quan Trường Sa với giá khoảng 20 triệu đồng một người. Ảnh: VKG.
Video đang HOT
Núi non lởm chởm trên cao nguyên đá Đồng Văn: Với người dân địa phương, nơi đây khá khắc nghiệt với những bãi đá chông chênh, khí hậu khắc nghiệt. Tuy nhiên, với du khách, cao nguyên Đồng Văn được coi là cổng trời, nơi trời đất như hòa vào làm một và là điểm mà bất kỳ du khách nào cũng muốn đến một lần trong đời. Ảnh: Lekima Hùng.
Chênh vênh Hoàng Liên Sơn: Dãy núi này dài 180 km, rộng khoảng 30 km, trải qua ba tỉnh Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái. Đây được xem là một trong những vùng đất khắc nghiệt nhất nước ta. Tuy nhiên, với du khách, trải nghiệm lý thú khi chinh phục đèo Ô Quy Hồ, cảm giác vượt qua bản thân khi chinh phục thành công đỉnh Fansipan. Cái giá lạnh của thời tiết lại có sức hút đến mức nếu nghe bạn bè kể lại, bạn sẽ ao ước được đặt chân đến. Ảnh: Mạc Kỳ Như.
Mùa đông lạnh buốt ở Mẫu Sơn: Mẫu Sơn là một địa danh nổi tiếng thuộc hai huyện Lộc Bình và Cao Lộc của tỉnh Lạng Sơn. Đây được coi là vùng đất có khí hậu lạnh nhất nước ta. Vào mùa đông, nhiệt độ một số điểm của Mẫu Sơn xuống đến âm độ C, thường xuyên có tuyết, cây cối đóng băng, phủ một lớp tuyết dầy. Không khí lạnh không chỉ ảnh hưởng đến động thực vật mà còn cản trở sinh hoạt, đời sống của người dân. Ảnh: Mạnh Thắng.
Theo Zing News
Hai ngày khám phá non xanh nước biếc An Giang
Hòa vào cuộc sống dân dã, chiêm bái những ngôi chùa miếu cổ xưa, khám phá vùng Bảy Núi kỳ bí, nghe những câu chuyện huyền thoại... bạn sẽ có những trải nghiệm khó quên.
Nằm ở đầu nguồn sông Cửu Long và cách TP HCM khoảng 240 km về phía tây nam là tỉnh An Giang. Đây là địa danh duy nhất của Việt Nam có núi, rừng giữa đồng bằng trù phú, hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, nhiều truyền thuyết, lịch sử thú vị từ thuở cha ông đi mở mang bờ cõi. Ngoài ra, An Giang có nhiều danh lam thắng cảnh, tôn giáo, phong tục tập quán khác nhau do là nơi sinh sống của các dân tộc Kinh, Chăm, Khmer và Hoa.
Dưới đây là gợi ý một số trải nghiệm cho bạn trong hai ngày khám phá An Giang.
Viếng miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam
Di tích nổi tiếng ở Núi Sam (Châu Đốc) là miếu Bà Chúa Xứ, thu hút khách hành hương khắp mọi miền đất nước kéo về cúng bái, tham quan vào những dịp Tết và lễ hội lớn. Lúc xưa, miếu Bà được xây dựng đơn giản bằng tre lá, tọa lạc trên vùng đất trũng. Qua thời gian, ngôi miếu được xây mới, to lớn và lộng lẫy hơn, theo lối kiến trúc phương Đông với mái lợp ngói âm dương có màu xanh lá và uốn cong mỗi góc của bốn tầng mái, hoa văn trên các khung cửa sổ được chạm trổ tinh xảo.
Toàn cảnh miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam. Mái lợp ngói âm dương theo lối kiến trúc phương Đông.
Giữa chánh điện thờ Bà Chúa Xứ, quanh năm khách hành hương đến dâng cúng những bộ áo bào lấp lánh kim sa, lợn quay và hoa quả để cầu khấn sức khỏe, công việc làm ăn thuận lợi. Gian phòng kế bên trưng bày những chiếc khánh dát vàng và những bộ áo mão đủ màu sắc, thêu rồng phụng rất đẹp.
Chiêm ngưỡng kiến trúc chùa Tây An
Cách miếu Bà vài trăm mét ở ngã ba Đầu Bờ là chùa Tây An nguy ngaj với ngôi lầu nóc tròn hình củ hành, màu sắc nổi bật theo kiến trúc dung hòa giữa Ấn Độ và Hồi giáo. Người dân địa phương thường gọi ngôi chùa bằng một cái tên khác là Chùa Ông, bởi có thờ Phật thầy Tây An - người khai sáng ra tôn giáo Bửu Sơn Kỳ Hương.
Những bậc thang đưa du khách vào khuôn viên chùa rộng rãi và thoáng mát. Trước sân có hai bức tượng voi lớn, làm bằng xi măng, con trắng có sáu ngà và con đen có hai ngà. Bên trong chùa thờ các chư vị Phật, thánh tiên và các vị sư trụ trì chùa. Đến thăm chùa Tây An, bạn sẽ được dịp chiêm ngưỡng những nét kiến trúc, cách trang trí có tính nghệ thuật, đồng thời cảm nhận được không khí thanh tịnh và uy nghiêm.
Chùa Tây An có kiến trúc kết hợp giữa Ấn - Hồi.
