Những vùng cấm trong hôn nhân mà phạm phải bạn sẽ phá hỏng hạnh phúc của mình
Nếu không chạm vào những “vùng cấm” này, hôn nhân của bạn sẽ ít xáo trộn nhất! Hai bạn sẽ sống với niềm hạnh phúc trong sự bình yên.
Khống chế, áp đặt lên người còn lại
Đây là một trong những điều khiến hôn nhân đổ vỡ nhanh nhất. Việc quản thúc, kiểm soát đối phương sẽ dễ sinh ra mâu thuẫn. Nếu bị chồng áp đặt, vợ sẽ cảm thấy gò bó, không có chút giá trị gì trong ngôi nhà. Còn nếu bị vợ áp đặt, chồng sẽ cảm thấy mất tự do và không muốn gần gũi vợ nữa.
Vợ chồng muốn hạnh phúc đừng mang tư tưởng “chồng chúa, vợ tôi”. Đừng bao giờ có suy nghĩ áp đặt những điều mình muốn lên người khác. Hoặc đừng bắt buộc người khác phải phục tùng mệnh lệnh của mình. Bởi hôn nhân cần sự bình đẳng.
Biểu hiện của việc áp đặt còn là việc bạn tự mình quyết định cuộc sống của người còn lại. Dù là vợ chồng, bạn cũng có cuộc sống riêng, có những mối quan hệ cần được duy trì. Vợ không thể bảo chồng bỏ công việc, bỏ mối quan hệ nào đó chỉ vì bản thân không thích. Chồng cũng không được bắt ép vợ phải tận tâm hết sức vì gia đình, vì chồng con. Vợ chồng phải cho nhau không gian riêng, tự do làm những điều mình thích.
Thiếu tôn trọng gia đình bạn đời
Có nhiều cặp vợ chồng, chỉ cần nghe nói đến gia đình bên kia là như chạm phải lửa. Trong đời sống vợ chồng, chuyện riêng của hai nhà muôn đời là những điều cấm kỵ. Có người chuyện gì cũng xuề xòa cho qua, nhưng chỉ cần nói đụng đến cha mẹ mình là lập tức hóa thành một người khác. Thế nhưng, trong thực tế, có những ông chồng lại xem việc coi thường nhà vợ, coi thường bố mẹ vợ là một cách để thể hiện uy quyền. Hở một tí là mang nhà vợ ra lên án, có khi chỉ vì cô vợ về muộn không kịp nấu đủ ba món cho bữa cơm chiều, hay quên mời cha chồng ăn cơm cho đúng lễ nghi.
Hoặc cũng có những người vợ, vì một vài uẩn khúc mâu thuẫn trong lòng mà sẵn sàng chì chiết, “nhớ tới cả đời” những câu nói, hành vi mà người trong gia đình chồng đã từng làm với mình. Để rồi sau đó, nó trở thành một vết sâu khó hàn gắn trong tiềm thức và trái tim mình về gia đình người còn lại. Những điều dồn nén, rất dễ gây bùng nổ nếu không có cách để kiềm chế bản thân để rồi đến khi vợ chồng có mâu thuẫn, những uẩn khúc trong lòng mới được dịp bung ra, làm tổn thương cả hai và là tác nhân phát hoại hạnh phúc đang có.
Kết hôn không chỉ là một khởi đầu mà còn là một bước ngoặt trong cuộc đời mỗi người. Thêm vào đời mình một gia đình, một mối quan hệ họ hàng mới, nên việc xử sự sao cho phải phép là rất cần thiết, phải thường xuyên chú ý và rút kinh nghiệm. Người Việt có truyền thống đề cao đời sống văn hóa gia đình, nên càng tôn trọng gia đình bạn đời, ta càng dễ có được một cuộc hôn nhân yên ả.
Video đang HOT
Đây là những ‘vùng đất cấm’ vô cùng nguy hiểm có thể khiến hôn nhân đổ vỡ, vợ chồng cãi nhau mỗi ngày, sống chung thì khổ mình, ly hôn thì tội con cái.
Hôn nhân chưa bao giờ là câu chuyện dễ dàng. Yêu nhau là một chuyện, cưới nhau về lại là chuyện khác. Khi yêu có thể vui nhưng khi về sống chung, có vô số điều mà bạn không thể lường trước được. Đặc biệt, nếu đặt chân vào những “vùng cấm” này sẽ khiến hôn nhân đổ vỡ, gia đình tan nát.
Tò mò về chuyện cũ không muốn nhắc của bạn đời
Đàn ông đường hoàng không bao giờ mang chuyện cũ của vợ ra để chì chiết, so sánh. Càng không bao giờ chạm vào phần sâu khuất trong quá khứ của phụ nữ.
Người vợ khôn ngoan đừng quá tò mò về chuyện cũ của chồng. Ví dụ như chồng đã có bao nhiêu mối tình, thương ai nhất, hận ai nhất. Đàn ông không bao giờ muốn nhắc lại những vết thương lòng của mình.
Hoặc khi đã biết quá khứ của chồng, liệu bạn có đủ bình tĩnh để làm lơ mọi chuyện hay không? Phụ nữ có máu ghen, họ sẽ nhai đi nhai lại những chuyện này khiến chồng chán ghét. Tốt nhất là “miệng không hỏi, tim không phiền”.
Qúa khứ, chuyện cũ luôn là những khoảng trống mênh mông mà bạn không nên phạm vào kẻo tổn thương chính bản thân, tổn thương người còn lại và phá hỏng một mối quan hệ đang tốt đẹp ở thì hiện tại.