Thăm di tích văn hóa lịch sử chùa Hang
Một trong bốn di tích văn hóa lịch sử của núi Sam là chùa Phước Điền, tên gọi dân gian là chùa Hang do nằm trong hang sâu. Từ chùa Tây An, bạn đi khoảng 1 km đến chỗ triền núi phía tây sẽ thấy chùa Hang cổ kính nằm ở độ cao vừa phải, gió thổi mát mẻ. Ngôi chùa gắn liền với truyền thuyết Thanh xà - Bạch xà. Truyện kể rằng trong hang sâu có cặp rắn khổng lồ, chúng không hại người,. mỗi khi nghe tiếng tụng niệm, hai con rắn bò lên nằm khoanh tròn nghe kinh và bảo vệ ngôi chùa.
Đắm chìm trong "Đà Lạt của miền Tây"
Núi Cấm hùng vĩ, cao nhất trong dãy gồm bảy ngọn núi (Thất Sơn) thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, đồng thời nằm ngay ngã ba sông Hậu và Châu Đốc, tạo nên phong cảnh nên thơ. Tên núi được dân gian kể lại bằng nhiều cách. Có thể do thuở xưa nơi đây núi non hiểm trở, nhiều thú dữ, nhất là rắn hổ mây, người dân trong vùng không xâm phạm được vào núi. Một sự tích khác ghi rằng, Nguyễn Ánh đã từng chạy về núi lánh nạn khi bị quân Tây Sơn truy đuổi và ông cấm mọi người lên núi, từ đó cái tên núi Cấm ra đời.
Núi Cấm được gọi là "Đà Lạt của miền Tây" bởi thời tiết trên núi quanh năm mát lạnh, từ 18-25 độ C. Trên đỉnh núi, bạn sẽ được đứng giữa một lòng chảo lớn bao quanh bởi các ngọn núi trùng điệp khác, tinh thần cảm thấy thư thái trước màu xanh của mây trời, núi rừng, cây cối và hồ nước. Sau đó, bạn vào viếng chùa Phật Lớn - nơi có tượng Phật Di Lặc đạt kỷ lục lớn nhất khu vực Đông Nam Á cao 33,6 m, chùa Vạn Linh - nơi có bảo tháp cao 35 m thờ xá lợi Phật. Đứng ở tầng trên cùng của tòa tháp, bạn có thể nhìn toàn cảnh quần thể chùa và một phần núi non nơi đây.
Thưởng thức các món ăn đặc sản
Đi chợ Châu Đốc, bạn dễ dàng mua về dùng và làm quà với các loại mắm nổi tiếng nhất vùng như mắm cá lóc, cá linh, cá trèn, mắm thái bởi hương vị không có nơi nào sánh bằng. Bạn có thể chế biến mắm bằng nhiều cách: lấy một ít mắm trộn chung với trứng vịt, thịt ba rọi và hấp chín, hoặc ăn mắm sống, hoặc làm mắm kho ăn kèm bún và rau. Nếu là tín đồ của các loại khô, bạn khó lòng bỏ qua khô cá tra, cá sặt, khô bò... ngon nức tiếng An Giang.
Buổi sáng, bạn đừng quên ghé vào quán ăn dân dã bên đường để thưởng thức một tô bún nước lèo nóng hổi. Tô bún kích thích vị giác bởi nước lèo đậm đà được nấu bằng cá lóc, cá bông hoặc cá linh, trên mặt bún là vài miếng cá, thịt heo quay, rau muống và bắp chuối thái sợi. Còn buổi trưa, món canh chua cá bông lau và cá kho tộ sẽ làm cho bạn ăn ngon miệng hơn. Để giải khát, bạn nhâm nhi ly thốt nốt dẻo và thanh mát, rồi nếm thử món bánh bò thốt nốt vàng rươm, bạn sẽ nhớ mãi mùi bánh thơm lừng hấp dẫn của "xứ sở thốt nốt".
Món canh chua cá bông lau ở An Giang.
Bạn có thể du lịch đến An Giang vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Nếu muốn hòa mình vào các lễ hội đặc sắc, bạn đi tháng 4 âm lịch, có lễ vía Bà Chúa Xứ Núi Sam, tháng 8 lễ hội đua bò Bảy Núi. Đặc biệt vào mùa nước nổi tháng 10, bạn còn được dịp thưởng ngoạn nét đặc trưng văn hóa sông nước Tây Nam Bộ.
Có nhiều hãng xe đi từ TP HCM đến An Giang với giá dao động từ 150.000 đồng. Bạn có thể mua vé xe đi Long Xuyên hoặc Châu Đốc tại bến xe miền Tây, hoặc hãng xe Phương Trang. Đến các địa điểm tham quan ở địa phương, bạn thuê xe ôm hoặc xe lôi, và nhớ mặc cả.
Về chỗ lưu trú, An Giang có nhiều khách sạn và nhà nghỉ bình dân tập trung ở thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc và khu vực Núi Sam gần miếu Bà Chúa Xứ. Giá dao động từ 150.000 đến 800.000 đồng tùy vào thời điểm diễn ra lễ hội.
Mang theo nón hoặc dù để che nắng, mưa, mặc quần áo mỏng nhẹ và kem chống muỗi. Đi viếng các miếu, chùa, bạn cần mặc áo có tay và quần dài.
Theo Zing News
Bí kíp khám phá thành phố Đồng Hới Không chỉ có động Phong Nha, tỉnh Quảng Bình còn hút khách với Đồng Hới, thành phố có sông Nhật lệ thơ mộng, nhiều di tích lịch sử. Các điểm tham quan: Thành phố Đồng Hới lung linh trong đêm. Ảnh : Pinterest. Tượng đài Mẹ Suốt thuộc địa phận thôn Trung Bính, xã Bảo Ninh, được xây dựng năm 1980, đặt ở...