Thiếu tôn trọng, xem nhẹ vai trò của nhau
Đây là một trong những điều khiến hôn nhân đổ vỡ nhanh nhất. Việc quản thúc, kiểm soát đối phương sẽ dễ sinh ra mâu thuẫn. Nếu bị chồng áp đặt, vợ sẽ cảm thấy gò bó, không có chút giá trị gì trong ngôi nhà. Còn nếu bị vợ áp đặt, chồng sẽ cảm thấy mất tự do và không muốn gần gũi vợ nữa.
Trong hôn nhân, vợ chồng đều bình đẳng, không ai có quyền hơn ai. Chồng đừng vì kiếm được tiền mà lên mặt với vợ. Vợ cũng đừng vì ở nhà nội trợ mà mặc cảm tự ti.
Muốn hôn nhân bền vững, vợ chồng hãy tôn trọng vai trò của nhau. Dù vợ có ở nhà nội trợ, chồng cũng đừng khinh thường mà hãy biết thông cảm. Còn vợ hãy biết chia sẻ những nỗi vất vả của chồng khi đi làm bên ngoài. Khi biết thông cảm cho nhau, mối quan hệ vợ chồng mới bền chặt.
Dùng bạo lực
Người đàn ông vũ phu sẽ khiến phụ nữ cảm thấy sợ hãi. Khi bị chồng bạo hành, phụ nữ sẽ bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề. Trong hôn nhân, nếu bạn luôn thấy bất an, khó lòng mà duy trì mối quan hệ lâu dài. Muốn hôn nhân hạnh phúc, vợ chồng dù có chuyện gì cũng hãy cư xử văn minh, đừng sử dụng bạo lực làm tổn thương nhau.
Vậy nên, đàn ông dù có giận đến mấy cũng đừng dùng bạo lực với vợ. Có câu “đừng bao giờ đánh phụ nữ dù chỉ bằng một cành hoa”. Phụ nữ sinh ra là để được yêu thương và trân trọng. Nếu vợ sai, hãy chỉ bảo đàng hoàng, đừng “thượng cẳng tay, hạ cẳng chân” với người phụ nữ mình yêu thương nhất.
Phương Nghi (t/h)
Theo giadinh.net.vn
Đừng cố sắm vai người tốt và cho người khác có cơ hội ức hiếp mình
Có một sự thật hiển nhiên là, nếu bạn quá hiền lành thì sẽ dễ bị người khác khinh thường, bắt nạt. Nhưng hãy nhớ rằng, bạn có thể không ức hiếp ai, nhưng đừng cho người khác có cơ hội ức hiếp mình.
Nếu như bạn luôn đóng vai một "người tốt", không từ chối bất cứ việc gì thì sẽ thế nào? Mà khi bạn từ chối người khác thì lại ra sao?
Đối với rất nhiều người mà nói, nói "Không" vốn là chuyện không hề dễ dàng. Một số cách giáo dục từ nhỏ đã dạy ta rằng, việc nói ra chữ "Không" dường như đã gây tổn thương không nhỏ cho người khác.
Chính vì thế mà đã hình thành nên "văn hóa người tốt" ăn sâu vào tiềm thức của rất nhiều người. Dù có rất nhiều cách để định nghĩ về "người tốt" nhưng rất nhiều người đồng ý rằng, người không bao giờ từ chối yêu cầu hay nhờ vả của người khác chính là "người tốt".
Bởi vì, chúng ta đã quen lấy lòng người khác, sống là để làm hài lòng mọi người, mà từ chối đồng nghĩa với tổn thương.
Người xưa dạy rằng: "Ngựa tốt sẽ bị người khác cưỡi, người tốt sẽ bị người khác phụ". Làm người tốt, sống lương thiện không phải là điều xấu, thế nhưng quá tốt thì lại là một thứ bệnh. Khám phá thêm: Có phải người lương thiện thường hay chịu thiệt?
Khi bạn quá dễ tính, người khác nói gì bạn cũng không ý kiến phản bác. Dần dà, lời nói của bạn chẳng hề được tôn trọng, khi bạn trở nên khó tình thì sẽ bị bếu xấu lập tức. Đó không phải là sắm vai người tốt, mà là biểu hiện của sự nhu nhược.
Bạn luôn giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, bạn làm hết cho họ, một vài lần người ta sẽ ghi nhớ ơn bạn. Nhưng nếu như bạn cứ giúp mãi thì chỉ khiến họ trở nên ỷ lại, đợi bạn đến làm giúp hết toàn bộ, một khi bạn không giúp nữa thì người ta sẽ sinh lòng oán thù và cho rằng bạn nhỏ nhen.
Như vậy thì tại sao bạn cứ phải cố sắm vai người tốt làm gì? Xem thêm: Lý do người tốt vẫn khổ có phải ông trời bất công?
Làm người đừng quá dễ tính, cũng đừng cố sắm vai người tốt, hãy làm một người khôn ngoan biết khi nào thì mình nên giúp nên nói nên làm để không tự biến bản thân thành kẻ đáng bị coi thường.
Hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi trả lời những yêu cầu trợ giúp của người khác, đừng ôm đồm những việc nằm ngoài tầm với của mình.
Vân Anh
Theo petrotimes.vn
4 'vùng cấm' trong hôn nhân, nếu vợ chồng đặt chân vào sẽ nguy hiểm khôn lường Đây là những 'vùng đất cấm' vô cùng nguy hiểm có thể khiến hôn nhân đổ vỡ, vợ chồng cãi nhau mỗi ngày, sống chung thì khổ mình, ly hôn thì tội con cái. Hôn nhân chưa bao giờ là câu chuyện dễ dàng. Yêu nhau là một chuyện, cưới nhau về lại là chuyện khác. Khi yêu có thể vui nhưng khi...